Sốc: Toàn bộ loài người ở châu Âu từng bị tuyệt chủng từ 1,1 triệu năm trước? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chủng người Homo sapines - tổ tiên của loài người chúng ta hiện nay - chỉ mới xuất hiện khoảng hơn 300.000 năm trước. Nhưng thế giới con người đã từng tồn tại và bị tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước đó.

Theo University College London (UCL - Anh), một nghiên cứu mới do Đại học này dẫn đầu, cho thấy biến đổi khí hậu có thể đã biến châu Âu thành một lục địa băng giá và làm tuyệt chủng những loài người cổ xưa ở khu vực này.

Nhiều chủng người đã tồn tại hàng triệu năm trước

Di cốt một chủng người lâu đời nhất từng được tìm thấy ở bán đảo Iberia (hiện nay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm phần lớn diện tích bán đảo này) ở Tây Nam châu Âu, cho thấy những con người đầu tiên đã tìm đến châu lục này từ Tây Nam Á khoảng 1,4 triệu năm trước.

Trong khoảng thời gian từ 1,4 đến 1,1 triệu năm trước, tại châu Âu có thể đã có 6 đến 9 chủng người anh em khác nhau cùng tồn tại; tương tự như thời điểm chủng người Homo Sapiens - tổ tiên của con người hiện đại ngày nay - xuất hiện trên Trái đất vào khoảng 300.000 năm trước đây.

Tuy nhiên hồ sơ hóa thạch về sự tồn tại của loài người đã biến mất tại châu Âu trong giai đoạn từ năm 1,1 triệu năm đến 900.000 năm trước đây.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Chronis Tzingakis từ UCL phân tích thành phần hóa học của các vi sinh vật biển và kiểm tra hàm lượng phấn hoa trong các lõi trầm tích biển sâu được lấy lên ngoài khơi Bồ Đào Nha để tìm câu trả lời cho sự kiện này.

Sự kiện băng giá đột ngột đã làm tuyệt chủng nhiều chủng người cổ đại

Các phân tích cho thấy sự hiện diện của một một đợt thay đổi khí hậu lạnh đột ngột, khiến bề mặt đại dương ngoài khơi Lisbon giảm xuống tới 6 độ C.

Điều đó có nghĩa là khí hậu ấm và ẩm ướt bỗng chốc thay thế bằng một thời kỳ băng hà ngắn nhưng quá khắc nghiệt so với ngưỡng chịu đựng của con người, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào ngày 10/8/2023.

Nghiên cứu khẳng định biến đổi khí hậu đáng sợ này đã khiến toàn bộ châu Âu không còn sự tồn tại con người. Tác giả chính, Tiến sĩ Vasiliki Margari, thuộc Khoa Địa lý UCL, cho biết: “Thật ngạc nhiên, chúng tôi thấy rằng sự kiện lạnh đột ngột này vào 1,1 triệu năm trước có thể so sánh với một số sự kiện nghiêm trọng nhất của kỷ băng hà gần đây.”

Sau đó, các chuyên gia đã chạy mô phỏng khí hậu để nắm bắt các điều kiện khắc nghiệt trong thời gian này. Đồng tác giả, Giáo sư Axel Timmermann, thuộc Trung tâm Vật lý Khí hậu IBS tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, cho biết: “Kết quả cho thấy 1,1 triệu năm trước, khí hậu quanh Địa Trung Hải trở nên quá khắc nghiệt đối với người cổ đại”.

Các loài người cổ chỉ tìm lại vùng đất này, tái tổ chức các cộng đồng kể từ 900.000 năm về trước. Lớp người sau đã tiến hóa hơn, mạnh mẽ hơn trong sinh tồn trước băng giá khắc nghiệt thỉnh thoảng vẫn bao trùm vùng đất này, như các bằng chứng được tìm thấy trong nhiều cuộc khai quật trước đây.

Theo Đại học UCL



BÀI CHỌN LỌC

Sốc: Toàn bộ loài người ở châu Âu từng bị tuyệt chủng từ 1,1 triệu năm trước?