Chuyên gia: Cần 'xóa sổ' chủ nghĩa cấp tiến trong quân đội Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi Hoa Kỳ phải điều động toàn bộ năng lực của mình, bao gồm cả quân đội chuyên nghiệp. Nếu quân đội Mỹ đánh mất đi tính chuyên nghiệp thì hiệu quả chiến đấu và khả năng đổi mới của nó cũng sẽ bị triệt tiêu, kéo theo sự suy yếu sức mạnh quân sự và khả năng duy trì các cam kết với các liên minh trong cuộc đua với Trung Quốc.

Sự kiểm soát của dân sự (civilian control) sẽ được đảm bảo nếu quân đội duy trì một thể chế chuyên nghiệp cao so với phạm vi kiểm soát của riêng mình. Ngược lại, kiểm soát chủ quan (subjective control) là sự phủ nhận một lĩnh vực quân sự độc lập, hậu quả kéo theo một quân đội bị chính trị hóa.

Kiểm soát dân sự đối với quân đội là một học thuyết về khoa học quân sự và chính trị, đặt trách nhiệm cuối cùng cho việc ra quyết định chiến lược của một quốc gia trong tay lãnh đạo chính trị dân sự, thay vì các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Một tác giả, diễn giải các tác phẩm của Samuel P. Huntington trong cuốn sách Người lính và Nhà nước: Lý thuyết và Chính trị của Quan hệ Quân sự-Dân sự đã được xuất bản năm 1957. Trong cuốn sách này, ông đã xem xét mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và chuyên môn quân sự, đồng thời tóm tắt lý tưởng kiểm soát dân sự là "sự phụ thuộc đúng đắn của một quân đội chuyên nghiệp, có thẩm quyền vào cuối chính sách được xác định bởi chính quyền dân sự".

Phản ứng đối với mối đe dọa từ Trung Quốc đã vấp phải sự trỗi dậy của chủ nghĩa cấp tiến trong nội bộ chính trị Hoa Kỳ. Có ba vấn đề quân sự-dân sự lớn đang tác động đến Lầu Năm Góc ngày nay xuất phát từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa cấp tiến:

  • Thứ nhất, làm thế nào để duy trì sự kiểm soát dân sự khách quan?
  • Thứ hai, làm thế nào để duy trì một nền văn hóa thúc đẩy một môi trường đổi mới?
  • Và thứ ba, làm thế nào để giải quyết các vấn đề liên quan trong khi vẫn phải duy trì quyền kiểm soát dân sự khách quan?

Duy trì một quân đội chuyên nghiệp đòi hỏi điều mà ông Samuel Huntington - một chuyên gia nghiên cứu chính trị xuất chúng ở Hoa Kỳ - gọi là “kiểm soát dân sự khách quan”. Điều này có nghĩa là quân đội Hoa Kỳ sở hữu một khu vực quân sự độc lập, từ đó giúp duy trì quân đội chuyên nghiệp. Như vậy, sẽ nảy sinh một vấn đề về việc duy trì quyền kiểm soát khách quan nếu giới lãnh đạo chính trị xâm phạm lĩnh vực này để đạt được các mục tiêu khác, theo yêu cầu của chủ nghĩa cấp tiến.

Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp của quân đội đòi hỏi khu vực quân sự phải được tách rời khỏi sức ép về văn hóa, tư tưởng và xã hội - những yếu tố tác động đến phần còn lại của chính phủ. Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) phải xác định được những áp lực đó là gì.

Lãnh đạo cấp cao của Lầu Năm Góc cần phải giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:

  1. Các mối đe dọa đối với sự kiểm soát dân sự khách quan
  2. Nguyên nhân của những mối đe dọa này
  3. Cách giải quyết các mối đe dọa kể trên nhằm duy trì sự kiểm soát dân sự khách quan.

Các mối đe dọa

Những áp lực này đối với DOD không chỉ là các vấn đề lịch sử của chủ nghĩa hoài nghi (cynicism), chủ nghĩa thận trọng (careerism) hay chủ nghĩa thiên vị (favoritism). Những vấn đề này luôn tồn tại, nhưng tính chuyên nghiệp quân sự mạnh mẽ trong lịch sử đã giúp chúng luôn được kiểm soát.

Ngày nay, DOD đã và đang phải đối mặt với một vấn đề còn sâu sắc hơn nhiều. Một hệ tư tưởng cấp tiến khiến cho tổ chức này phải đối mặt với một hệ thống phân cấp về các nguyên tắc, giá trị và văn hóa. Sức ép ý thức hệ này làm xói mòn lĩnh vực quân sự độc lập và tính chuyên nghiệp của quân đội.

Kết quả của sự suy giảm tính chuyên nghiệp là, tổ chức này khó có thể kiềm chế các vấn đề lịch sử của chủ nghĩa thận trọng và chủ nghĩa hoài nghi. Đồng thời, nó phải đối mặt với một loạt thách thức mới do sự thay đổi ý thức hệ gây ra. Nền tảng của sự chuyên nghiệp trong quân đội bị hủy hoại bởi những vấn đề này - và chúng cần phải được giải quyết.

Đáng tiếc là không chỉ quân đội Mỹ bị ảnh hưởng bởi điều này mà ngay cả quân đội của các đồng minh chủ chốt như Anh cũng vậy. Giám đốc tuyển dụng của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã đưa ra cáo buộc rằng bà được yêu cầu ưu tiên tuyển dụng phụ nữ và người thiểu số hơn nam giới da trắng để đáp ứng các mục tiêu đa dạng của chính phủ.

Ảnh của Epoch Times
Các học viên Học viện Quân sự Hoa Kỳ tham dự lễ tốt nghiệp năm 2020 tại West Point, New York, hôm 13/6/2020. (Ảnh: Timothy A. Clary/AFP/Getty Images)

Nguyên nhân của mối đe dọa

Nguyên nhân của mối đe dọa là sự thay đổi ý thức hệ từ chủ nghĩa tự do truyền thống (traditional liberalism) sang chủ nghĩa cấp tiến (progressivism). Sự thay đổi này tạo ra những căng thẳng và thách thức sâu sắc đối với việc duy trì quyền kiểm soát dân sự khách quan. Về cơ bản, ban lãnh đạo Lầu Năm Góc đang đối mặt trực tiếp với sự thay đổi ý thức hệ này.

Lãnh đạo cấp cao Lầu Năm Góc cần phải xác định xem liệu các yêu cầu của kiểm soát dân sự khách quan, gồm cả việc công nhận khu vực quân sự độc lập, có được tôn trọng trong hoàn cảnh ý thức hệ thay đổi hay không.

Nếu câu trả lời là không, thì ban lãnh đạo cấp cao cần phải chuẩn bị cho việc kiểm soát dân sự chủ quan và hậu quả của nó đối với an ninh quốc gia cũng như đối với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ. Trung Quốc không muốn gì hơn ngoài điều này.

Nếu câu trả lời là có, thì ban lãnh đạo cấp cao phải đưa ra các giải pháp để lĩnh vực quân sự được tôn trọng và tách rời. Để duy trì sự kiểm soát dân sự khách quan, các đặc tính chiến tranh phải được toàn bộ lực lượng, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao lưu giữ và nội bộ hóa. Tinh thần đó là chiến đấu. Tinh thần đó yêu cầu các sĩ quan và hạ sĩ quan (Non-commissioned officer-NCO) cần phải trung thực, phê bình và thẳng thắn.

Những đức tính này nếu được bảo tồn sẽ giúp cho DOD tránh được việc một sĩ quan hay hạ sĩ quan thờ ơ và lãnh cảm. Khi các sĩ quan từ chối đưa ra những đánh giá thẳng thắn và chân thành về những điểm yếu và tác động tiêu cực của các chính sách kể trên, cũng là lúc họ đã đánh mất những đặc tính cần thiết để phát triển các chiến lược và giải pháp vượt trội.

Khuyến nghị để giải quyết những vấn đề này

Để tiếp tục các mục tiêu này, Lầu Năm Góc cần làm những bước sau:

Thứ nhất, có thể thành lập một văn phòng có nhiệm vụ xác định các hành vi xâm phạm lãnh thổ quân sự từ bất kỳ nguồn nào.

Cần trưng cầu, ghi lại và chia sẻ kinh nghiệm cũng như ý kiến ​​của các cựu chiến binh trong Chiến tranh Thế giới thứ II, chiến tranh Hàn Quốc, chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Lạnh… Bên cạnh đó, cần phải bảo tồn các giá trị truyền thống và lịch sử quân sự để có thể mô tả chính xác về các đặc tính quân sự xuyên suốt các thời kỳ chiến tranh nóng và lạnh của Hoa Kỳ.

Văn phòng này sẽ không tập trung vào lịch sử mà trọng tâm là nhằm nghiên cứu những đặc tính đã giúp các quân nhân Mỹ chiến đấu trong suốt chiều dài chiến tranh. Đặc tính đó đã thay đổi như thế nào so với ngày nay? Các bài học lịch sử rút ra là gì? Một lần nữa, kinh nghiệm và ý kiến ​​của những người từng phục vụ trong các cuộc chiến ngay lập tức trở nên có giá trị, đặc biệt là những đặc tính cần thiết để duy trì chiến đấu cường độ cao.

Thứ hai, xây dựng một nền văn hóa khen thưởng dựa trên hiệu suất và thúc đẩy môi trường đổi mới.

Trong khi đổi mới có nhiều nguồn, về mặt lịch sử, một nguồn chính là các thành viên của DOD có thể xác định các cơ hội đổi mới hoặc các vấn đề cản trở nó. Đổi mới đòi hỏi khả năng phát biểu và phê bình một cách tự do và trung thực. Việc rèn giũa trong môi trường đó luôn luôn khó thực hiện.

Nhưng điều đó thậm chí còn khó hơn ở trong một môi trường mà những lời chỉ trích trung thực, chuyên nghiệp mâu thuẫn với các nguyên tắc được ưa chuộng, dẫn đến những hậu quả bất lợi về chuyên môn.

DOD nên đánh giá xem liệu môi trường này có thúc đẩy sự đổi mới từ các thành viên dân sự và quân nhân của mình hay không.

DOD phải có thể trả lời một cách tự tin rằng dân sự hoặc quân nhân có thể xác định các vấn đề cản trở sự đổi mới nhưng điều đó cũng giao thoa với các chính sách hoặc nhóm được ưu ái về mặt tư tưởng mà không sợ những hậu quả tiêu cực về chuyên môn.

DOD phải xác định cách thức xây dựng và duy trì một môi trường như vậy.

Về cơ bản, DOD phải “điều khiển con tàu”. Cơ quan này phải thu hút thông tin trung thực và thẳng thắn từ dân sự và quân nhân về môi trường tư tưởng trong nội bộ và tác động của nó đối với sự đổi mới.

DOD cần phải làm như vậy mà không khiến cho họ bị vấy bẩn bởi ý thức hệ thiên vị hay sợ ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp.

Thứ ba, Lầu Năm Góc phải hành động để duy trì quyền kiểm soát dân sự khách quan với kinh nghiệm Chiến tranh Lạnh tồn tại trong ký ức sống động.

Một khi khả năng kiểm soát khách quan bị suy yếu hoặc mất đi, nó sẽ cực kỳ khó tái tạo.

Có một vài ví dụ lịch sử về sự thay đổi từ kiểm soát chủ quan sang kiểm soát khách quan kể từ khi quân đội phương Tây chuyên nghiệp hóa vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những ví dụ này là minh chứng về hậu quả của thất bại quân sự, cuộc cách mạng hay thậm chí trong thời bình, phải mất nhiều thập kỷ mới có thể thu thập và chỉ ra các lỗ hổng an ninh quốc gia trong khoảng thời gian đó.

Một lần nữa, lịch sử phải được thu thập từ các cựu chiến binh thông qua những câu hỏi sau: cách họ được dạy về kiểm soát dân sự khách quan và tính chuyên nghiệp của quân đội, họ đã học những gì, những ý tưởng tiên tiến nào được xem xét, cách họ duy trì trong suốt sự nghiệp, những vấn đề hoặc căng thẳng mà họ đã chứng kiến ​​và cách thức họ giải quyết vấn đề, những đề xuất của họ trong hoàn cảnh hiện tại…

Ngoài ra, cần rà soát lại chương trình giáo dục quân sự chuyên nghiệp để đảm bảo rằng giá trị và sự cần thiết của kiểm soát dân sự khách quan, cũng như hệ quả của kiểm soát dân sự chủ quan được giảng dạy cho tất cả các cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan. Các thành viên dân sự, quan trọng nhất là các nhà lãnh đạo dân sự cấp cao, cũng cần phải được giáo dục tương tự, bao gồm việc xem xét lại nguyên nhân, sự cần thiết và lịch sử của việc kiểm soát dân sự khách quan.

Về căn bản, những người ủng hộ chủ nghĩa cấp tiến không quan tâm đến cái giá phải trả của sự thành công về mặt tư tưởng - chính là sự suy yếu vô cớ của lực lượng duy nhất bảo vệ nước Mỹ. Trớ trêu thay, nếu điều đó là vì lợi ích của Trung Quốc, thì những người cấp tiến đã có thể làm nên chiến thắng vang dội của một siêu cường dân tộc thiểu số, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và xóa sổ lực lượng duy nhất có thể ngăn cản điều đó.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Tác giả Bradley A. Thayer là thành viên sáng lập của Ủy ban về mối nguy hiểm hiện tại của Trung Quốc và là đồng tác giả của cuốn "Cách Trung Quốc nhìn thế giới: Chủ nghĩa trung tâm và cán cân quyền lực trong chính trị quốc tế".



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Cần 'xóa sổ' chủ nghĩa cấp tiến trong quân đội Hoa Kỳ