Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang khi Hoa Kỳ nhắm vào lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Kinh rất giận dữ về luật mới của Hoa Kỳ. Luật này được thông qua vào cuối năm 2021 nhưng chỉ có hiệu lực vào tháng 6 vừa qua. Đạo luật sẽ cấm nhập khẩu mọi hàng hóa liên quan đến lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương của Trung Quốc.

Sẽ không là thái quá khi nói rằng Bắc Kinh đã có những hành động quá khích. Người phát ngôn của chính quyền nước này đã giận dữ phủ nhận sự tồn tại của lao động cưỡng bức ở bất cứ đâu tại Trung Quốc đại lục, đồng thời tuyên bố sẽ thực thi các hành động pháp lý và trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ.

Theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao về tự do tôn giáo quốc tế được công bố vào ngày 2/6, Bắc Kinh đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các dân tộc thiểu số Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác đã bị đẩy vào một mạng lưới rộng lớn các “trải cải tạo” ở các vùng hẻo lánh phía tây Tân Cương. Một số chuyên gia gọi các trại cải tạo này là các trại diệt chủng văn hóa có hệ thống do chính phủ Trung Quốc lãnh đạo. Bên trong các trại, những tù nhân phải chấp nhận bị truyền bá chính trị, buộc phải từ bỏ tôn giáo và văn hóa của họ, một vài trường hợp bị tra tấn.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng vọt đến mức vượt xa dự tính trong “cuộc chiến thương mại” thời cựu Tổng thống Donald Trump. Sự bất lợi của cuộc cạnh tranh mới nhất này sẽ khiến hai nền kinh tế có xu hướng chia rẽ.

Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) cho rằng bất kỳ hàng hóa nào được sản xuất ở Tân Cương đều liên quan đến lao động cưỡng bức, do đó sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đạo luật có khả năng ảnh hưởng đến một số lượng hàng hóa đáng kể của Trung Quốc.

Hải quan Hoa Kỳ đã xác định những hàng hoá sau đây nằm trong danh sách cấm nhập khẩu: bông, cà chua, polysilicon, quả óc chó, hạt tiêu, rayon, hóa thạch carbon, tuabin gió và berili, cùng một số mặt hàng khác.

Một số sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc trong đó có mặt hàng bông. Trung Quốc sản xuất 1/5 doanh số bông toàn cầu, với 85% sản lượng đến từ Tân Cương. Ngoài ra, cà chua cũng là sản phẩm rất quan trọng với nền kinh tế Trung Quốc. Nước này sản xuất 1/4 nguồn cung của thế giới, với khoảng 70% sản lượng cà chua đến từ Tân Cương. Các sản phẩm khác của Tân Cương tuy kém ưu thế hơn nhưng vẫn chiếm số lượng đáng kể.

Như thường lệ, luật mới này của Hoa Kỳ gần như ít áp đặt hơn so với vẻ bề ngoài. Theo đó, các nhà nhập khẩu có đủ cơ sở để giành được một ngoại lệ cho các sản phẩm bằng cách bác bỏ quy định của pháp luật về lao động cưỡng bức. Trên thực tế, có một thủ tục rõ ràng để được miễn trừ như vậy, và có vẻ như nó sẽ cho phép nhiều hàng hóa trước đây được nhập khẩu từ khu vực này tiếp tục tràn vào thị trường Hoa Kỳ.

Lấy ví dụ như bông. Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra một trường hợp thuyết phục rằng khoảng 98% việc thu hoạch và chế biến được cơ giới hóa, để lại rất ít hoặc không có chỗ cho lao động cưỡng bức. Trên cơ sở này và cũng giống như các cơ sở khác, luật này dường như sẽ ít gây ra mối đe dọa hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo của Trung Quốc - luôn quá nhạy cảm với bất cứ điều gì thách thức quyền lực của họ - đã phản ứng thái quá. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, mô tả hành động này là sự can thiệp bất hợp pháp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Ông hứa rằng chính phủ của ông sẽ kiện Hoa Kỳ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như tại Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ. Thậm chí, ông còn đe dọa sẽ trả đũa. Mặc dù không đưa ra chi tiết cụ thể về bản chất của các biện pháp đối phó của Trung Quốc, nhưng ông ngụ ý rằng chúng có thể sẽ bao gồm các hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc.

Cả hai bên đều hiểu rằng tác động thực tế là có hạn. Với một chút tổn thương về kinh tế, Quốc hội Hoa Kỳ có thể "ghi điểm" trong khi Bắc Kinh phải khẳng định lại chủ quyền của mình. Và theo thời gian, toàn bộ vấn đề sẽ chìm xuồng vì rơi vào quên lãng.

Quan điểm này - mặc dù chỉ là một khả năng có thể xảy ra - nhưng vẫn quá khắc nghiệt. Một vài người trong Quốc hội chắc chắn và chân thành muốn đạo luật này có hiệu lực, mặc dù luật pháp không có khả năng làm như vậy. Và việc Bắc Kinh trở nên phẫn nộ trên chắc chắn là sự thật.

Tuy đây chỉ là một bước nhỏ song có ý nghĩa đối với sự tách rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc của Hoa Kỳ.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang khi Hoa Kỳ nhắm vào lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ