Cuộc giằng co giữa những người biểu tình và cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuối tuần qua, các cuộc biểu tình phản đối phong tỏa, kiểm duyệt, cũng như đòi tự do, đã không ngừng nổ ra trên khắp Trung Quốc và tràn ngập mạng xã hội nước này. Để tránh kiểm duyệt, người dân Trung Quốc đã chuyển sang chơi trò 'mèo vờn chuột' công nghệ cao với chính quyền.

ĐCSTQ kiểm duyệt thông tin biểu tình, người dân tìm cách đối phó

Nhiều video và hình ảnh về cuộc biểu tình đã tràn lan trên mạng xã hội Trung Quốc vào thứ Bảy tuần trước (26/11). Các cơ quan kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị quá tải bởi khối lượng thông tin khổng lồ. Một số bài đăng vẫn tồn tại trong vài giờ trước khi bị xóa. Lúc này, những người biểu tình đã sử dụng các mật mã để tránh kiểm duyệt. Theo đó, họ thông báo cho bạn bè rằng họ sẽ "đi dạo" ở một số nơi được coi là địa điểm của các cuộc biểu tình.

Cũng có một số lượng lớn người biểu tình sử dụng ứng dụng WeChat để truyền thông tin. Đây vốn là ứng dụng bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc. Những thông tin được đơn giản hóa đến mức tối đa, chỉ cung cấp thời gian và địa điểm mà không giải thích hoặc truyền thông tin bằng hình ảnh hay bản đồ nhằm tránh bị chính quyền kiểm duyệt.

Theo tờ Reuters, một người biểu tình ở Bắc Kinh cho biết: "Tôi nhận được lời nhắn bí mật này vào sáng ngày 27/11 với nội dung: 27.11, 9:30, Văn phòng Urumqi".

Bất chấp những nỗ lực không ngừng của các nhà kiểm duyệt Internet Trung Quốc, các hình ảnh và video về cuộc biểu tình đã được tải xuống và đăng lại không chỉ trên các trang mạng xã hội Trung Quốc mà còn trên các ứng dụng quốc tế như Twitter và Instagram, vốn bị hạn chế ở Trung Quốc. Nhiều người dân Trung Quốc sử dụng phần mềm VPN để vượt tường lửa và truy cập vào các ứng dụng này.

Biểu tình ở Trung Quốc
Người biểu tình giương cao tờ giấy trắng, một biểu tượng phản đối phản đối chính sách kiểm duyệt và chính sách Zero Covid của chính quyền Trung Quốc vào ngày 27/11/2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Ngoài ra, những người biểu tình cũng thành lập một nhóm truyền thông xã hội Telegram để trao đổi các thông tin liên quan đến cuộc biểu tình ở các thành phố tương ứng của họ, thậm chí sử dụng dịch vụ nhắn tin của phần mềm hẹn hò để né tránh kiểm duyệt.

Nhân chứng biểu tình ở Thượng Hải

Tờ Bloomberg đưa tin Sybil, 25 tuổi, đã ở Thượng Hải vào tối thứ Bảy tuần trước (26/11). Khi nghe tin gần đó có một buổi cầu nguyện để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương), cô quyết định tham dự.

Cô Sybil làm trong ngành truyền thông, cho biết: “Tôi chỉ muốn ghi lại quá trình cầu nguyện". Đến hiện trường ngay trước nửa đêm, cô thấy hàng chục người đứng thành vòng tròn trong im lặng để bày tỏ sự thương tiếc đối với những nạn nhân xấu số của vụ hỏa hoạn.

Ngày 27/11/2022, người dân Thượng Hải xuống đường để phản đối các biện pháp phong tỏa của chính quyền. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)

Cô Sybil nghẹn ngào tường thuật lại rằng người tham dự sự kiện này ngày một đông. Hơn một giờ sau, cảnh sát cố gắng phong tỏa khu vực này và yêu cầu những người mới đến không được phép tham dự. Nhưng một số từ chối, khăng khăng rằng họ có quyền tham gia.

Sau đó, mọi người bắt đầu cầu nguyện, cô Sybil nói. Đột nhiên có người trong đám đông hô lớn: "Tự do, không xét nghiệm axit nucleic!".

Những người biểu tình nhanh chóng hưởng ứng và kêu gọi đả đảo ĐSCTQ. Kết quả là hoạt động cầu nguyện ở Thượng Hải nhanh chóng biến thành các cuộc biểu tình.

Một phụ nữ đến từ Thượng Hải tham dự sự kiện đã mô tả cuộc biểu tình "giống như một giấc mơ" và nói rằng: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được chứng kiến cảnh tượng này ở Trung Quốc khi tôi còn sống".

Sau gần ba năm kiểm soát và phong tỏa để ngăn ngừa đại dịch Covid-19, cơn thịnh nộ của người dân cuối cùng đã bùng phát. Nhưng vào tối thứ Ba (29/11), người dân đã đụng độ với cảnh sát tại một khu vực của Quảng Châu, vốn đã bị phong tỏa trong một tháng.

Thống đốc Florida: Apple hành xử như bề tôi của Bắc Kinh, Apple hạn chế việc sử dụng ứng dụng AirDrop trên iPhone ở Trung Quốc
Một người đàn ông bị cảnh sát bắt khi cuộc biểu tình phản đối zero-COVID nổ ra ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)

Chuyên gia: Chỉ cần có sự đồng cảm, người dân tự giác xuống đường

Trong thập kỷ cầm quyền của mình, ông Tập đã chứng kiến ​​nhiều cuộc biểu tình bùng phát, nhưng thường xoay quanh các vấn đề cục bộ như sự tức giận của công nhân đối với các ông chủ nhà máy, hoặc sự tức giận của nông dân đối với việc phát triển đất đai.

Nhưng các cuộc biểu tình chống phong tỏa đã nổ ra trên khắp đất nước vào cuối tuần trước. Viện Chính sách Chiến lược Australia, cơ quan giám sát các cuộc biểu tình, ước tính đã có 51 cuộc biểu tình ở 24 thành phố kể từ sau vụ hỏa hoạn ở Tân Cương. Những người biểu tình bao gồm các sinh viên tại Đại học Thanh Hoa, trường cũ của ông Tập. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Các nhà chức trách hiện không thể truy tìm những người lãnh đạo các cuộc biểu tình, vì thực chất không có ai là người lãnh đạo cụ thể. Những cuộc biểu tình này được châm ngòi bởi sự tức giận và nỗi đau đã tích tụ trong nhiều năm của người dân Trung Quốc.

Ông Wu Guoguang, học giả cấp cao tại Trung tâm Stanford về Kinh tế và Thể chế Trung Quốc, cho biết trong một bài báo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, người dân Trung Quốc đã nhận thức đầy đủ rằng mọi người đều là một cộng đồng có tương lai chung, và thảm kịch ở Tân Cương có thể ảnh hưởng đến mọi người dân Trung Quốc.

"Không cần tổ chức hay vận động. Chỉ cần có sự đồng cảm, người Trung Quốc sẽ tự giác xuống đường để ủng hộ lẫn nhau!", ông nói.

Tờ Bloomberg đưa tin rằng, ông Hanzhang Liu, trợ lý giáo sư chính trị tại Đại học Pitzer ở Hoa Kỳ và là chuyên gia về chính trị Trung Quốc, nói rằng kinh nghiệm về các cuộc biểu tình có thể giúp hiểu rõ hơn về sự bất tuân dân sự cũng như các chiến lược và chiến thuật đi kèm với nó.

Thanh Hải

Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Cuộc giằng co giữa những người biểu tình và cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc