Trung Quốc phát triển công nghệ AI để 'sàng lọc lòng trung thành' của các đảng viên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc gần đây đã phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đánh giá lòng trung thành của các quan chức Trung Quốc đối với ĐCSTQ. Công nghệ này là một công cụ trong chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh nhằm theo dõi và thanh trừng các đảng viên “tham nhũng”, cho thấy Bắc Kinh ngày càng lo sợ về việc mất tính hợp pháp và quyền lực của mình.

Hơn 4,7 triệu quan chức các cấp đã bị điều tra, chịu nhiều hình thức kỷ luật hoặc truy tố trong 10 năm qua, theo số liệu do cơ quan giám sát hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), công bố vào ngày 20/6.

Chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh được bắt đầu vào tháng 11/2012, khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên lên nắm quyền.

“Tham nhũng chính trị là tham nhũng lớn nhất. Một số phần tử tham nhũng đã thành lập các nhóm lợi ích với hy vọng 'đánh cắp quyền lực của đảng và nhà nước', theo Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền nước này.

Công nghệ AI được Nhà nước tài trợ, Chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số

Viện Trí tuệ Nhân tạo tại Trung tâm Khoa học Quốc gia Toàn diện Hợp Phì ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc đã xuất bản một bài đăng, tuyên bố rằng họ đã phát triển công nghệ có thể hỗ trợ trực tiếp cho ĐCSTQ. Một “sự kết nối tuyệt vời giữa AI và việc xây dựng ĐCSTQ”, nó đã quảng cáo trên tài khoản WeChat chính thức của mình vào ngày 1/7, kỷ niệm 101 năm ngày thành lập ĐCSTQ.

Bài đăng bao gồm video cho thấy một người đàn ông bước vào phòng thiết bị có nhãn “Thanh tư duy chính trị thông minh”, sau đó ngồi trước máy tính có màn hình cảm ứng để làm bài kiểm tra. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, điểm kiểm tra và biểu đồ phân tích của anh ấy xuất hiện trên màn hình.

Bài kiểm tra dành cho các đảng viên ĐCSTQ, bao gồm nội dung được giảng dạy trong các trường Đảng, bao gồm các kiến ​​thức chính trị như Tư tưởng Tập Cận Bình, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, lịch sử ĐCSTQ, các chính sách và quy định hiện hành.

Video giới thiệu một thiết bị có thể sử dụng công nghệ AI để trích xuất các đặc điểm sinh trắc học của các thành viên ĐCSTQ, bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, điện não và các đặc điểm da liễu, cùng những các đặc điểm khác.

Sau khi tích hợp và phân tích dữ liệu cá nhân, nó sẽ đánh giá cách một người có thể hiểu nội dung mà họ đã nghiên cứu, chẳng hạn như đánh giá mức độ tập trung, nhận biết và thông thạo các môn học khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cho biết trong đoạn phim ngắn, thiết bị này có thể “tích hợp thành công công nghệ AI vào đời sống tổ chức của các thành viên ĐCSTQ”. “Đời sống tổ chức” đề cập đến những hành vi mà ĐCSTQ áp đặt lên các thành viên của mình, chẳng hạn như chứng minh lòng trung thành của một người với Đảng.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế thiết bị AI để “xây dựng ĐCSTQ trước Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XX”. Cuộc họp chính trị quan trọng nhất của Đảng dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, sẽ quyết định liệu ông Tập có thể đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba hay không.

Tại thời điểm viết bài, bài đăng trên WeChat đã bị gỡ xuống.

Tuy nhiên, bài đăng đã được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội trước khi bị gỡ bỏ, gây ra sự chỉ trích của công chúng về việc sử dụng AI để theo dõi việc truyền bá tư tưởng, một số người còn cáo buộc đây là “tẩy não công nghệ” và “chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số”.

Hãng truyền thông China Digital Times có trụ sở tại Hoa Kỳ đã thu được một số nội dung và video của bài đăng và xuất bản một báo cáo vào đầu tháng này.

Theo thông tin công khai, Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và chính quyền tỉnh An Huy đã thành lập viện công nghệ Hợp Phì. Viện được quản lý bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Hàng triệu quan chức ĐCSTQ bị điều tra

Phát biểu tại một cuộc họp báo do bộ phận tuyên truyền của ĐCSTQ tổ chức vào ngày 30/6, ông Wang Jianxin, giám đốc bộ phận công chúng của CCDI, cho biết trong 10 năm, từ Đại hội 18 của Đảng đến cuối tháng 4 năm nay, có khoảng 4,3 triệu vụ án tham nhũng đã được thực hiện và hơn 4,7 triệu quan chức phải nhận hình phạt.

Những thành viên ĐCSTQ đó đã bị buộc tội với nhiều tội danh khác nhau như tham nhũng, quan hệ với các nhóm tội phạm, lạm dụng quyền lực và lối sống vô luân. Một báo cáo chính thức về cuộc khủng hoảng hình ảnh của ĐCSTQ, do ông Tang Jun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Khủng hoảng của Đại học Renmin, Trung Quốc công bố năm 2012, cho biết có tới 95% quan chức tham nhũng bị điều tra có tình nhân và hơn 60% trong số này cán bộ tham nhũng đã có “vợ hai”.

Ông Zhang Lei, giáo sư luật tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói với tờ Tân Hoa xã hôm 30/6 rằng, có 4 vấn đề lớn trong các cán bộ ĐCSTQ: chủ nghĩa hình thức, quan liêu, hưởng lạc và xa hoa.

Ông Gao Wenqian, một học giả về lịch sử ĐCSTQ, nói với tờ VOA hôm 28/10/2016, rằng cách tiếp cận thể chế của ĐCSTQ chỉ có thể 'điều trị' các triệu chứng của tham nhũng chứ không động chạm đến nguyên nhân gốc rễ, bởi vì sự độc quyền về quyền lực của một đảng là nguyên nhân sâu xa của tham nhũng.

“Nếu ĐCSTQ không xoá sổ tham nhũng khỏi hệ thống, thì giống như 'ruồi bay quanh hố phân'. Bạn sẽ không bao giờ đi đến cuối cùng; càng chiến đấu, bạn càng gặp khó khăn. Kết quả sẽ là "ruồi to như hổ và hổ nhiều như ruồi", ông Gao nói.

Cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ “tương đương với việc một nhà hàng tự hào tuyên bố rằng trong năm qua họ đã tìm thấy 100.000 con ruồi trong các món ăn của mình, 10.000 con chuột trong súp và 50.000 con sâu trong cơm của mình”, một cư dân mạng trong phần bình luận trên ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times.

“Không biết thực khách có còn nghĩ nhà hàng này sạch sẽ không. Tham nhũng là gót chân Achilles mà chế độ chuyên quyền không thể tự giải quyết - tức là các nhóm lợi ích giống nhau không thể tự cai trị từ bên trong”.

AI: Một công cụ để giám sát các đảng viên ĐCSTQ

Chiến dịch chống tham nhũng và công nghệ giám sát AI chỉ ra rằng ĐCSTQ, lo sợ sẽ sụp đổ, nên áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các thành viên của mình, đặc biệt là các quan chức cấp cao.

Phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc Qiushi Magazine gần đây đã đăng tải bài báo mà ông Tập đã phát biểu tại hội thảo dành cho các quan chức cấp tỉnh và cấp bộ vào ngày 11/1. Ông Tập nhấn mạnh, Đảng cần cố gắng giải quyết “sự ô uế” trong tư tưởng, lối sống và tổ chức trong Đảng— bất cứ điều gì có thể làm suy yếu quyền lực của ĐCSTQ.

Năm ngoái, ông Tập đã cảnh báo các thành viên ĐCSTQ về hậu quả của việc bước ra khỏi ranh giới. Trong một bài phát biểu, ông chỉ ra rằng một số quan chức đã biến thành “người phát ngôn cho các nhóm lợi ích, đơn vị quyền lực và tầng lớp đặc quyền khác nhau”. Ông Tập nhấn mạnh rằng bất kể ai có vấn đề, họ phải được "điều tra và trừng phạt một cách dứt khoát và không khoan nhượng".

Hơn nữa, tại cuộc họp ngày 17/6 của Bộ Chính trị ĐCSTQ, ông Tập nói rằng chống tham nhũng là một chiến dịch chính trị lớn “không thể để thất bại”.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc phát triển công nghệ AI để 'sàng lọc lòng trung thành' của các đảng viên