Trung Quốc: Quảng Đông chi 22 tỷ USD cho chính sách Zero Covid trong 3 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ba năm dưới chính sách Zero Covid của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một thảm họa đối với tài chính địa phương.

Trong ba năm qua, tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc đã trực tiếp chi 22 tỷ USD cho các biện pháp ngăn chặn Covid của chính quyền trung ương, chẳng hạn như xét nghiệm hàng loạt và tiêm chủng bắt buộc.

Theo báo cáo ngân sách năm 2022 công bố ngày 12/1, tỉnh Quảng Đông - một tỉnh mạnh về kinh tế của Trung Quốc đã chi tổng cộng 146,8 tỷ nhân dân tệ (21,65 tỷ USD) cho công tác phòng chống dịch bệnh trong ba năm qua.

Từ năm 2020 đến năm 2022, chi phí cho chiến dịch phòng chống và kiểm soát dịch bệnh lần lượt là 30,278 tỷ USD (4,47 tỷ USD), 45,376 tỷ USD (6,69 tỷ USD) và 71,139 tỷ USD (10,49 tỷ USD), tăng khoảng 50% mỗi năm, theo nguồn tin từ hãng tin Caixin của Trung Quốc.

Tổng chi tiêu này vượt quá khoản đầu tư vào quỹ vi mạch bán dẫn quốc gia của Bắc Kinh - Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Tích hợp Quốc gia Trung Quốc (China National Integrated Circuit Industry Investment Fund - ICF), còn được gọi là Big Fun.

Big Fund được thành lập vào năm 2014 với khoản đầu tư ban đầu là 138,7 tỷ RMB (21 tỷ USD).

Gánh nặng lớn đối với tài chính địa phương

Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã triệu tập nhiều phiên họp lập pháp thường niên năm 2023 để lập kế hoạch ngân sách và các mục tiêu tăng trưởng trong hai tuần đầu tiên của tháng 1. Mục tiêu của những cuộc họp này nhằm chuẩn bị cho kỳ họp chính trị quốc gia sắp tới, Kỳ họp “lưỡng hội” sẽ diễn ra vào tháng 3.

Khoản chi khổng lồ để hỗ trợ chính sách Zero Covid sẽ là một đặc điểm phổ biến trong bảng cân đối kế toán của chính quyền địa phương.

Chẳng hạn, chính quyền địa phương của Bắc Kinh đã chi gần 30 tỷ nhân dân tệ (4,5 tỷ USD) vào năm 2022 - tăng 140% so với chi tiêu của năm 2020. Thành phố đã không tiết lộ chi tiêu năm 2021 của mình trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Tỉnh Phúc Kiến đã chi 13,04 tỷ nhân dân tệ (2 tỷ USD) vào năm 2022 - tăng 56% so với năm 2021. Các khoản phí này đã lên tới 30,5 tỷ nhân dân tệ (4,6 tỷ USD) cho tỉnh này trong ba năm qua.

Thành phố Thượng Hải đã bị phong tỏa trong hai tháng vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Theo đó, có nguồn tin cho hay, chi tiêu cho quận Tùng Giang cho chính sách Zero Covid vượt quá chi phí cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng vào năm 2022. Quận này cũng là nơi đặt nhà máy của một số gã khổng lồ sản xuất vi mạch toàn cầu, bao gồm cả TSMC và SMIC. Quận Tùng Giang đã chi 4,45 tỷ nhân dân tệ (664 triệu USD) cho các biện pháp liên quan đến Covid.

Đài CNN Business đưa tin, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc, khi kết hợp với thâm hụt của cả chính quyền trung ương và địa phương, thâm hụt tài chính lớn của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2022, đạt 6,66 nghìn tỷ nhân dân tệ (944 tỷ USD), gần gấp ba lần so với một năm trước.

Nhà kinh tế Triệu Vi (Zhao Wei) ước tính rằng, thâm hụt tài khóa lớn này có thể vượt qua 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) vào năm 2022, mức lớn nhất trong lịch sử, theo đài CNN Business.

Chính sách Zero Covid thất bại

Trong một bài báo ngày 8/1, hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã ca ngợi những điều chỉnh của ĐCSTQ trong chiến dịch chống Covid hiện nay. Điều này đã vô tình thừa nhận sự thất bại của chính sách Zero Covid trong ba năm qua, đồng thời tạo cơ hội cho ngoại giới tìm hiểu về sự thay đổi chính sách của chế độ này.

Bài báo đã đề cập đến chi phí khổng lồ của chính sách Zero Covid.

“Các trường hợp mới tiếp tục xuất hiện, tốc độ lây lan nhanh chóng ngày càng nổi bật… chính sách Zero Covid rất khó duy trì và chi phí xã hội cho việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tăng cao”, báo cáo của Tân Hoa Xã cho biết.

Tạp chí Spectator có trụ sở tại London đã suy đoán về lý do Bắc Kinh đột ngột nới lỏng chính sách nền tảng Zero Covid: “Lần đầu tiên, chính phủ Trung Quốc dường như đã thừa nhận lý do thực sự - chính sách Zero Covid là do không thể kiểm soát được biến thể Omicron”, bài báo cho hay.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Quảng Đông chi 22 tỷ USD cho chính sách Zero Covid trong 3 năm