Phát hiện chủng 'Người rồng' mới tại Trung Quốc - lịch sử nhân loại cần viết lại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hóa thạch hộp sọ khổng lồ của một chủng người mới được phát hiện tại Trung Quốc, được đặt tên là 'Người rồng' (Dragon Man - Homo longi), có thể khiến các nhà khoa học phải xem xét lại về lịch sử nhân loại.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Hebei GEO, Trung Quốc đã khám phá thành công hộp sọ hóa thạch 140.000 năm tuổi được khai quật từ vùng đông bắc Trung Quốc, thuộc về một chủng người trước đây chưa được biết đến - Homo Longi.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mệnh danh chủng người mới, lần đầu tiên được phát hiện này là "Người rồng - Dragon Man". Họ cho biết: “Hộp sọ hóa thạch được phát hiện ở khu vực Cáp Nhĩ Tân cung cấp bằng chứng quan trọng để hiểu về sự tiến hóa của con người và nguồn gốc của loài chúng ta”.

Nghiên cứu được công bố trong ba bài báo khác nhau trên tạp chí The Innovation, nói rằng, rõ ràng có một số chủng người khác cùng tồn tại với Homo Sapiens (tổ tiên của loài người hiện nay) trong thời kỳ Trung và Hậu Pleistocene.

Hộp sọ hóa thạch của Người rồng

Hộp sọ dài 23 cm và rộng hơn 15 cm, lớn hơn hộp sọ người hiện đại và có khoang sọ chứa não người. Nó bao gồm hốc mắt dày, sống mày; các nhà nghiên cứu tin rằng nó thuộc về một người đàn ông khoảng 50 tuổi, có thân thể cường tráng, có thể chịu được mùa đông lạnh giá khắc nghiệt trong khu vực.

Hộp sọ hóa thạch được tìm thấy ở Trung Quốc, được biết đến như chủng ‘Người rồng' buộc các nhà khoa học phải xem xét lại về lịch sử nhân loại. (Ảnh: The Innovation)

"Mặc dù thể hiện các đặc điểm điển hình của con người cổ xưa, hộp sọ được phát hiện ở Cáp Nhĩ Tân cũng cho thấy sự khác biệt so với tất cả các loài Homo khác đã được đặt tên trước đó", AFP dẫn lời Ji Qiang, giáo sư tại Đại học Hebei GEO, người đứng đầu nghiên cứu.

Ông Ji nói “Tên Homo longi bắt nguồn từ một thuật ngữ trong tiếng Trung Quốc, đại diện cho tỉnh nơi nó được tìm thấy, có nghĩa là 'dragon river'. Thuật ngữ đó đã truyền cảm hứng cho biệt danh ‘Dragon Man”

Phát hiện hộp sọ hóa thạch như thế nào?

Theo IndiaToday, hộp sọ lần đầu tiên được tìm thấy bởi những người lao động khi đang xây dựng một cây cầu bắc qua sông Tùng Hoa (Songhua) ở Cáp Nhĩ Tân vào cuối năm 1933. Vào thời điểm đó, khu vực này do Nhật Bản cai quản và để bảo vệ nó khỏi rơi vào tay Nhật Bản, những người lao động Trung Quốc đã bọc nó và giấu nó trong một cái giếng, nó đã ở đó hơn 90 năm.

Hộp sọ chỉ được tìm thấy sau khi một trong những người lao động kể câu chuyện cho cháu trai của mình vào năm 2018. Sau khi được gia đình tìm thấy, hóa thạch đã được tặng cho Bảo tàng Khoa học Địa chất của Đại học GEO Hà Bắc. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để đi sâu nghiên cứu ‘Người rồng'.

Sử dụng các phép đo về sự phân hủy của uranium phóng xạ trong hộp sọ Người rồng, các nhà khoa học đã ước tính tuổi tối thiểu của nó là 146.000 năm. Các phân tích hóa học về hóa thạch và trầm tích vẫn còn bám trên mẫu vật hộp sọ cho thấy nguồn gốc của chủng người mới được phát hiện này xuất hiện ở khu vực Cáp Nhĩ Tân.

(Tổng hợp)

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện chủng 'Người rồng' mới tại Trung Quốc - lịch sử nhân loại cần viết lại?