Thời cổ đại thịnh hành tục ‘cướp hôn’ Hoàng Đế đã xử lý như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời ấy thường phát sinh việc cướp hôn giữa các bộ lạc. Dân chúng kêu ca, thỉnh cầu Hoàng Đế ra tay cứu giúp. Tuy Hoàng Đế nghĩ nhiều cách, nhưng không sao chấm dứt được. Có người đề nghị rằng, nếu cứ để sự việc diễn ra như vậy, sẽ làm tăng mâu thuẫn, dẫn đến liên minh các bộ tộc lại bị phân rã.

Hoàng Đế Hiên Viên có bốn người vợ, chính phi là người Tây Lăng, tên là Luy Tổ. Thứ phi Phương Lôi Thị, Đồng Ngư Thị. Người vợ sau cùng là một nữ nhân xấu xí, gọi là Mô Mẫu. Hậu thế thường coi Tây Thi là đại biểu cho mỹ nhân thiên hạ, coi Phan An là đại biểu thiên hạ mỹ nam, và coi Mô Mẫu là người phụ nữ xấu nhất thiên hạ.

Tại sao Hoàng Đế lại lấy người phụ nữ xấu xí thô lậu nhất làm vợ?

Thời ấy thường phát sinh việc cướp hôn giữa các bộ lạc. Dân chúng kêu ca, thỉnh cầu Hoàng Đế ra tay cứu giúp. Tuy Hoàng Đế nghĩ nhiều cách, nhưng không sao chấm dứt được. Có người đề nghị rằng, nếu cứ để sự việc diễn ra như vậy, sẽ làm tăng mâu thuẫn, dẫn đến liên minh các bộ tộc lại bị phân rã.

Một sáng nọ, sau khi thức dậy, Hoàng đế một mình ra ngoài tản bộ, trông thấy một nữ nhân đang lấy nước bên sông. Hoàng Đế đến bên hỏi: “Cô ra sông lấy nước,một mình không sợ người ta bắt đi sao?

Cô gái không biết đây là Hoàng Đế, không ngẩng đầu đáp: “Dung mạo tôi vừa đen vừa xấu, không có ai đến cướp mà lo!

Hoàng Đế lại hỏi: “Nhà cô còn những ai?”

Cô gái xấu xí đáp: “Có anh tôi và tôi, cùng một mẹ già. Anh tôi đã bị người ta cướp hôn mang đi rồi, nay chỉ còn tôi và mẹ”.

Lúc này Hoàng Đế mới biết: Cướp hôn không chỉ là nam cướp nữ về làm vợ, mà còn có nữ cướp nam về làm chồng! Hoàng Đế cảm thấy cô gái lấy nước này tuy hình dung xấu xí, nhưng ngôn từ cử chỉ đoan trang, liền hỏi tiếp: “Cô là người bộ lạc nào, tên là gì?

Cô gái đáp: “Tôi người bộ lạc Kỳ, không có tên, người ta gọi tôi là ‘Xú nữ’ (Xú: nghĩa là xấu xí)

Hoàng Đế nghe xong, lặng im không nói, quay người đi về.

Người con gái họ kỳ, sau được phong làm Mô Mẫu. (Baidu)

Một hôm, Hoàng Đế cho gọi các đại thần Thương Hiệt, Phong Hậu, Thường Tiên, Đại Hồng, tới bàn soạn việc ngăn chặn nạn cướp hôn. Người đề xuất dùng bạo lực, người dùng kế giết gà dọa khỉ, Hoàng Đế đều không đồng ý. Ông nói với chúng thần: “Xi Vưu vô đạo, thường loạn sát người vô tội, để mất lòng dân, cuối cùng bại trận bị giết. Nay, chúng ta nên lấy đó làm bài học, tuyệt không đi theo con đường của Xi Vưu, nếu không sẽ mất lòng dân.”

Chúng thần đều cho lời Hoàng Đế là đúng, nhưng vẫn chưa có cách gì ngăn chặn nạn cướp hôn.

Lúc này, Hoàng Đế mới đưa ra chủ ý mà ông đã bàn soạn kỹ lưỡng với ba bà vợ từ trước, nói với chúng thần: “Trẫm thấy rằng ba bà vợ, mỗi người đều có phân công riêng, mắc bận, nên không thường xuyên bên trẫm được. Ta muốn lấy thêm một bà, các vị hãy giúp ta: Tìm một người vợ thích hợp, nhưng tuyệt đối không cho phép cướp hôn.

Chúng thần nghe xong, không suy xét gì thêm mà nói ngay: “Có khó gì đâu? ở địa vị ngài, đừng nói lấy một người, chứ lấy mười người, trăm người đều được.”

Tin tức truyền ra, các bộ lạc đều tuyển chọn mỹ nữ cho Hoàng Đế, thậm chí có người còn đem mỹ nữ mà mình vừa cướp được đem dâng. Vài ngày sau đã tuyển được hơn trăm mỹ nữ, mang đến Hoàng Đế để ông tự chọn. Hoàng Đế chỉ liếc nhìn, chẳng chọn một ai. Thần dân không đoán được ý của Hoàng Đế.

Khi ấy, Hoàng Đế mới nói với chúng thần dân: “Kẻ trọng sắc không trọng đức, không phải là hay, người trọng đức coi nhẹ sắc, mới thực là người hiền

Nói xong, ông cho bãi triều.

Dân chúng lúc đó mới rõ ý Hoàng Đế, ông chọn người không chú trọng hình thức bề ngoài, mà chú trọng đức hạnh người ta. Không lâu sau tin tức lan truyền, Hoàng Đế đã tuyển được một cô gái xấu xí người bộ lạc Kỳ làm vợ, phong hiệu là Mô Mẫu. Người ta nghe xong bàn tán không ngớt, người lắc đầu, kẻ thở dài, đều không hiểu ra sao. Duy có Phong Hậu, Thương Hiệt là hiểu được dụng ý của Hoàng Đế.

Thương Hiệt giỏi tạo chữ, cả đêm viết chữ Hảo (好-tốt) dâng Hoàng Đế. Ông nói: “Đàn ông và đàn bà, bất luận hình tướng thế nào, chỉ cần ý hợp tâm đầu, ngày tháng dài lâu, sẽ thành tốt đẹp: Hảo (好-tốt)”

Ngày hôn sự của Hoàng Đế, các bộ lạc lớn nhỏ đều tới chúc mừng, già trẻ gái trai, từ rừng tới biển, hết sức vui mừng náo nhiệt. Thương Hiệt thấy Hoàng Đế cùng Mô Mẫu ngồi đối diện nhau. Luy Tổ, Phương Lôi Thị, Đồng Ngư Thị ngồi xung quanh chúc rượu không ngừng, Hoàng Đế và Mô Mẫu cũng vui vẻ nói cười. Thế là, Thương Hiệt động linh cơ, liền vẽ ra hai chữ Khẩu (), trên dưới ghép lại thành chữ Hỷ (喜).

Thương Hiệt lấy chữ Hỷ đó viết lên vỏ cây Hoa (là tên một loại cây, thân chẻ nhỏ ra làm đuốc thắp sáng), rồi giương cao nói với chúng nhân: “Cướp người về làm vợ khó lòng tương hợp, cưỡng bức thành hôn sẽ không vui. Chỉ khi hai người nam nữ tình nguyện, kết hôn phối ngẫu, mới là trong vui có vui, đã tốt lại thêm tốt; mới có thể tương xử hài hòa, đầu bạc răng long.

Lời Thương Hiệt nói được mọi người tán thưởng nhiệt liệt, nói cười rôm rả.

Thương Hiệt. (wikipedia)

Kể từ khi Hoàng Đế lấy cô gái xấu xí làm vợ, việc cướp hôn giữa các bộ lạc ngày càng giảm thiểu.

Hoàng Đế đã dạy chúng ta: “Kẻ trọng sắc không trọng đức, không phải là hay, người trọng đức coi nhẹ sắc, mới thực là người hiền”.

Hãy ghi khắc chớ quên!

Thái Bình
Theo Lục Văn - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Thời cổ đại thịnh hành tục ‘cướp hôn’ Hoàng Đế đã xử lý như thế nào?