Sáng‌ ‌kiến‌ ‌“Vành‌ ‌đai‌ ‌và‌ ‌Con‌ ‌đường”‌ ‌của‌ ‌Trung‌ ‌Quốc‌ ‌là‌ ‌nguyên‌ ‌nhân‌ ‌của‌ ‌ đại‌ ‌dịch‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo dấu vết của “Con đường tơ lụa” cổ xưa của Đế quốc Mông Cổ, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của chính quyền Trung Quốc (BRI, hay còn gọi là “Một vành đai, Một con đường”) được xây dựng để thông thương giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi đã đem lại hậu quả khôn lường. Cũng như các vị Hãn Mông Cổ trong thế kỷ 13, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hy vọng rằng BRI sẽ hiện thực hóa tham vọng lớn nhất của họ là: mở rộng tầm ảnh hưởng thương mại và chính trị trên khắp Châu Á và Châu Âu.

Và theo dự báo, với mức đầu tư nước ngoài trực tiếp và khổng lồ, BRI còn có thể đem đến cho Trung Quốc cơ hội bá chủ kinh tế và chính trị ở Tây Âu, Châu Phi và Châu Mỹ.

SỰ LAN NHIỄM COVID-19 Ở CÁC KHU VỰC ĐẶC BIỆT

Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc trở thành quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu về thương mại, công nghệ và sản xuất. Tất nhiên, tham vọng lớn nhất của Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở đó mà còn là thay thế Hoa Kỳ trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu.

BRI khiến Đại dịch bùng phát toàn cầu

Thế nhưng thay vì những chiến thắng về phát triển kinh tế và chính trị toàn cầu, tham vọng của chính quyền Trung Quốc lại mang đến thảm họa tiềm ẩn trên toàn thế giới.

Trong thời điểm của bài viết, dịch bệnh viêm phổi lây nhiễm mạnh và gây chết người COVID-19 vẫn đang tiếp tục lan nhiễm sang các quốc gia khác. Trên thực tế, COVID-19 được so sánh với đại dịch “Cái chết đen” của thế kỷ 14.

Lịch sử tương đồng giữa hai đại dịch khiến người ta phải giật mình.

Chẳng hạn, tương tự với đại dịch hạch, COVID-19 cũng bắt đầu ở Trung Quốc, rồi lây lan về phía tây, dọc theo tuyến đường BRI của Trung Quốc đi qua Iran (Ba Tư) và vào châu Âu thông qua các cảng biển của Ý.

Các nước lân cận Trung Quốc có tỷ lệ lây nhiễm thấp

Tương tự như “Cái chết đen”, quan hệ thương mại với Trung Quốc là yếu tố chính, nhưng không phải là duy nhất. Một số quốc gia có quan hệ kinh tế hoặc chiến lược chặt chẽ với Bắc Kinh đã phải chịu thiệt hại nặng nề hơn cả. Mặt khác, một số đối tác thương mại liền kề Trung Quốc lại có tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong thấp.

Ví dụ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có quan hệ thương mại sâu sắc với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều nhà máy đặt tại Trung Quốc, số ca nhiễm ở thời điểm ngày 11/3 ít hơn 500 ca. Và ở thời điểm ngày 10/3, Hàn Quốc công bố 7.513 ca nhiễm, và ​​tỷ lệ này đang giảm dần mà không cần sử dụng biện pháp cách ly toàn thành phố.

Đáng chú ý nhất là là Đài Loan và Hồng Kông. Cả hai hòn đảo này đều có thái độ kiên quyết chống đối và giữ khoảng cách với ĐCSTQ. Ở thời điểm ngày 11/3, Đài Loan có dưới 50 ca nhiễm, và tỷ lệ lây nhiễm ở quốc đảo này thấp nhất thế giới.

Đây là thành quả của hàng loạt hành động ứng phó nhanh của chính phủ Đài Loan. Những động thái bao gồm lệnh cấm du lịch đối với Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao, lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang y tế đảm bảo nguồn cung ứng cho quốc gia, sự phối hợp giữa phương tiện di chuyển nhanh và thu thập dữ liệu tình trạng sức khỏe để nhanh chóng xác định người nhiễm bệnh.

Tình hình của Hồng Kông cũng tương tự. Tính đến ngày 6/3, có 97 ca nhiễm và 2 ca tử vong, mặc dù thành phố này có vị trí cận kề Trung Quốc.

Không có gì ngạc nhiên, tình trạng chống đối ĐCSTQ đang diễn ra ở Hồng Kông đã hạn chế người dân qua lại, điều này giảm thiểu sự tiếp xúc. Và kinh nghiệm ứng phó của Hồng Kông trước dịch SARS năm 2002 cũng là một yếu tố chính. Rửa tay cẩn thận và mang khẩu trang là một phần cuộc sống của người Hồng Kông.

Iran bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19

Ngược lại, mối quan hệ chính trị cũng như thương mại được chứng thực là con đường lây nhiễm virus hiệu quả nhất. Ở Trung Đông, mối quan hệ chiến lược của Iran với Trung Quốc đồng nghĩa với khả năng tăng phơi nhiễm với bệnh dịch cao hơn, và theo đó tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cũng cao hơn.

Với hàng trăm công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Iran, đại dịch đã vươn cánh tay nắm bắt những nhà lãnh đạo tối cao của Iran, với ít nhất 23 thành viên của Nghị viện, tương đương với 10% các nhà lập pháp Iran đã bị nhiễm Covid-19.

Một số quan chức chính phủ Iran đã chết vì căn bệnh này trong đó có ông Mohammad Mirmohammadi, cộng sự thân tín và là cố vấn của nhà Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, và giáo sĩ Hadi Khosrowshahi, cựu Đại sứ Iran tại Vatican, đồng thời là thành viên mới đắc cử của Nghị viện.

Các quan chức chính phủ Iran bị nhiễm Covid-19 bao gồm thứ trưởng bộ y tế Iraj Harirchi, phó Tổng thống về vấn đề Phụ nữ và Gia đình Masoumeh Ebtekar, và Mojtaba Zolnour, chủ tịch ủy ban đối ngoại và an ninh quốc gia của Quốc hội Iran. Chính phủ Iran tiếp tục phải trả giá cao để đồng hành cùng ĐCSTQ.

Ý một lần nữa là cổng chào của Châu Âu

Ở Châu Âu, Ý là một ví dụ khác với kết quả tương tự, nhưng với nhiều lý do. Là một thành viên đang gặp khó khăn trong G-7 của Châu Âu, Ý đã xem đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc như một nguồn tài chính cần thiết để nâng cao cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế của Ý bị ảnh hưởng trầm trọng bởi tỷ lệ dân số già hóa, nợ công khổng lồ, cũng như bị tê liệt bởi sự phân chia quyền lực chính trị ở quốc gia này .

Những lý do trên đã khiến Ý là nước G-7 đầu tiên của Châu Âu nhiệt liệt chào đón đề nghị đầu tư BRI của Trung Quốc vào các hải cảng và cơ sở hạ tầng ở Genova cũng như nhiều nơi khác trên đất Ý.

Tuy nhiên, các thành viên BRI của Ý và dòng người đến từ Trung Quốc được cho là nguyên nhân của sự lây nhiễm COVID-19 và tỷ lệ tử vong cao ở quốc gia này. Tính đến ngày 10/3, Ý có 631 ca tử vong và hơn 10.000 ca nhiễm, với tỷ lệ tử vong ở mức 5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 3,4%, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Những công nhân BRI người Trung Quốc có thể là một phần nguyên nhân của tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao ở Ý. Nhưng nhiều khả năng hơn có lẽ là sự nhập cư bất hợp pháp của các công dân Trung Quốc vào Ý và các quốc gia châu Âu khác. Hai yếu tố này, cùng với tỷ lệ dân số cao tuổi đã dẫn đến tình trạng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Trong nỗ lực quyết tâm, Ý đã đóng của toàn bộ biên giới để cách ly 60 triệu dân.

Pháp có chung đường biên giới với Bắc Ý, và đã công bố 2.281 ca nhiễm COVID-19 và 50 ca tử vong. Pháp đang tăng cường biện pháp hạn chế. Số ca nhiễm tại Đức tăng gấp đôi lên hơn 1.100 ca nhiễm vào ngày 9/3 và ghi nhận 2 bệnh nhân cao tuổi tử vong.

Trên thực tế, thay vì dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu trước thềm thế kỷ 21, ĐCSTQ và BRI lại đang phá hủy nó. Ý đang lần lượt đóng cửa các nhà máy, cách ly các thị trấn và thành phố trong nhiều tuần.

Dường như, những quốc gia nhắm mắt làm ngơ trước ĐCSTQ và sự tàn bạo của nó chỉ vì lợi ích kinh tế, đang “gieo gì gặt nấy”. Giấc mơ bá chủ thế giới của ĐCSTQ đã biến thành cơn ác mộng cho những quốc gia liên minh với ĐCSTQ.

Những hậu quả của đại dịch toàn cầu mà Trung Quốc gây ra mới chỉ bắt đầu hiển lộ. Các công ty đang nhanh chóng rút khỏi Trung Quốc. Lệnh cấm du lịch đến Trung Quốc được ban hành trên khắp thế giới, bao gồm cả hoạt động kinh tế khu vực của Hoa Kỳ. Thương mại với Trung Quốc cũng đang chậm hơn rất nhiều so với vài tuần trước đấy.

Tóm lại, thế giới mà Trung Quốc hy vọng thôn tính và bá chủ giờ đã hoàn toàn thay đổi, và dường như không còn ai muốn lắng nghe những gì ĐCSTQ nói.

Thu Hà

Tác giả: James Gorrie là một nhà văn và diễn giả có trụ sở tại Nam California. Ông là tác giả của cuốn “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không phản ánh quan điểm của NTD tiếng Việt.

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Sáng‌ ‌kiến‌ ‌“Vành‌ ‌đai‌ ‌và‌ ‌Con‌ ‌đường”‌ ‌của‌ ‌Trung‌ ‌Quốc‌ ‌là‌ ‌nguyên‌ ‌nhân‌ ‌của‌ ‌ đại‌ ‌dịch‌ ‌toàn‌ ‌cầu‌