SGK tiếng Anh THPT ở Trung Quốc gợi ý cho học sinh 'hiến nội tạng mà không cần hỏi ý kiến cha mẹ'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhiều năm gần đây đã có một lượng lớn thanh thiếu niên Trung Quốc mất tích hoặc tử vong một cách bí ẩn, có không ít nghi vấn cho rằng họ là nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng. Có nhiều phụ huynh ở Trung Quốc đã tẩy chay hoạt động khám sức khỏe tại trường. Gần đây, một phụ huynh phát hiện rằng sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh trung học phổ thông phiên bản mới có nội dung gợi ý rằng, việc hiến tạng có thể được thực hiện mà không cần sự đồng ý của phụ huynh.

Mới đây, một phụ huynh có con gái đang học trung học phổ thông ở Trung Quốc đăng bài lên mạng xã hội cho hay, vào một buổi tối nọ, con gái đột nhiên hỏi rằng liệu bản thân có thể tự mình ký giấy hiến tạng khi đủ 18 tuổi không? Con gái nói rằng, đây là những gì sách giáo khoa tiếng Anh nói.

Sau khi nghe xong, vị phụ huynh này đã rất sốc, liền lật sách giáo khoa tiếng Anh của con gái mình ra xem và phát hiện rằng trong đó quả thực có nội dung này.

Bìa cuốn SGK tiếng Anh nói trên. (Ảnh chụp màn hình)

Cuốn SGK này là tập thứ hai trong bộ sách giáo khoa bắt buộc và đã được chọn lọc của môn tiếng Anh trung học phổ thông (ấn bản mới năm 2023) do Nhà xuất bản Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ xuất bản.

Trong sách có đoạn tự thuật của một học sinh trung học phổ thông ở Thượng Hải rằng, trước khi vào đại học cậu vừa bước sang tuổi 18, có thể tự mình ra quyết định hiến tạng, vì vậy cậu chuẩn bị đi ký giấy đồng ý hiến tạng mà không hỏi ý kiến cha mẹ. Trong đoạn này còn có phần mở ngoặc viết rằng, “dù vậy tôi biết rằng cha mẹ cũng sẽ đồng ý”.

Sách giáo khoa tiếng Anh trung học phổ thông của Trung Quốc gợi ý rằng học sinh 18 tuổi có thể hiến tạng mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. (Hình ảnh trên mạng)

Sau khi các bức ảnh về nội dung kể trên trong cuốn SGK này được đăng tải lên mạng, nhiều cư dân mạng đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc là nham hiểm và vô sỉ:

  • “Tà ác đến cùng cực”.
  • “Định hướng trong sách giáo khoa tiếng Anh của một quốc gia được tường lửa [Internet] bao quanh, đúng là vô song”.
  • “Hay lắm, cha mẹ không có quyền được biết nữa phải không?”.
  • “Ừm, nhiều phụ huynh không hiểu tiếng Anh”.
  • “Nhà xuất bản vô nhân tính”.
  • “Các nhà lãnh đạo vĩ đại đang lo cho sự trường sinh bất lão của chính mình, quả là lao tâm khổ trí”.
  • “Đến tuổi nội tạng chín muồi rồi”.

Một cư dân mạng khác cho biết: "Có vẻ như giáo viên tiếng Anh của chúng tôi vẫn còn tốt bụng. Sách giáo khoa cấp 3 của tôi cũng có đoạn này nhưng cô giáo không giảng cho chúng tôi".

Một cư dân mạng khác để lại bình luận: "Để tôi kể cho các bạn nghe chuyện này, đồng nghiệp của mẹ tôi có một đứa con đang học năm cuối đại học. Cậu ta đã giấu mẹ ký giấy hiến tạng, còn nói rằng đó là đền đáp tổ quốc. Mẹ cậu ta vô cùng tức giận sau khi biết chuyện”.

Theo cuộc điều tra kéo dài nhiều năm của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dựa vào việc thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công để phát triển một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng khổng lồ, và đã xây dựng một kho tạng khổng lồ có mạng lưới trên toàn Trung Quốc, có thể “giết người theo yêu cầu” bất cứ lúc nào.

Trong những năm gần đây, số nạn nhân của ngành công nghiệp đen này ngày càng nhiều. Vào năm 2022, vụ mất tích và cái chết của một học sinh trung học ở tỉnh Giang Tây tên là Hồ Hâm Vũ (Hu Xinyu) được dư luận Trung Quốc vô cùng quan tâm và theo sát diễn biến. CNN khi đó đã dẫn lời cư dân mạng Trung Quốc nói rằng: "Tại sao một cậu bé 15 tuổi có thể biến mất không dấu vết ở một đất nước mà camera an ninh và giám sát công nghệ cao có mặt khắp nơi?".

Sau đó, nhiều phụ huynh ở nước này đã yêu cầu con mình tẩy chay các đợt xét nghiệm máu kỳ lạ của nhà trường và từ chối hiến tạng.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên tuyền mạnh mẽ tại các trường học trên cả nước, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và đơn thuần của sinh viên để khuyến khích các em hiến tạng.

Hoạt động tuyên truyền hiến tạng tại Học viện Chiêu Thông ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (không rõ thời điểm xảy ra). (Ảnh chụp màn hình)

Vài năm gần đây, các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng rầm rộ đăng tải câu chuyện các sinh viên nhanh chóng hiến tặng nhiều nội tạng sau khi “chết não”, và ca ngợi họ là đã “cứu được nhiều mạng sống”, v.v. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều sinh viên “chết não” khi nhập viện chỉ vì những bệnh nhẹ như gãy xương, té ngã… Hơn nữa, hiệu quả “ghép tạng thành công” cao cũng làm dấy lên nghi ngờ.

Cuối năm ngoái, anh Vương Vũ Kiệt (Wang Yujie), một sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Tùng Điền Quảng Châu, bất ngờ rơi vào tình trạng hôn mê. Chỉ hơn hai giờ sau đó, anh này được xác định là đã chết và được đưa đến nhà tang lễ. Trong khi đó anh Vương là một người khỏe mạnh và từng đạt giải trong nhiều giải đấu thể thao ở trường. Nhà trường không đưa anh Vương đến bệnh viện cấp cứu mà giấu gia đình và nhanh chóng hỏa táng thi thể. Cư dân mạng đặt câu hỏi liệu đây có phải là một Hồ Hâm Vũ khác?

Cư dân mạng đặt câu hỏi liệu Vương Vũ Kiệt có phải là một Hồ Hâm Vũ khác? (Ảnh chụp màn hình)

Vào giữa năm ngoái ở Trung Quốc cũng xảy ra một vụ việc tương tự: anh Long Tinh Vũ (Long Xingyu), một sinh viên cao học tại Vũ Hán, đã tử vong một cách kỳ lạ sau khi bị bong gân chân và nhập viện. Cuối cùng bệnh viện xác định anh này đã “chết não”. Ngay ngày hôm sau, trái tim, gan, hai quả thận và cặp giác mạc của anh Long đã được hiến tặng.

Có cư dân mạng chế giễu rằng, một khi chỉ số sinh học phù hợp để ghép tạng thì dù chỉ bị ngã nhẹ một cái cũng có thể gây "chết não" trong bệnh viện.

Năm 2006, nạn thu hoạch nội tạng sống trên quy mô lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công đã bị phanh phui. Kể từ đó, sự việc này cũng bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dễ bị tổn thương hay các đối tượng bị đàn áp khác ở Trung Quốc cũng được cho là mục tiêu bị thu hoạch nội tạng sống.

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện tuân theo tiêu chuẩn “Chân - Thiện - Nhẫn”, và kết hợp với năm bài công pháp, có thể mang lại lợi ích cho con người về thể chất và tinh thần.

Môn này đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990. Trước khi bị bức hại, theo số liệu nội bộ của Công an Trung Quốc thì ước tính có khoảng 70 - 100 triệu người Trung Quốc đang tập Pháp Luân Công.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng môn tu luyện phổ biến này đang đe dọa sự kiểm soát của đảng nên đã phát động chiến dịch "tiêu diệt Pháp Luân Công" kể từ năm 1999 cho tới nay.

Chủ tịch WOIPFG Uông Chí Viễn (Wang Zhi Yuan) nói rằng: “Nhu cầu về nội tạng trong ngành cấy ghép ngày càng lớn, trước sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lợi nhuận cắt cổ mà nó mang lại. Khi nội tạng của các học viên Pháp Luân Công không thể thỏa mãn lòng tham vô độ của họ, các thế lực đen tối đứng sau hậu trường chắc chắn sẽ vươn ra ngoài xã hội”.

Theo NTD tiếng Trung

Đông Phương biên dịch và tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

SGK tiếng Anh THPT ở Trung Quốc gợi ý cho học sinh 'hiến nội tạng mà không cần hỏi ý kiến cha mẹ'