Vì sao con người không nên lo sợ bệnh tật? (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh tật là một hình thức khác phát xuất từ sự từ bi của tạo hóa, nhắc nhở chúng ta quay trở lại từ những sai lầm của mình. Nếu ai đó nói với bạn rằng “trên đời không có bệnh” vì nó không phải là thật. Bạn sẽ nghĩ sao?

Bệnh tật là người bạn tốt nhất của chúng ta

“Trên đời không có bệnh” nghe có vẻ khó tin, bởi khi một người có bệnh, nỗi đau đớn và khó chịu trên cơ thể đều rất chân thực.

Tác giả của câu nói trên giải thích:

“Thực ra, không phải là tôi không thể nhìn thấy các triệu chứng, hay tôi không hiểu nỗi đau của bệnh nhân, nhưng tôi đang nhấn mạnh rằng căn bệnh là một trong những người bạn tốt nhất của chúng ta.

Bệnh tật là một cách nhắc nhở rằng có điều gì đó không ổn trong lối sống hoặc lối suy nghĩ của bạn. Hãy quay đầu lại và nhìn nhận vấn đề của bạn và thay đổi nó, căn bệnh này sẽ biến mất và sẽ không lưu lại trong cơ thể".

Ví dụ, khi bạn bị cảm, cơ thể xuất hiện cảm giác khó chịu, ho và sổ mũi. Mục đích muốn nhắc nhở bạn rằng thân thể đang bị nhiễm lạnh, cần thực hiện một số biện pháp để xua tan cái lạnh, tự bảo vệ mình.

Khi bạn ăn một số thực phẩm ôi thiu hoặc không hợp vệ sinh, cơ thể sẽ bị tiêu chảy. Quá trình này sẽ giúp đường ruột không bị nhiễm độc.

Khi bạn ngủ thiếu giấc trong thời gian dài, đôi mắt sẽ đỏ lên và tâm trạng dễ nổi nóng. Điều này cũng chỉ để nhắc nhở bạn chăm sóc sức khỏe thật tốt.

Nếu không có những “lời nhắc nhở” nói trên, chúng ta sẽ không nhận thức được tình trạng quá tải và mất cân bằng của cơ thể, cuối cùng khiến sức khỏe ngày càng tệ hơn.

Vậy để nói rằng, bệnh tật không phải là kẻ thù, mà là một lời nhắc nhở tử tế. Chúng ta nên biết ơn bệnh tật, không phải ghét nó.

Một số người từ nhỏ học Thái Cực Quyền vì sức khỏe, nhờ đó, trạng thái thể chất và tinh thần của họ đã được cải thiện sau này. Đối với họ, việc không có sức khỏe tốt từ nhỏ đã trở thành sự giúp đỡ tốt đẹp trong cuộc đời.

Một số người đi hát, uống rượu, tham dự nhiều bữa tiệc và bữa tối hàng đêm, sau đó đến gặp bác sĩ và nói: "Tôi mất ngủ, hãy cho tôi một ít thuốc".

Nhìn bề ngoài, họ đang tích cực khám chữa bệnh và giải quyết vấn đề, nhưng thực tế, dù họ tìm đến sự trợ giúp của Đông y hay Tây y thì đó cũng chỉ là cách chữa triệu chứng chứ không phải chữa tận gốc căn nguyên.

Bởi vì ẩn ý của họ là: "Hãy đến giúp tôi giải quyết vấn đề mất ngủ. Chỉ sau khi khỏi bệnh, tôi mới có thể tiếp tục có năng lượng để tham gia các bữa tiệc và nhậu nhẹt!"

Họ không suy ngẫm về những gì sai trái trong cách sống của mình, cũng như không có ý chí thay đổi cách sống của mình. Trong trường hợp này, ngay cả khi các loại thuốc và phương pháp hiện tại được chữa khỏi, họ vẫn sẽ tiếp tục bị bệnh.

Chỉ khi bệnh nhân bắt đầu tìm ra những sai sót của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của bác sĩ, một số hiện tượng sẽ tự thay đổi. Ở khía cạnh này, có thể thấy bệnh tật là một “sứ giả”.

Đôi khi bạn không cần bác sĩ

Một người đàn ông đi khám và cho biết mắt anh bị sưng và mờ suốt một tuần. Bác sĩ hỏi anh có sử dụng máy tính và điện thoại di động quá nhiều không? Sau đó, anh mới nhận ra mình đã quá lạm dụng đôi mắt.

Thực tế, anh không cần phải đi khám bác sĩ, chỉ cần cố gắng không dùng máy tính hay điện thoại di động, sau một hai ngày nghỉ ngơi là có thể bình phục.

Một người chịu nhiều áp lực công việc, thường phải thức khuya, uống rượu suốt đêm làm huyết áp tăng nhanh.

Bác sĩ tin rằng trường hợp của họ không cần điều trị, huyết áp tăng cao là do tần suất hoạt động của cơ thể không hài hòa với nhịp sống. Chỉ cần thay đổi lối sống, thay đổi mối bất hòa này, huyết áp sẽ tự hạ xuống mà không cần đi khám.

Trong tự nhiên có gió, sương, mưa và tuyết, bệnh tật trong cơ thể con người cũng là hiện tượng tự nhiên, nên không cần sợ hãi.

Bệnh tật chỉ là một hiện tượng. Chúng ta không được sợ hãi trước những hiện tượng này. Chúng ta có thể tìm ra bản chất đằng sau chúng thông qua hiện tượng.

Vậy thì điều gì đang gây ra hiện tượng này? Làm thế nào để thay đổi nó?

Bác sĩ là một trợ lý, không phải là người quyết định. Bác sĩ lớn nhất là chính cơ thể bạn, nếu cơ thể không còn khả năng sửa chữa, bác sĩ sẽ bất lực.

Bệnh tật chắc chắn không phải là một điều xấu. Chúng ta bị đau, chúng ta bị mất ngủ... tất cả các triệu chứng khác nhau đều ứng với những lý do khác nhau. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây bệnh hơn là loại bỏ triệu chứng.

Về cơ bản, bạn không nên đặt tất cả trách nhiệm chữa trị bệnh lên bác sĩ, nhưng hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đồng thời làm thế nào để thay đổi tinh thần và lối sống không lành mạnh của bạn.

Y học cổ truyền trước hết là một mô hình tinh thần: Bạn nhìn nhận thế nào về vũ trụ, thế giới và cuộc sống. Khi mô hình tinh thần của bạn thay đổi, tâm lý của bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Lúc này, nhiều căn bệnh về tinh thần và ý thức sẽ biến mất.

Thứ hai là lối sống: Hầu hết các bệnh thực thể đều phát xuất từ lối sống kém lành mạnh.

Thứ ba là mô hình y tế: Nó thuộc về giúp đỡ một phần và khắc phục nhược điểm, tồn tại để bổ sung những khiếm khuyết của hai điều đầu tiên. Điều trị bằng y tế rất dễ dàng nếu bạn có nền tảng tinh thần và lối sống tốt.

Tuy nhiên, con người hiện đại ngày nay quá phụ thuộc vào khoa học y tế, quá phụ thuộc vào bác sĩ và bệnh viện, điều này rất bất bình thường và không tốt cho sức khỏe.

Các bệnh tật như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường đều có thể điều trị, nhưng số bệnh nhân thậm chí còn tăng gấp nhiều lần so với những năm trước.

Việc điều trị càng nhiều, một mặt là vấn đề về yếu tố môi trường và lối sống kém, mặt khác cũng cho thấy có vấn đề về mô hình y tế.

Bệnh do đâu mà có?

Trong y học cổ truyền có hai loại nguyên nhân: một là nguyên nhân bên trong, gọi là nội thương thất tình; hai là nguyên nhân bên ngoài, gọi là ngoại thương lục dục.

Thất tình (bảy loại cảm xúc) gồm: vui mừng, tức giận, lo lắng, suy nghĩ, buồn bã, sợ hãi và sốc.

Cuốn Hoàng Đế Nội Kinh viết: “Giận hại gan, vui hại tim, nghĩ hại lá lách, buồn hại phổi, sợ thì hại thận”.

Cảm xúc bắt nguồn từ đâu? Chính thế giới này, cuộc sống này, khác với thế giới quan và nhân sinh quan của chúng ta.

Vì vậy, phương pháp điều trị căn bản phụ thuộc vào việc thay đổi cách nhìn thế giới và cách nhìn nhận về cuộc sống, tức là “mô hình tinh thần”.

Khái niệm lục dục là thuật ngữ chung cho sáu mầm bệnh ngoại sinh, bao gồm gió, lạnh, nóng, ẩm, khô và hỏa.

Dục, ý tứ là sự quá độ, vượt khỏi mức thông thường. Gió, lạnh, nóng, ẩm ướt, khô và hỏa là một hiện tượng bình thường trong tự nhiên.

Nhưng nếu nó được đặt không đúng thời gian và địa điểm, xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian sai, nó sẽ trở thành tà khí. “Sinh khí chưa đúng lúc” sẽ làm tổn thương cơ thể.

Ví dụ như mùa hè, trời luôn ấm, ra nhiều mồ hôi, chúng ta có xu hướng ngồi nhiều trong phòng lạnh khiến cơ thể khó bài tiết mồ hôi, từ đó dễ bị các khí lạnh xâm nhập, làm tăng cơ địa sinh bệnh.

Còn có tình trạng gọi là “phi kỳ địa nhi hữu kỳ vật”, tức là thứ vốn chỉ xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hạ, cũng có thứ chỉ xuất hiện vào mùa thu hoặc đông, nhưng con người lại sử dụng xuyên suốt cả bốn mùa, có thể trở thành nhân tố gây bệnh.

Chẳng hạn, rau quả trái vụ, trái cây nhập khẩu là những ví dụ điển hình cho “phi kỳ địa nhi hữu kỳ vật”.

Không nên lúc nào cũng đi khám sức khỏe. Khám nghiệm thể chất là tìm kiếm những cành và lá đã chết trong một khu rừng lớn. Cơ thể chúng ta như một khu rừng lớn, tràn trề sức sống, trong đó ắt phải có cành lá chết khô.

Miễn là bạn có thể ăn, uống, ngủ và cười là bạn đang ở trong trạng thái tốt. Bạn không cần phải để mình vào vai một bệnh nhân quá sớm và để mình bị bao phủ bởi cái bóng của bệnh tật.

Cuối cùng, con người sống trong không gian rộng lớn của vũ trụ bằng cách dựa vào sức sống và khí lực của chính mình.

Vai trò của một bác sĩ thực sự giống như ánh nắng mặt trời xua tan bóng tối, hướng dẫn tinh thần bệnh nhân đến trạng thái tươi sáng, ấm áp và yên tâm nhất.

Điều quan trọng là điều chỉnh sự vận động của khí huyết cũng như tứ chi trở về trạng thái hài hòa, giúp con người khôi phục lại bản năng tự chữa bệnh.

(Còn tiếp)

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao con người không nên lo sợ bệnh tật? (Phần 1)