Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt khi trả đũa thương mại với Đài Loan?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thăm Đài Loan, Bắc Kinh đã áp 'không ít' đòn trừng phạt kinh tế lên hòn đảo dân chủ. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng chúng chỉ 'mang tính biểu tượng', bởi vì Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm công nghệ cao của Đài Loan và không muốn 'tự mình hại mình'.

Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã áp đặt một số lệnh cấm thương mại đối với Đài Loan, nhắm chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản. Trung Quốc cũng có thể thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với gỗ hoặc khoáng sản của Đài Loan, ngoại trừ chất bán dẫn. Bởi vì Bắc Kinh phụ thuộc đáng kể vào công nghệ tiên tiến của hòn đảo này.

Ông Ma Tieying, chuyên gia kinh tế tại DBS Group Holdings cho biết, khả năng Trung Quốc nhắm mục tiêu vào công nghệ Đài Loan là tương đối thấp. Đài Loan có vị thế thống trị trong việc cung cấp chất bán dẫn trên khắp toàn cầu. Nếu cấm nhập khẩu chất bán dẫn do Đài Loan sản xuất, Trung Quốc sẽ khó tìm được nguồn cung thay thế.

Hãng truyền thông tài chính CNBC của Mỹ đưa tin, báo cáo năm 2021 của Boston Consulting Group chỉ ra rằng hơn 90% công suất sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới tập trung ở Đài Loan.

TSMC là nhà sản xuất chip lớn nhất và quan trọng nhất thế giới, và các sản phẩm của nó là không thể thiếu đối với hàng tiêu dùng hoặc máy bay quân sự. Ngược lại, chỉ 10% doanh thu của Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đến từ Trung Quốc, và hơn một nửa doanh thu đến từ Hoa Kỳ.

Nhiều nhà phân tích đã nhấn mạnh rằng chip do Đài Loan sản xuất là quá quan trọng đối với thế giới và Trung Quốc để có thể chịu được sự gián đoạn sản xuất chip, đặc biệt là từ TSMC.

Các sản phẩm công nghệ là trung tâm của thương mại xuyên eo biển, chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc, tờ Bloomberg cho biết. Đài Loan được biết đến là nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu thế giới, nhờ vào lợi thế to lớn của TSMC, bản thân nó chiếm khoảng một nửa thị trường đúc chip toàn cầu. Nếu Trung Quốc cấm nhập khẩu chip từ Đài Loan, đặc biệt là chip 5 và 7 nanomet tiên tiến nhất, sẽ rất khó tìm được nhà cung cấp thay thế.

Trong khi các công ty cây nhà lá vườn ở Trung Quốc đã đạt được những bước tiến trong việc sản xuất chip tiên tiến, nhưng các chuyên gia trong ngành cho rằng họ vẫn chậm hơn vài năm so với tiêu chuẩn của TSMC, có nghĩa là công ty Đài Loan vẫn là nguồn lực quan trọng của Trung Quốc.

Và các công ty Đài Loan đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc, nơi nhiều công ty điện tử có cơ sở sản xuất, bao gồm Hon Hai, nhà lắp ráp chính iPhone của Apple, từng là công ty có nhiều nhân viên nhất nước này.

Theo báo cáo, chỉ riêng nhà máy Trịnh Châu đã có khoảng 200.000 công nhân, khiến Bắc Kinh khó có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Đài Loan mà không ảnh hưởng đến đóng góp của các công ty này cho nền kinh tế địa phương.

Về thương mại xuyên eo biển, các nhà kinh tế của Goldman Sachs đã chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu vào tuần trước rằng lương thực chỉ chiếm 0,4% thương mại qua eo biển. Tổng thương mại song phương giữa Đài Loan và Trung Quốc đạt 328,3 tỷ USD vào năm ngoái.

Các nhà kinh tế cho biết những hạn chế gần đây đối với xuất khẩu trái cây có múi và một số mặt hàng cá có thể tác động đến GDP của Đài Loan dưới 0,1%. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã chặn nhập khẩu nhiều thực phẩm khác. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khi nào việc nhập khẩu bị đình chỉ toàn bộ.

Đối với những hạn chế của Trung Quốc đối với xuất khẩu cát tự nhiên sang Đài Loan, các nhà kinh tế tại JPMorgan tin rằng hòn đảo đã giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong vấn đề này kể từ khi Trung Quốc cấm xuất khẩu cát tự nhiên vào năm 2007, cho rằng những hạn chế gần đây "chủ yếu mang tính biểu tượng".

Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc xung quanh Đài Loan cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến đường tiếp tế qua eo biển Đài Loan, một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, gần một nửa đội tàu chở hàng và 88% tàu lớn nhất thế giới đã đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay. Trong trường hợp các cuộc tập trận quân sự diễn ra thường xuyên hơn, tác động thương mại đối với các cảng của Trung Quốc có thể lớn hơn đối với các cảng của Đài Loan.

Công ty phân tích container Linerlytica cho biết, vào các cảng Đài Loan không nhất thiết phải đi qua eo biển Đài Loan, mà để vào các cảng ở Hong Kong và miền bắc Trung Quốc thì thường là tuyến đường này.

Ông nói: “Với kinh nghiệm trong hai tuần qua, rõ ràng Trung Quốc không có ý định chặn các tuyến đường thương mại vì thương mại của chính họ sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất kỳ hạn chế nào đối với việc vận chuyển tàu thuyền”.

Huyền Anh

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt khi trả đũa thương mại với Đài Loan?