5 thói quen xấu có thể hủy hoại dạ dày và gây ung thư

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người đã hình thành một số thói quen “tốt” để tiết kiệm điện, tiết kiệm gas khi nấu nướng. Nhưng điều họ không biết là những thói quen này tưởng chừng đang giúp họ giữ tiền trong ví, thực chất lại đang gây hại cho sức khoẻ về lâu dài.

Họ không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì và muốn tận dụng mọi thứ trong thời gian dài, kết quả là họ tiết kiệm quá mức và để nguy hiểm ập đến bất ngờ.

1. Không vứt trái cây và rau quả dù đã hư hỏng

Rất nhiều thực phẩm sẽ hỏng nếu không ăn kịp. Một hai món thì không sao, nhưng nếu số lượng nhiều thì lại khiến người ta tiếc rẻ, không nỡ bỏ đi. Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, những thực phẩm hỏng này chứa "chất độc" gây bệnh.

Ví dụ:

  • Các loại thực phẩm giàu tinh bột như lạc, ngô... sau khi bị hư hỏng, biến chất có thể sinh ra nấm mốc Aspergillus flavus. Việc sử dụng lâu dài có thể dẫn đến thay đổi DNA, gây ung thư gan.
  • Các loại trái cây như táo, chuối bị thối rữa thường do nấm mốc Penicillium, Aspergillus... xâm nhiễm. Ở mức độ nhẹ có thể gây rối loạn chức năng trao đổi chất, phù nề thận, nặng có thể tổn thương hệ thần kinh, hô hấp, tiết niệu, thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Vì vậy, một khi thực phẩm bị mốc, tốt nhất nên vứt bỏ cả gói. Đừng vì tiếc rẻ mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

2. Không thay thế đồ dùng nhà bếp

Các dụng cụ nhà bếp như thớt, đũa tre có thể dễ dàng bám bụi bẩn!

Thớt, đặc biệt là thớt gỗ, dù cứng cáp đến đâu thì ít nhiều cũng sẽ để lại ít nhiều vết dao, những vết này rất khó làm sạch, thậm chí không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng lại là nơi trú ẩn ưa thích của virus, vi khuẩn.

Đũa tre cũng dễ bị dính dầu mỡ và nước bọt. Nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, đũa tre sẽ dễ bị mốc, sinh ra chất độc aflatoxin gây ung thư. Khi ăn, aflatoxin sẽ theo thức ăn đi vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.

Do đó, thớt và đũa tre nên được thay thế sau mỗi 6 tháng sử dụng. Nếu thớt hoặc đũa đã bị mốc, cần vứt bỏ ngay và không nên tiếp tục sử dụng. Khi sử dụng thớt, cần lưu ý:

  • Dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Vệ sinh thớt thường xuyên bằng nước nóng và xà phòng.
  • Khử trùng thớt định kỳ bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng.

Tận dụng dầu thừa để nấu ăn

Khi chiên rán thức ăn tại nhà, chúng ta thường sử dụng một lượng dầu khá lớn. Việc đổ bỏ dầu sau khi sử dụng một lần có thể khiến nhiều người cảm thấy tiếc rẻ.

Vì vậy, nhiều người chọn cách giữ lại dầu đã qua sử dụng để dùng cho các lần xào nấu tiếp theo. Một số thậm chí còn sử dụng lại nhiều vòng, qua nhiều lần chiên rán.

Tuy nhiên, đây là một thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt độ cao, dầu ăn sẽ xảy ra quá trình "oxy hóa". Quá trình này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của bản thân dầu, mà còn có thể phá hủy vitamin B trong các thực phẩm khác.

Nguy hiểm hơn, khi được sử dụng để chiên rán nhiều lần, dầu ăn có thể sinh ra một số chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Nếu bạn thực sự không muốn lãng phí lượng dầu ăn thừa, hãy thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe khi sử dụng lại:

  • Lọc bỏ cặn thức ăn thừa trong dầu.
  • Bảo quản dầu trong hộp kín và đặt ở nơi mát mẻ (như tủ lạnh)
  • Chỉ tái sử dụng một lần và dùng càng sớm càng tốt. Điều này sẽ làm giảm những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra do chiên lại dầu thừa.

Hãy ghi nhớ rằng, sức khỏe của bạn quan trọng hơn nhiều so với việc tiết kiệm một ít dầu ăn. Thay vì sử dụng lại dầu ăn tiềm ẩn nguy cơ gây hại, hãy chọn sử dụng dầu mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Mở máy hút mùi muộn và tắt sớm: Nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe

Nhiều người e ngại bật máy hút mùi khi nấu nướng vì tiếng ồn và mức tiêu hao điện tương đối lớn. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe.

Nhưng trên thực tế, dù bạn chỉ đun nước hay nấu canh thì bạn vẫn nên bật máy hút mùi. Tại sao?

Khi đun nấu, dù chỉ với nước hoặc súp, khí gas cũng sẽ sinh ra các chất độc hại. Sau 20 phút đun nấu, lượng nitơ oxit và cacbon monoxit trong khí gas có thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép lần lượt hơn 9 và 10 lần.

Bật máy hút mùi khi đun nấu sẽ giúp giảm thiểu lượng chất độc hại này xuống chỉ còn 1 lần so với tiêu chuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Mặt khác, sau khi xào nấu, bạn cũng không nên tắt máy hút mùi ngay lập tức.

Các hạt bụi mịn trong khói bếp cần có thời gian để khuếch tán. Nếu tắt máy hút mùi ngay sau khi xào nấu, các hạt bụi mịn này sẽ lưu lại trong không khí, khiến nồng độ PM2.5 tăng cao.

Để đảm bảo sức khỏe, trước khi tắt máy hút mùi, bạn nên đợi thêm 3 phút sau khi xào nấu để máy có đủ thời gian loại bỏ hoàn toàn các hạt bụi mịn trong không khí.

Giải đông thực phẩm: Cách làm phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ xấu cho sức khoẻ

Hai phương pháp giải đông thực phẩm phổ biến nhất hiện nay là rã đông trong không khí (để ở nhiệt độ phòng) và rã đông trong nước lạnh (ngâm vào nước). Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều có thể tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe.

Lý do không nên rã đông thực phẩm trong không khí hoặc nước lạnh:

  • Dinh dưỡng bị hao hụt:

Các nghiên cứu cho thấy rã đông trong không khí càng lâu, lượng dinh dưỡng trong thực phẩm càng bị hao hụt nhiều.

Rã đông trong nước lạnh cũng có thể khiến một số vitamin và khoáng chất tan ra nước.

  • Nguy cơ nhiễm vi sinh vật:

Cả hai phương pháp rã đông này đều khiến thực phẩm tiếp xúc với không khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi phát triển.

Mặc dù hầu hết các vi sinh vật đều bị tiêu diệt khi đun nóng nhưng một số độc tố bền nhiệt của chúng có thể vẫn còn trong thực phẩm và không bị phân hủy.

Phương pháp rã đông đúng cách là rã đông trong tủ lạnh: Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để bảo toàn dinh dưỡng và hạn chế vi sinh vật phát triển.

Cho thực phẩm đông lạnh vào ngăn mát tủ lạnh và để rã đông từ từ ở nhiệt độ 4°C, không những đá tan chậm mà phản ứng oxy hóa, sinh sản của vi sinh vật cũng bị ức chế.

Phương pháp này có thể mất nhiều thời gian, vì vậy hãy lên kế hoạch trước khi cần sử dụng thực phẩm.

Theo Zhao Li - Aboluowang
Chấn Hưng



BÀI CHỌN LỌC

5 thói quen xấu có thể hủy hoại dạ dày và gây ung thư