Phân tích: Ông Lý Khắc Cường qua đời, ông Tập sẽ khó nắm quyền hơn trong thập kỷ thứ hai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đột ngột qua đời và các nhà phân tích tin rằng vụ việc này cho thấy thập kỷ nắm quyền thứ hai của nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình sẽ khó khăn hơn nhiều so với trước đây.

Theo Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hôm thứ Ba (31/10) đưa tin thi thể Lý Khắc Cường đã được vận chuyển từ Thượng Hải về Bắc Kinh vào thứ Sáu tuần trước (27/10). Nhưng báo cáo không cho biết liệu một sự kiện kỷ niệm có được tổ chức cho cựu quan chức số 2 hay không.

Quan chức ĐCSTQ tuyên bố Lý Khắc Cường qua đời vì “cơn đau tim đột ngột” ở Thượng Hải vào sáng sớm ngày 27/10 sau khi nỗ lực cứu chữa thất bại. Mới nửa năm sau khi ông từ chức thủ tướng vào tháng 3 năm nay.

Ông Ian Johnson (tên tiếng Trung Trương Ngạn), cựu phóng viên tờ Wall Street Journal ở Trung Quốc, viết: “Ít nhất, cái chết của Lý Khắc Cường có thể được nhiều người ở Trung Quốc xem là một dấu hiệu khác, cho thấy có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra ở cấp cao nhất, cũng cho thấy thập kỷ nắm quyền thứ hai của Tập Cận Bình sẽ khó khăn hơn nhiều so với thập kỷ đầu tiên của ông".

Ông Trương Ngạn hiện là nghiên cứu viên của tổ chức tư vấn "Hội đồng chính sách đối ngoại" của Mỹ. Ông cho rằng so với các thủ tướng trước đây, Lý Khắc Cường có thể là thủ tướng ít để lại màu sắc nhất trong 75 năm qua.

Ông nói: "Cái chết của ông ấy khó có thể thay đổi động lực quyền lực của giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Nhưng cái chết của Lý Khắc Cường để lại cơ hội cho mọi người chỉ trích Tập Cận Bình."

Phân tích: Cái chết của Lý Khắc Cường cho thấy vấn đề: Những nhà theo tư tưởng cải cách của ĐCSTQ không còn tồn tại

Truyền thông "Chính sách đối ngoại" của Mỹ cho rằng, dù ông còn sống hay đã chết, Lý Khắc Cường vẫn đứng trong cái bóng của Tập Cận Bình. Bài báo cho rằng cựu Thủ tướng Trung Quốc được ca ngợi là nhà cải cách nhưng ‘sự cải cách’ không bao giờ đến.

Mười năm trước, thế giới bên ngoài cho rằng tư tưởng đúng đắn và bản lĩnh chính trị của Tập Cận Bình sẽ phù hợp với chủ nghĩa cải cách thực dụng của Lý Khắc Cường, tuy nhiên, vị thế của Tập Cận Bình đã trở nên mạnh mẽ chưa từng có kể từ khi ông lên nắm quyền, trong khi nhiều lãnh đạo cấp cao khác lần lượt bị thanh trừng, Lý Khắc Cường dưới áp lực chịu đựng trong nhiều năm và hầu như vẫn giữ im lặng.

Báo cáo cho biết: “Sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, rõ ràng là những người theo chủ nghĩa cải cách đã không còn tồn tại. Phe Đoàn Thanh niên đã bị xóa sổ và Lý Khắc Cường đã rút lui trong cuộc cải tổ chính trị”.

Ngay cả sau khi Lý Khắc Cường qua đời, ông vẫn ở trong cái bóng của Tập Cận Bình. Cáo phó chính thức lặp lại "với đồng chí Tập Cận Bình là cốt lõi" bốn lần và kết thúc bằng bài phát biểu chính trị của Tập Cận Bình.

Hãng tin AP cho biết nhiều nhà quan sát tin rằng Lý Khắc Cường, người khả năng nói tiếng Anh, đại diện cho thế hệ chính trị gia ĐCSTQ được giáo dục trong thời đại cởi mở hơn với các tư tưởng tự do của phương Tây. Cái chết của ông tượng trưng cho sự chuyển hướng của Trung Quốc theo hướng kiểm soát đảng mạnh mẽ hơn.

Nikkei Asia cho rằng cái chết bất ngờ của Lý Khắc Cường nhắc nhở thế giới bên ngoài rằng khi Chủ tịch Tập Cận Bình mở rộng hơn nữa sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế, những người theo chủ nghĩa cải cách ủng hộ thị trường của ĐCSTQ đang dần suy giảm.

Ngoài Lý Khắc Cường, những nhà cải cách khác cũng nắm giữ những vị trí quan trọng trong nội các Hội đồng Nhà nước, như Lâu Kế Vĩ, người được cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, làm bộ trưởng tài chính, Chu Tiểu Xuyên làm thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, và Quách Thụ Thanh làm Bộ trưởng Tài chính - cơ quan quản lý ngân hàng hàng đầu. Ngày nay, những nhà cải cách này không còn đi đầu trong việc ra quyết định nữa.

Ông Lý Khắc Cường chết trong bầu không khí thanh trừng chính trị

Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin Lý Khắc Cường đã nhường vị trí nhân vật số 2 của ĐCSTQ cho một cộng sự thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình và là đối thủ tiềm năng của Chủ tịch Tập Cận Bình vài tháng trước, và cái chết của ông xảy ra trong bối cảnh một cuộc thanh trừng chính trị nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Tờ Independence của Anh cho rằng, mối nguy hiểm từ chính quyền độc tài của Tập Cận Bình ở Trung Quốc hiện lớn hơn bao giờ hết, với sự biến mất của Lý Khắc Cường, phe cạnh tranh duy nhất của Tập đã mất đi người lãnh đạo.

Tiêu đề của Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Hoa Kỳ (NPR): "Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, người bị Tập Cận Bình đẩy sang một bên qua đời". Bài báo cho biết Lý Khắc Cường được bổ nhiệm làm nhân vật cấp 2 trong ĐCSTQ và sau đó trở thành thủ tướng - người có truyền thống có thẩm quyền rộng rãi đối với nền kinh tế và chính phủ. Nhưng trong nhiều năm, Lý Khắc Cường gần như bị gạt ra ngoài lề hoàn toàn khi Tập Cận Bình thống trị hầu hết mọi khía cạnh hoạch định chính sách.

Tờ "The Guardian" của Anh cho biết: "Với tư cách là thủ tướng, Lý Khắc Cường là người ủng hộ trung thành của nhà lãnh đạo chính (Tập Cận Bình). Ông ấy chưa bao giờ công khai phản đối lập trường của Tập Cận Bình".

Trong nhiệm kỳ Thủ tướng, "Kinh tế học Lý Khắc Cường" dần được thay thế bằng "Kinh tế học Tập Cận Bình". Bài báo viết: “Chính trị là trên hết, chiến dịch chống tham nhũng, đào tạo tư tưởng và uy quyền tối cao của Đảng Cộng sản trong xã hội đã trở thành những nguyên tắc cốt lõi mới”.

Cáo phó trích dẫn những ví dụ về ‘Đảng tính’ của Lý Khắc Cường đã lấn át ‘Nhân tính’ của ông. "Khi ông ấy nắm quyền ở tỉnh Hà Nam, một vụ bê bối liên quan đến huyết tương bị nhiễm virus HIV đã thu hút sự chú ý trong nước và quốc tế. Một số người cho rằng ông ấy đã che đậy sự thật và quản lý sai tình hình, và cư dân của một số làng đã bị nhiễm bệnh do truyền máu".

Điều mà người dân thương tiếc là niềm hy vọng đã mất, và điều họ nhớ đến là cuộc sống của chính mình.

Thi thể của Lý Khắc Cường sẽ được hỏa táng tại Bắc Kinh vào thứ Năm (2/11) và chính quyền lo ngại rằng cái chết đột ngột của ông sẽ gây ra làn sóng cảm xúc của người dân trong thập kỷ qua.

Trên Internet ở Trung Quốc, "người ta đang thương tiếc một thời đại mà hy vọng vẫn còn tồn tại". Nhiều người than thở rằng Lý Khắc Cường "đã sống một cuộc đời khốn khổ và chết như một kẻ vô dụng". Họ cũng nhìn thấy chính mình trong sự tiếc nuối của ông, “mười năm làm việc chăm chỉ nhưng lần nào cũng thất bại”

Tờ New York Times cho biết nỗi đau buồn trước cái chết của Lý Khắc Cường phản ánh “sự vỡ mộng của công chúng với một thời đại cải cách và tăng trưởng đã bị bỏ rơi, và sự bất lực sâu sắc mà người dân cảm thấy khi sống ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo độc tài nhất kể từ Mao Trạch Đông”.

Bài báo viết: “Đối với nhiều người Trung Quốc, cái chết của Lý Khắc Cường đã cho phép họ giải tỏa nỗi thất vọng, tức giận và lo lắng bị dồn nén, nó bắt nguồn từ điều mà họ tin rằng cách xử lý sai lầm của Tập Cận Bình đối với nền kinh tế”.

Đài truyền hình công cộng Nhật Bản NHK đưa tin tại quê hương Hợp Phì của Lý Khắc Cường, người dân đã xuống đường đặt hoa và cảnh sát đã đến nơi để thẩm vấn những người đến bày tỏ lời chia buồn.

Thông tin cho biết: “Chính phủ Trung Quốc dường như thận trọng trước lễ tưởng niệm ông Lý, dẫn tới việc tụ tập đông người và gây ra các cuộc biểu tình”.

Vào năm 2022, do chính sách zero COVID-19 nghiêm ngặt của ĐCSTQ, gây ra các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người thiệt mạng, ở Thượng Hải và nhiều nơi đã tổ chức các buổi tưởng niệm, gây ra các cuộc biểu tình quy mô lớn.

Theo Lâm Yến - The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: Ông Lý Khắc Cường qua đời, ông Tập sẽ khó nắm quyền hơn trong thập kỷ thứ hai