Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Chuyên gia giải thích lý do

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phần Lan được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong nhiều năm liên tiếp. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên hợp quốc dựa trên các cuộc khảo sát toàn cầu, Phần Lan có nhiều người hạnh phúc nhất. Và các nhà tâm lý học ở Phần Lan cho biết bí mật lớn nhất của họ là tư duy 500 năm tuổi.

Về câu hỏi này, các chuyên gia tâm lý học Phần Lan cho biết, bí quyết sống hạnh phúc của họ là một tâm lý đã được truyền lại 500 năm - "Sisu". Đó là một ý tưởng và một lối sống đã ăn sâu vào văn hóa Phần Lan hàng trăm năm.

Từ "Sisu" của Phần Lan rất khó dịch theo nghĩa đen. Mặc dù nhiều cách giải thích khác nhau đã được đưa ra: quyết tâm, can đảm, sức mạnh, bản lĩnh, ý chí, sự bền bỉ, v.v. Ý nghĩa chung của nó là: có dũng khí đối mặt với nghịch cảnh, và dũng cảm tiến về phía trước ngay cả trong tình trạng khó khăn gần như không có lối thoát.

Sẽ luôn có những lúc hạnh phúc và những lúc khó khăn trong đời người. Nếu bạn có thể đối mặt với giai đoạn khó khăn một cách chính xác, thậm chí chuyển hóa nó, thì hiển nhiên bạn sẽ chỉ có hạnh phúc trong cuộc sống của mình, ít nhất tỷ lệ thời gian hạnh phúc sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, làm thế nào để đối mặt, vượt qua và chuyển hóa thời điểm khó khăn là chìa khóa để có một cuộc sống hạnh phúc.

Tiến sĩ E. elisabeth Lahti, người đã sống ở Phần Lan gần như cả cuộc đời, đã giải thích bí quyết để có một cuộc sống hạnh phúc như vậy trong một bài báo trên CNBC.

Lahti là một nhà tâm lý học có bằng thạc sĩ về tâm lý học xã hội và tâm lý học tích cực, đồng thời là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về "Sisu". Cô cũng là tác giả của “Sức mạnh dịu dàng: Cuộc cách mạng trong cách chúng ta suy nghĩ, lãnh đạo và thành công bằng cách sử dụng nghệ thuật nhẹ nhàng của Sisu”.

Lahti nói: "Phần Lan đã được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong sáu năm liên tiếp. Tôi đã sống ở đây phần lớn cuộc đời mình và tôi tin rằng ‘Sisu’ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta cũng như duy trì trạng thái tinh thần tích cực và kiên cường này”.

Cô ấy nói rằng với tư cách là một nhà tâm lý học, cô ấy đã tận tâm dạy mọi người cách hòa nhập "Sisu" vào cuộc sống của họ. Dưới đây là 3 lời khuyên tốt nhất của cô ấy:

1. Tìm mục đích sống bên ngoài bản thân bạn

Theo nhà tâm lý học Angela Duckworth, khi cố gắng đóng góp cho thế giới bên ngoài, chúng ta có thể bỏ qua hoặc chịu đựng nhiều khó khăn hơn.

Để thu thập thông tin trực tiếp về Sisu cho nghiên cứu tiến sĩ của mình, cô đã hoàn thành chuyến thám hiểm dài 1.500 dặm khắp New Zealand. Mục đích chạy đường dài của cô là thu hút sự chú ý của mọi người về vấn đề bạo lực gia đình. Bất cứ khi nào cô bắt đầu cảm thấy kiệt sức hoặc sắp bỏ cuộc, cô sẽ chuyển sự tập trung của mình từ bản thân sang mục đích lớn hơn đó, điều này giúp cô tiếp tục.

Khi bạn đón nhận một thử thách mới, hoặc cần sức mạnh để tiếp tục, hãy tìm một mục đích lớn hơn. Đó có thể là gia đình hoặc bạn bè của bạn, hoặc ai đó truyền cảm hứng cho bạn, hoặc đó có thể là điều mà bạn quan tâm sâu sắc.

2. Luyện tập thường xuyên giúp tăng cường sức bền

Trong hai năm đầu tiên của chương trình chạy đường dài này, hầu như ngày nào Angela cũng tập luyện. Ngay cả khi không muốn, cô cũng buộc dây giày chạy bộ, đứng dậy và đi. Dù mưa hay nắng, cô luôn hoàn thành chương trình đào tạo của mình.

Thực hành và chuẩn bị có thể giúp chúng ta khai thác tiềm năng của mình dễ dàng hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể chúng ta có những nguồn dự trữ ẩn mà nó sẽ sử dụng một cách tự nhiên khi chúng ta cần nó nhất. Vì vậy, chúng ta càng thử thách bản thân, chúng ta càng phát triển những thói quen giúp xây dựng sức chịu đựng và khả năng phục hồi của chúng ta.

Chiến lược cải thiện khả năng chạy đường dài của cô là tập trung vào hơi thở để làm dịu hệ thần kinh. Theo thời gian, cô từ một người mới bắt đầu trở thành một vận động viên chạy đường dài có thể chạy 10 đến 15 dặm một ngày.

3. Nhẹ nhàng với bản thân và gần gũi với thiên nhiên

Cô đã từng nghĩ rằng để thành công, cô phải làm khó bản thân mình. Nhưng cô nhận thấy rằng, nếu chúng ta không thể đạt được sự cân bằng giữa sự cứng rắn và lòng trắc ẩn, thì chúng ta khó có thể tiến xa được.

Cô đã bị thương một lần trong khi tập luyện. Vào thời điểm đó, cô chạy 30 dặm (khoảng 48,3 km) mỗi ngày trong 12 ngày liên tục. Cô đã tự hỏi mình nên từ bỏ hay cố gắng hơn nữa.

Nhưng cô quyết định chọn lựa chọn thứ ba: sống chậm lại và để cơ thể tự chữa lành. Và ngay cả khi cô giảm tốc độ, cô vẫn có thể đạt được mục tiêu chung là 1500 dặm. Cô cũng kết hợp đạp xe vào kế hoạch đi bộ của mình.

Vì cô không còn theo đuổi mục tiêu di chuyển với tốc độ cực nhanh, cô có thể dành nhiều thời gian hơn để chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh mình trong chuyến thám hiểm.

Đi bộ và đi bộ đường dài trong tự nhiên luôn là một phần cốt lõi trong văn hóa của người dân Phần Lan. Nó có thể giúp chúng ta tìm thấy sự bình an nội tâm và cảm giác hạnh phúc, và nó có thể giúp chúng ta trong những lúc khó khăn.

Theo Diệp Tử Vy - Epochtimes

Thanh Hương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Chuyên gia giải thích lý do