Bình luận: Nguy cơ chiến tranh ở Ukraine sẽ còn kéo dài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc Nga xâm lược Ukraine cho thấy, một cuộc chiến kéo dài có nguy cơ xoá mờ đi lợi ích của nước Mỹ. Và bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào với Trung Quốc cũng đều có nguy cơ tương tự.

Nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ nhanh chóng chiếm đoạt lãnh thổ tranh chấp trước khi đối phương kịp phản ứng. Đây là chiến lược của ĐCS Trung Quốc kể từ khi đảng này lên nắm quyền vào năm 1949. Vào 2020, ĐCS Trung Quốc đã sử dụng phương pháp này bằng cách chiếm giữ lãnh thổ tranh chấp trong cuộc bùng nổ với Ấn Độ.

Chi tiêu quân sự, luận điệu khoa trương cùng với chính sách ngoại giao của Trung Quốc cho thấy nước này đang có kế hoạch 'đánh nhanh rút gọn' vùng lãnh thổ đang tranh chấp. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine cho thấy bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào cũng có thể kéo dài hơn nhiều so với dự đoán. Điều này làm giấy lên những lo ngại của người Mỹ.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc trên thực tế lớn hơn nhiều so với nước láng giềng xuyên eo biển Đài Loan. Khác với Nga, Trung Quốc có thể tập trung quân sự vào một khu vực để chống lại một mục tiêu nhỏ hơn nhiều so với Ukraine.

Nhưng kế hoạch 'đánh nhanh rút gọn' của ĐCS Trung Quốc được cho là bất khả thi vì một số lý do:

  • Nga đang hoạt động trên bộ và có nhiều năm kinh nghiệm chiếm lĩnh những phần nhỏ lãnh thổ tiếp giáp, thường phải đối mặt với một cuộc chiến nhỏ.
  • Đài Loan có nhiều lợi thế phòng thủ tự nhiên. Do đó, đánh bại hải quân, vận chuyển binh lính, đảm bảo tiếp quản đất nước 23 triệu dân là một điều khó khăn.
Ảnh của Epoch Times
Khách du lịch đang tham quan các mũi nhọn chống đổ bộ trên bờ biển Kim Môn ở Đài Loan, vào ngày 20/10/2020. (Ảnh: Sam Yeh / Getty Images)

Kết quả tất yếu của mọi cuộc chiến chỉ là tốn thời gian. Theo kinh nghiệm của Mỹ, điều nguy hiểm nhất trong kịch bản này là sự chú ý của công chúng Mỹ giảm dần.

Ví dụ, những kẻ khủng bố Hồi giáo đã tàn phá các khu vực theo đạo Cơ đốc ở các nước châu Phi trong nhiều năm, nhưng phương Tây ít khi đưa ra nhận xét. Giới truyền thông và công chúng quan tâm khoảng nửa phút khi một nhóm nữ sinh bị bắt cóc nhưng chỉ đăng một hashtag lên Twitter trước khi lãng quên nó.

Một ví dụ gần đây hơn là cuộc khủng hoảng ở Afghanistan. Mặc dù là một sai lầm trong chính sách đối ngoại chưa từng thấy kể từ sự kiện Việt Nam, nhưng rất ít người Mỹ và các ấn phẩm nói về Afghanistan, nạn đói của người dân sắp xảy ra, hay những công dân và cư dân Mỹ hợp pháp bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, công chúng Hoa Kỳ cũng lãng quên nhanh chóng những sự kiện này.

Đối với Ukraine và có khả năng là cả Đài Loan, điều này có nghĩa là thế giới sẽ phản ứng bằng sự phẫn nộ vào tháng Hai nhưng sẽ nhún vai vào tháng Sáu. Các công dân và chính trị gia ở phương Tây cam kết hàng tấn viện trợ trong cuộc chiến nhưng có thểsẽ chùn bước trong việc chi trả về sau. Chẳng hạn, chỉ hai tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, khoản tiền 33 tỷ USD mà Hoa Kỳ cam kết dành cho Ukraine khiến một số người tự hỏi liệu nó có “quá đắt” hay không.

Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với các vấn đề về kinh tế. Điều đó hạn chế lợi ích của mình trong bất kỳ cuộc xung đột nào liên quan đến Trung Quốc và một đồng minh của Hoa Kỳ. Do tình hình phong toả do đại dịch COVID-19, 30% tàu container mắc kẹt tại các cảng đến từ Trung Quốc, dẫn đến sự chậm trễ và tăng giá. Theo Bank of America, Trung Quốc chiếm 18% tổng lượng hàng hóa mà Hoa Kỳ nhập khẩu. Và đối với máy tính và thiết bị điện tử, con số đó tăng lên 35%. Nói tóm lại, người Mỹ có thể không muốn cuộc sống của họ bị ảnh hưởng quá lâu bởi một cuộc chiến.

Công bằng với người Mỹ, họ không thể sống một cuộc sống xa hoa với quỹ thời gian hạn chế để tìm hiểu và tập trung vào một loạt các vấn đề. Họ làm việc toàn thời gian, sắp xếp việc học tập và gia đình, và không kiểm soát những gì phương tiện truyền thông cho họ thấy. Và phương tiện truyền thông đó thường tập trung nhiều hơn vào thứ bóng đá, bóng bẩy, chính trị hơn là giải thích các vấn đề dài hạn từ những nơi xa xôi.

Mặc dù vậy, người Mỹ bình thường có thể thay đổi điều này. Tác động đối với hàng hóa và dịch vụ trong một cuộc xung đột tiềm tàng ở Đông Á có thể sẽ thu hút sự chú ý trong một thời gian dài. Đài Loan cung cấp khoảng 50% thị trường chất bán dẫn, khiến nó gần như quan trọng đối với nền kinh tế hiện đại. Tương tự với một quốc gia Ả Rập sản xuất dầu. Các phương tiện truyền thông thường cung cấp cho mọi người những gì họ muốn. Vì vậy, độc giả nên tìm kiếm, đọc, chia sẻ và ủng hộ các phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc xung đột một cách dũng cảm và trung thực.

Trên hết, công chúng phải luôn cảnh giác trước và trong khi xảy ra chiến tranh. Một người bình thường không thể chìm đắm trong nhịp trống triền miên của hỗn loạn và chết chóc ở nước ngoài. Người dân phải duy trì sự trong sáng về đạo đức trước chiến tranh bằng cách thừa nhận những sai lầm của Mỹ, trong khi vẫn thừa nhận sự xâm lược tồi tệ hơn và thậm chí là tội ác diệt chủng của Trung Quốc. Nếu một cuộc chiến bắt đầu, họ sẽ nhớ lại cú sốc, sợ hãi và đau lòng và lấy đó làm động lực để duy trì sự tập trung để hỗ trợ đồng minh của chúng ta, hoặc tích cực chiến đấu, cho đến khi cuộc chiến kết thúc.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Morgan Deane là cựu thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, một nhà sử học quân sự và một cây viết tự do. Ông học tại Đại học Kings’ College London và Đại học Norwich; hiện là Giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học Công lập Mỹ. Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó có "Các trận đánh quyết định trong lịch sử Trung Quốc" (Decisive Battles in Chinese History). Các bài phân tích quân sự của ông được xuất bản trên nhiều ấn phẩm.

Huyền Anh



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Nguy cơ chiến tranh ở Ukraine sẽ còn kéo dài