Tại sao một số quốc gia đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiếp bước Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, năm nay Ấn Độ đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá của Darwin ra khỏi sách giáo khoa. Có những lý do chính đáng để các quốc gia làm việc này, khôi phục lại sự tranh luận chính đáng của các học giả về nguồn gốc nhân loại.

Vào năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi giáo khoa, Reuters đưa tin. Năm nay Ấn Độ cũng đã thực hiện công việc tương tự, gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa ở khối lớp 9 và 10 tại các trường công lập.

Chính phủ Ấn Độ quyết định gỡ bỏ Thuyết tiến hoá sinh học của Charles Darwin ra khỏi sách giáo khoa với lý do là để "hợp lý hóa chương trình giảng dạy”, theo trang The Hindu.

Thuyết tiến hoá thực chất là giả thuyết gây nhiều tranh cãi

Trong vài thập kỷ gần đây, các nhà khoa học từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Khảo cổ học, Sinh vật học… đã đưa ra các bằng chứng thuyết phục phủ nhận Thuyết tiến hoá.

Các nhà khoa học đã liệt kê ra 10 điểm sơ hở về khoa học trong Thuyết tiến hoá Darwin. Một trong các điểm đó là không có các dạng sống trung gian giữa các loài, được minh chứng thông qua Hồ sơ hoá thạch.

Một điểm sơ hở quan trọng khác là: Mô hình cây phả hệ, mọi loài động vật đều tiến hoá từ một tổ tiên chung cũng đã được chứng minh là không phù hợp thông qua giải trình tự gen; và các nhà khoa học chứng minh rằng, đa số các loài xuất hiện ở cùng một thời điểm.

Gỡ bỏ Thuyết tiến hoá khỏi sách giáo khoa ở quốc gia có tín ngưỡng

Nhiều nhà khoa học Ấn Độ không đồng tình với quyết định này, đã cáo buộc cơ quan Chính phủ, có liên kết với phong trào dân tộc Hindu, đã chính trị hoá khoa học.

Được biết, Đảng Bharatiya Janata Party (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng đương nhiệm, ông Narendra Modi, lên nắm quyền vào năm 2014 đã chủ trương phản đối Thuyết tiến hóa của Darwin từ lâu.

Năm 2018, ông Satyapal Singh, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nguồn nhân lực của Ấn Độ đã tuyên bố rằng Thuyết tiến hóa là không chính xác về mặt khoa học và không nên được giảng dạy trong trường học.

Vị cựu Bộ trưởng này ủng hộ mạnh mẽ Thuyết sáng tạo, cho rằng con người được Đấng sáng thế tạo ra mà không phải là tiến hóa từ vượn người lên. Những người ủng hộ Thuyết sáng tạo đã tìm cách đưa khoa học sáng tạo vào chương trình giảng dạy tại các trường học cùng với việc giảng dạy khoa học tiến hóa.

Gỡ bỏ Thuyết tiến hoá khỏi sách giáo khoa ở Thổ Nhĩ Kỳ

Kể từ khi nắm chính quyền vào năm 2002, Thủ tướng Tayyip Erdogan và Đảng AK (Đảng Công lý và Phát triển), những người có tín ngưỡng với đạo Hồi đã chủ trương thúc đẩy một chương trình nghị sự bảo thủ. Theo đó năm 2017 họ đã loại bỏ Thuyết tiến hoá khỏi sách giáo khoa môn Sinh học được sử dụng trong trường học.

Một nước khác là Ả-rập Xê-út cũng đã loại bỏ Thuyết tiến hoá của Darwin ra khỏi chương trình giảng dạy ở trường học cùng năm với Thổ Nhĩ Kỳ, VTC14 đưa tin.

Điều chỉnh sách giáo khoa ở Bang Arkansas, Mỹ

Ngay tại Mỹ, nhiều nhà khoa học của bang Arkansas cũng đã cố gắng thuyết phục Thuyết sáng tạo là có khoa học và chính quyền bang Arkansas đã cho phép đưa vào giảng dạy ở các trường học của bang, theo Vietnamnet.

Cuộc tranh luận về nguồn gốc thực sự của nhân loại

Việc một số quốc gia gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa đã thực sự khôi phục lại sự tranh luận chính đáng của các học giả về nguồn gốc nhân loại.

Các tôn giáo

Thực tế thì đa số các tôn giáo lớn trên khắp thế giới như Kitô giáo, Hồi giáo và Phật giáo đều bác bỏ Thuyết tiến hoá. Theo Kinh Thánh và Kinh Koran thì Chúa trời đã tạo ra thế giới gồm cả vũ trụ và sinh vật sống trong 6 ngày.

Theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người được xuất phát từ một thế giới khác có tên là Quang Âm Thiên, vô cùng đẹp đẽ và huyền diệu. Kinh “Khởi Thế Nhân Bổn – số 27” ( Đại Tạng Kinh Việt Nam) có viết: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”.

Khoa học hiện đại

Lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người cho rằng, con người được tiến hoá từ loài vượn, ở ngay thế giới này. Tuy nhiên, mấy thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học kết luận rằng Thuyết tiến hoá là một sai lầm.

Gần đây, đã có một số nhà khoa học cận hiện đại như Carl Sagan (1934 – 1996), Francis Crick (1916 – 2004) – người đồng khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN – đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh, các thế giới xa thẳm trong không gian, theo Kiến Thức Ngày Nay số 314, 1999.

Gần đây nhất, vào dịp năm mới Quý Mão, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập bộ môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã công bố bài viết 'Vì sao có nhân loại' để tiết lộ cho chúng ta biết về nguồn gốc thực sự của nhân loại. Ngài giảng rằng nhân loại ngày nay có nguồn gốc từ thiên thượng, chuyển sinh từ những thiên quốc trên cao tầng mà đến.

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao một số quốc gia đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa?