Tham vọng “ngõ cụt" của Đảng cộng sản Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con đường Tơ lụa: nhịp cầu giao lưu văn mình phương Đông với phương Tây

Đứng tại bối cảnh lịch sử thời cổ đại thì các nước Tây Á và Ấn Độ và các nước châu Âu đều được coi là phương Tây, còn phương Đông là chỉ các nước Á Đông.

Sách Hậu Hán Thư có viết về Con đường Tơ lụa rằng: "Ngựa đưa tin truyền lệnh qua các trạm dịch không ngớt quanh năm. Thương nhân, khách buôn khắp nơi trong và ngoài nước ngày ngày dừng chân nơi biên ải".

Con đường Tơ lụa xuyên suốt đại lục Á Âu không chỉ là con đường thương mại mà còn là nhịp cầu quan trọng trong lịch sử để văn minh phương Đông và phương Tây giao lưu, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh và thịnh vượng của kỹ thuật, nghệ thuật, văn học và tôn giáo của các quốc gia và các dân tộc dọc tuyến đường.

Sản vật nổi tiếng: Gồm có những hàng hóa nổi tiếng của phương Đông như tơ lụa, gốm sứ, đá quý, vàng bạc, đồ sơn mài... được đưa đến phương Tây. Ở châu Âu đã nổi lên cơn sốt phương Đông. Những hàng hóa nổi tiếng phương Tây như đồ pha lê, thảm, hổ phách, hương liệu, nho, hồ đào, đậu răng ngựa, ngựa quý, lạc đà, voi... cũng làm phong phú đồ xa xỉ và chủng loại động thực vật phương Đông.

Kỹ thuật: Những kỹ thuật và phát minh cổ đại phương Đông như kỹ thuật dệt, làm đồ sứ, luyện kim, kỹ thuật đào giếng, kỹ thuật trồng cây như đào, lê... giao lưu dung hợp với những kỹ thuật phương Tây như thiên văn học, toán học, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật làm gốm lưu ly, kỹ thuật dệt nhuộm... Nhờ đó đã thúc đẩy tiến bộ của nền văn minh phương Đông và phương Tây.

Nghệ thuật: Những nhạc cụ đậm đà chất truyền thống các dân tộc phương Tây (Ba Tư, Ấn Độ) như kèn suona, đàn tỳ bà, đàn không hầu (konghou, giống đàn hạc) được truyền nhập vào phương Đông. Ngoài ra các môn nghệ thuật phương Tây khác như điêu khắc tượng Phật, hội họa, nhạc vũ, đấu thú, ảo thuật, đấu vật cũng có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật phương Đông.

dự án vành đai con đường của Trung Quốc
Con đường tơ lụa cổ thúc đẩy sự phát triển phồn vinh và thịnh vượng của kỹ thuật, nghệ thuật, văn học và tôn giáo của các quốc gia và các dân tộc dọc tuyến đường. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Tư tưởng: Các tôn giáo phương Tây như Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Cảnh giáo... được truyền sang phương Đông qua Con đường Tơ lụa. Nghệ thuật Đôn Hoàng chính là viên ngọc sáng của nền văn hóa rực rỡ trên Con đường Tơ lụa.

Ngược lại tư tưởng Nho gia và Đạo giáo cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến phương Tây. Sự tiếp xúc, truyền bá tư tưởng phương Đông và phương Tây đã thay đổi lớn diện mạo văn hóa và tinh thần của các khu vực dọc theo tuyến đường, sau đó lan ra hai lục địa Á Âu.

Tiểu kết: Việc mở ra Con đường Tơ lụa đã khiến nhà Hán hùng cường và giàu có mà trước đó chưa từng có, uy danh vang khắp vùng Tây Vực. Con đường này đặt nền móng vững chắc cho nhà Đường thịnh thế, vạn bang đến triều bái, bang giao.

Vành đai Con đường: Dự án 'ném tiền' khốn đốn

Ngày nay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thực thi dự án Vành đai Con đường, xây dựng mạng lưới đường ống dẫn dầu, cầu đường, đường hầm, đường sắt, cao tốc, bến cảng và các khu công nghiệp của hơn chục quốc gia Âu Á dọc tuyến đường, đã đầu tư hàng ngàn tỷ đô la. Rất nhiều quốc gia tham gia dự án không những không phát triển phồn vinh mà ngược lại rơi vào bẫy nợ, phải chịu mất chủ quyền quốc gia. Cũng đã có nhiều nước rút ra khỏi dự án. Số tiền khổng lồ của ĐCSTQ đầu tư không hiệu quả cũng khiến người dân Trung Quốc phải chịu gánh nặng nặng nề. Dự án Vành đai Con đường bị cả thế giới nghi vấn.

Bẫy nợ: Trung tâm Phát triển toàn cầu của Mỹ vào tháng 3 năm nay đã đưa ra một nghiên cứu cho thấy, trong 68 quốc gia tham gia vào Vành đai Con đường thì đã có 23 quốc gia rơi vào rủi ro 'nợ nần', trong đó có 8 quốc gia rơi vào rủi ro 'nợ đổi chủ quyền'.

Mất chủ quyền: Bởi vì không thể trả món nợ khổng lồ, Cộng hòa Djibouti châu Phi đã phải chuyển nhượng quyền kinh doanh của cảng biển cho ĐCSTQ. ĐCSTQ đã đưa quân đội, chiến đấu cơ đến đồn trú, đã xây dựng căn cứ quân sự ở đó. Sri Lanka cũng đã phải chuyển nhượng cho ĐCSTQ thuê cảng Hambantota 99 năm.

dự án vành đai con đường của Trung Quốc
Với món nợ khổng lồ, Sri Lanka đã chuyển nhượng 80% cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Xuất khẩu tham nhũng: Trong quá trình ký kết hiệp ước Vành đai Con đường, ĐCSTQ đã thao tác ngầm, đã khiến nhiều người cầm quyền của các quốc gia ký hiệp ước tham nhũng. Điển hình gồm có Najib Razak, cựu Thủ tướng Malaysia do tham nhũng liên quan đến dự án này nên đã bị bắt giữ. Nhiều quan chức các doanh nghiệp năng lượng của Cộng hòa Djibouti đã bị bắt vì tham nhũng cũng liên quan đến dự án này. Cựu Thủ tướng Sapar Isakov của Kyrgyzstan nhiều lần bị Ủy ban An ninh Quốc gia triệu tập, đồng thời cấm xuất cảnh. Cựu Tổng thống Malta là Abdulla Yameen trong thời gian chấp chính đã bật đèn xanh cho dự án Vành đai Con đường. Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử, ông đã bị cáo buộc nhận hối lộ 1.5 triệu đô la trong thời gian tranh cử.

Xuất khẩu độc tài: Dự tính đến năm 2022, ĐCSTQ sẽ lắp gần 2.8 tỷ camera giám sát khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc, như vậy mỗi người dân bị 2 camera giám sát. Cùng với việc ĐCSTQ đẩy mạnh "Con đường tơ lụa kỹ thuật số", các quốc gia dân chủ như Zambia cũng đã bắt đầu thực hiện kiểm soát Internet, đàn áp người bất đồng chính kiến. Chính phủ Ecuador cũng bắt đầu tiến hành giám sát, theo dõi và tấn công các đối thủ chính trị. 18 quốc gia như Pakistan, Kenya, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất... cũng đã nhập khẩu hệ thống camera giám sát của ĐCSTQ.

Xuất khẩu đe dọa: Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Italy đàm phán Vành đai Con đường, Dương Hàn, quan chức ĐCSTQ đã nhiều lần đe dọa nữ nhà báo Giulia Pompili đang phỏng vấn ở hiện trường, yêu cầu cô phải "ngừng nói những điều không tốt về ĐCSTQ", và đe dọa "tôi biết rất rõ cô là ai", đồng thời bước đến gần cô và ra lệnh "bỏ điện thoại di động xuống". Sự kiện này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên chính trường Italy.

dự án vành đai con đường của trung quốc
Mô hình "Con đường tơ lụa" kiểu mới của Trung Quốc đầy rủi ro, kìm hãm thậm chí gây tổn hại đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia dọc theo tuyến đường này. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Trong nước hoài nghi: Người dân Trung Quốc chịu gánh nặng về nhà ở, học hành, chữa bệnh. Rất nhiều người hễ mắc trọng bệnh thì một là chờ chết, hai là khuynh gia bại sản.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã dẫn lời chuyên gia dự tính, từ năm 2012 đến nay, số tiền ĐCSTQ vung ra cho Vành đai Con đường (không bao gồm 60 tỷ hiện nay ở châu Phi) đã đủ cho người dân toàn quốc Trung Quốc chữa bệnh miễn phí 3 đời. Dân mạng nói thẳng rằng: "Tiền từ đâu ra", "đâm lao phải theo lao", "ngay cả con vật thì cũng phải trước tiên cho nhà mình ăn no".

Tổng kết: Vành đai Con đường mới trải qua chưa được 6 năm mà đã có rất nhiều ký hiệp ước rút lui. Cộng đồng quốc tế cảm thấy lo lắng trước cách làm của ĐCSTQ miệt thị "Dân chủ, pháp trị và tự do phương Tây". Bốn nước Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ đang đặt ra quy tắc mới cho Con đường Tơ lụa mới, thay thế cho Vành đai Con đường của ĐCSTQ.

Mao Trạch Đông năm xưa để mặc mấy chục triệu người dân Trung Quốc chết đói, trong khi đó đã bỏ ra mấy chục triệu đô la viện trợ cho Việt Nam, Albania, Triều Tiên, các nước châu Phi, Pakistan, Ai Cập... sử dụng vào những mưu đồ chính trị, rốt cục đều phí hoài vô ích. Nếu chỉ cần lấy một phần rất nhỏ trong số tiền đó dùng cho người dân Trung Quốc thì đã chẳng có một người nào phải chết đói. Hiện nay có rất nhiều người dân Trung Quốc nghèo khổ, không biết dựa vào đâu mà sống, vật giá leo thang, thất nghiệp ngày càng tăng, thị trường bất động sản, cổ phiếu tụt dốc, có nguy cơ sụp đổ, doanh nghiệp, nhà máy đóng cửa... Nhưng ĐCSTQ vẫn tiếp tục vung tiền, có lẽ cũng là sự vùng vẫy cuối cùng mà thôi. Cái móng không vững, có ngôi nhà nào sống sót trước bão giông.

Đại Minh biên dịch
Tác giả: Du Nguyên
Theo zhengjian.org



BÀI CHỌN LỌC

Tham vọng “ngõ cụt" của Đảng cộng sản Trung Quốc