Trung Quốc xác nhận Thoả thuận an ninh với Quần đảo Solomon 'chính thức được ký kết'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh xác nhận đã ký Thỏa thuận an ninh với quốc đảo Solomon - một thỏa thuận mà phương Tây lo ngại có thể gây bất ổn trong khu vực - bất chấp những phản đối từ trong nước đối với hiệp ước này.

Những bình luận từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã làm dấy lên những chỉ tay trong giới chính trị Úc về sự thành công và thất bại - của sự can dự ngoại giao trong khu vực.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Văn Bân đã xác nhận vào ngày 19/4 rằng, “Thỏa thuận Hợp tác an ninh giữa Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Quần đảo Solomon chính thức được ký kết giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele". Việc ký kết chính thức diễn ra sau khi được "khởi xướng" thỏa thuận giữa các đại diện giữa hai nước vào cuối tháng Ba.

Ông Uông Văn Bân cho biết, thỏa thuận hợp tác liên quan đến duy trì trật tự xã hội, bảo vệ an toàn cho người dân, viện trợ, chống thiên tai và bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời được ký kết dựa trên “ý chí và nhu cầu thực tế của Quần đảo Solomon” và nó sẽ “không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cáo buộc các cường quốc phương Tây "cố tình thổi phồng căng thẳng" về thỏa thuận. Hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Solomon là "trao đổi và hợp tác bình thường giữa hai quốc gia có chủ quyền và độc lập", theo lời ông Vương Nghị.

Ảnh của Epoch Times
(Từ trái sang) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare duyệt đội danh dự trong lễ đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 9/10/2019. (Ảnh Getty Images)

Các quan chức cấp cao của Úc và Hoa Kỳ đã 'không khỏi lo ngại' bởi sự xuất hiện của thỏa thuận mà các chuyên gia an ninh cảnh báo sẽ cho thấy khả năng quân sự hóa các đảo ở Thái Bình Dương - mở rộng phạm vi hoạt động của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ra ngoài Biển Đông trong phạm vi 1.700 km Thành phố Cairns phía bắc của Úc.

Vị trí của Quần đảo Solomon là tối quan trọng và là địa điểm của các cuộc giao tranh trên diện rộng trong Thế chiến thứ II vì nó có sức ảnh hưởng đối với các tuyến đường biển.

Về bản chất, thỏa thuận sẽ cho phép ĐCS Trung Quốc - với sự đồng thuận của người dân Solomon - cử cảnh sát, quân đội, vũ khí và thậm chí cả tàu hải quân để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và các dự án lớn ở quần đảo Solomon".

Trong một diễn biến khác, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ông Kurt Campbell sẽ đến quần đảo Solomon trong những ngày tới để gặp gỡ với Thủ tướng Manasseh Sogavare của Solomons. Điều này diễn ra sau khi các quan chức ngoại giao Úc, Bộ trưởng chủ tọa Thái Bình Dương Zed Seselja và hai người đứng đầu cơ quan tình báo đều gặp Thủ tướng thúc giục ông ngừng thỏa thuận.

Đảng đối lập Lao động của Úc đã đổ lỗi cho chính phủ Thủ tướng Morrison vì đã bỏ qua việc can dự vào khu vực.

Bà Penny Wong, phát ngôn viên đối ngoại của Đảng Lao động, nói rằng dưới thời Thủ tướng Scott Morrison, khu vực này trở nên “kém an toàn” và rủi ro hơn nhiều đối với nước Úc.

“Chính phủ lẽ ra phải hành động sớm hơn. Chúng ta đang sống trong một thế giới với bối cảnh chiến lược đầy rẫy rủi ro và không chắc chắn hơn bao giờ hết kể từ khi kết thúc Thế chiến II”, bà nói với đài Australian Broadcasting Corporation (ABC) vào hôm 20/4.

Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Marise Payne cho biết, việc chỉ trích chính phủ đã không công nhận rằng các quyết định của ban lãnh đạo Quần đảo Solomon là “các quyết định mà các chính phủ đưa ra cho chính họ”.

Ảnh của Epoch Times
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich 2022 ở Munich, Đức, vào ngày 19/2/2022. (Ảnh Alexandra Beier/Getty Images)

“Nó cũng không công nhận sức mạnh và sự cam kết mà Úc đã thực hiện thông qua [chương trình] Nâng bước Thái Bình Dương”, bà nói với đài ABC. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng hiệp ước an ninh không được ký kết theo cách “công khai và minh bạch”.

“Các vấn đề an ninh trên toàn Thái Bình Dương từng được giải quyết theo cách tiếp cận truyền thống, đó là lý do tại sao một số đối tác ở Thái Bình Dương đưa ra quan ngại về thoả thuận này", bà nói thêm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thái Bình Dương của Úc đã bác bỏ việc cắt giảm chi tiêu viện trợ cho quốc gia Thái Bình Dương để đáp lại thỏa thuận.

Một chiến thuật mà nhà phân tích địa chính trị Cleo Paskal, thuộc Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương tại Chatham House có trụ sở tại London, cho biết là rất cần thiết để gây áp lực lên thủ tướng của Quần đảo Solomon.

Tuy nhiên, bà Paskal cũng nhận định rằng, chính phủ Úc nên tập trung vào việc thúc đẩy quá trình dân chủ ở nước này và gây áp lực buộc ông Sogavare phải tuân theo Thỏa thuận Hòa bình Townsville năm 2000 — để chấm dứt bạo lực trong nước và tạo cơ sở cho chính phủ dân chủ.

"Ông Sogavare và các thành viên Quốc hội của ông có 2 sự lựa chọn, hoặc là đối phó với Trung Quốc, hoặc là đối phó với phần còn lại của thế giới", bà Paskal nói, đồng thời lưu ý rằng Sogavare và Nội các của ông có thể mất đi các đặc quyền vốn có.

Bà Paskal cho biết áp lực có thể buộc các bộ trưởng của Sogavare phải can thiệp để ngăn mọi thứ “đi quá xa”.

Bà Paskal cho biết, thủ tướng "không được lòng dân" trong nước cho lắm, và bà đề xuất tiến trình dân chủ được mạ vàng và thủ tướng phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện Thỏa thuận Hòa bình Townsville năm 2000 — đã chấm dứt tình trạng bất ổn trong nước và thiết lập nền tảng cho dân chủ dân tộc.

Ảnh của Epoch Times
Bà Cleo Paskal, Thành viên cao cấp tại Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Các nhà lãnh đạo tư tưởng Hoa Kỳ”, tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) ở Orlando, Fla vào ngày 28/2/2021. (Ảnh The Epoch Times)

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo cấp tỉnh và lãnh đạo đối lập quốc gia Matthew Wale đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận an ninh Bắc Kinh.

Lãnh đạo phe đối lập của Quần đảo Solomon đã gọi thoả thuận an ninh của chính phủ nước này với Bắc Kinh là 'một thanh kiếm đâm sau lưng Úc'. Ông nói rằng bất cứ tình trạng bất ổn dân sự nào cũng đều là lỗi của phía chính phủ quốc gia.

Ông Matthew Wale cho biết, bí mật xung quanh thoả thuận với ĐCS Trung Quốc là một “bước leo thang của Thủ tướng Manasseh Sogavare trong cuộc đấu tranh với hòn đảo Malaita".

“Cách thoả thuận này được sử dụng trước tình hình đang diễn ra ở đảo Malaita sẽ có tác động trực tiếp đến tất cả các tỉnh thuộc Quần đảo Solomon và sự cai trị chung", ông nói trong một tuyên bố vào hôm 15/04 với tờ The Epoch Times. Đặc điểm của một nền dân chủ là chấp nhận các quan điểm khác nhau và một chính phủ ủng hộ tất cả [các đảng phái].

Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele (T) bắt tay Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau khi đưa ra các phát biểu chung trên báo chí đánh dấu việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia tại Nhà khách Diaoyutai vào tháng 9/2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh Getty Images)

Ông Wale đã gọi Thủ tướng Sogavare là một “tay sai” của Bắc Kinh, đồng thời nói thêm rằng ông đã khao khát ngày ông có thể “trừng phạt” nước Úc. Thủ tướng, người từ lâu đã chỉ trích về sự can thiệp của Úc trong khu vực này, cho rằng họ đang thực hiện “chủ nghĩa thực dân”.

Nhà lãnh đạo của phe đối lập này đã nói rằng, “ngày (của sự báo thù) đó đã đến, và ông ta rất hoan hỉ đâm thanh kiếm của mình vào sau lưng Úc. Trung Quốc lúc này rất sẵn lòng giúp đỡ Thủ tướng Sogavare, và những ý tưởng lớn đã gặp nhau trong vấn đề này".

Ông Wale cho biết, cùng với những mối quan hệ ngoại giao, người dân của Quần đảo Solomon đã thất vọng với sự tham nhũng, lũng đoạn nhà nước, sự bất bình đẳng trong nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, cũng như các dịch vụ y tế và giáo dục rất yếu kém".

Huyền Anh

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc xác nhận Thoả thuận an ninh với Quần đảo Solomon 'chính thức được ký kết'