Khủng hoảng năng lượng đẩy châu Âu vào tình trạng 'phi công nghiệp hóa'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nga đã ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu do các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) vì chiến tranh Nga-Ukraine. Động thái này đã khiến các ngành sản xuất thép, giấy và các ngành sản xuất công nghiệp khác của châu Âu phải hứng chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, dẫn đến việc châu Âu rơi vào tình trạng 'phi công nghiệp hóa'.

Vào đầu tháng 9, Nga thông báo rằng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 sẽ ngừng cung cấp vô thời hạn khí đốt tự nhiên cho các nước châu Âu như Đức.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, việc Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên như một phản ứng trước các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ châu Âu và Mỹ sẽ không chỉ đẩy châu Âu vào bờ vực suy thoái kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành sản xuất như: thép, ô tô, thủy tinh, gốm sứ, đường và các ngành công nghiệp giấy. Do đó, cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong các ngành sản xuất và công nghiệp nặng như thép, ô tô và hóa chất mà châu Âu đã dựa vào trong nhiều thập kỷ sẽ không còn nữa.

Châu Âu đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về 'công nghiệp hóa'

Báo cáo dẫn lời các nhà phân tích và giám đốc điều hành công ty cho biết, các ngành công nghiệp kim loại sử dụng nhiều năng lượng của châu Âu và các ngành công nghiệp khác đang tiếp tục đóng cửa các nhà máy sản xuất. Và một khi đóng cửa, các nhà máy trong các ngành này khó có thể mở cửa trở lại, khiến hàng nghìn việc làm mất đi.

Slovalco, một công ty nhôm có trụ sở chính tại thành phố Ziar nad Hronom, miền trung Slovakia, chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan cho các nhà sản xuất phụ tùng ô tô châu Âu, hiện là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá điện tăng vọt sau khi bị gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga, khiến công ty này gặp rắc rối về tài chính.

Là nơi tiêu thụ điện lớn nhất ở Slovakia, lượng điện tiêu thụ của nhà máy luyện nhôm Slovalco chiếm khoảng 9% lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Trước khi tăng giá điện vào năm 2021, Slovalco đã trả khoảng 45 euro cho mỗi kilowatt giờ. Tuy nhiên, sau năm 2022, giá điện đã tăng lên 75 euro mỗi kilowatt giờ. Mặc dù Slovalco vẫn chưa ký hợp đồng mua điện mới vào năm 2023, nhưng hóa đơn tiền điện đã tăng vọt, đẩy giá điện đã ký hiện nay lên tới 2,5 tỷ euro.

Trước động thái này, nhà máy luyện nhôm Slovalco thông báo sẽ ngừng sản xuất sơ cấp cho đến cuối tháng 9.

Ông Milan Vesely, giám đốc của Slovalco, cho biết: "Đây có thể là sự kết thúc của các sản phẩm kim loại ở châu Âu. Sự biến động giá điện hiện tại quá điên rồ và nó đang giết chết ngành công nghiệp cũng như gây ảnh hưởng đến công ăn việc làm của 450 nhân viên của công ty".

Các nhà phân tích cho rằng, nguồn cung nhôm nguyên sinh đang giảm dần ở châu Âu do khủng hoảng năng lượng, đã buộc các công ty sản xuất kim loại phải dựa vào tái chế để sản xuất các sản phẩm kim loại cho ngành đóng gói. Bên cạnh đó, các công ty này buộc phải ngừng sản xuất các sản phẩm kim loại cao cấp cho trục xe, phanh hoặc các linh kiện của máy bay.

Hiệp hội kim loại của Đức (WV Metalle) cho biết, giá điện hiện nay của các công ty luyện nhôm cao gấp 3,6 lần giá bán, nếu không có sự hỗ trợ khẩn cấp từ chính phủ hoặc các nguồn khác thì nước Đức sẽ phải đối mặt với tình trạng “phi công nghiệp hóa".

ArcelorMittal SA có trụ sở tại Luxembourg, một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã buộc phải đóng cửa các nhà máy ở Bremen, Đức. Ngoài ra, một nhà máy sắt ở Hamburg cũng đang gặp khó khăn về các vấn đề về nguồn cung do giá khí đốt leo thang.

Theo số liệu thống kê của nhóm vận động hành lang ngành kim loại Eurometaux, kho dự trữ kẽm của EU về cơ bản đã cạn kiệt và hiện chỉ có thể nhập khẩu kẽm từ Trung Quốc.

Các công ty phân bón châu Âu cũng cùng cảnh ngộ

Khí tự nhiên có thể tạo ra amoniac, là nguyên liệu thô của phân bón, và amoniac là thành phần chính của phân đạm. Do đó, giá khí đốt tự nhiên và các vấn đề về nguồn cung đã buộc ngành phân bón châu Âu phải cắt giảm sản lượng hoặc tìm nhà cung cấp nguyên liệu mới. Sản lượng các sản phẩm liên quan đến amoniac tại các nhà máy ở châu Âu của tập đoàn phân bón khổng lồ Yara International ASA của Na Uy đã giảm 65%.

Công ty phân bón Hà Lan OCI NV đang tìm cách nhập khẩu thêm amoniac và mở rộng công suất amoniac tại các nhà máy ở nước ngoài thuộc bang Texas và Beaumont, California.

Trước việc Nga bị gián đoạn nguồn cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), EU đã tìm kiếm các nguồn cung thay thế trên khắp thế giới và ký kết các thỏa thuận mua bán khí đốt tự nhiên với Mỹ, Qatar và các quốc gia cũng như khu vực khác. Điều này tạo ra một vấn đề: Châu Âu có thể không còn tìm được nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên giá rẻ như của Nga và Nhật Bản.

Huyền Anh

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Khủng hoảng năng lượng đẩy châu Âu vào tình trạng 'phi công nghiệp hóa'