Giao thừa 2023: Người Trung Quốc bước vào đêm của sự thay đổi lớn nhất thế giới 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự chán ghét chính quyền và chế độ của người dân Trung Quốc đang bùng nổ dưới hình thức bất tuân. Chính sách cấm bắn pháo hoa trở thành một cái cớ hoàn hảo thể hiện thái độ bất tuân này. Dân bất tuân chính sách, chính quyền địa phương bất tuân chính quyền Trung ương; từ giấy trắng tới pháo hoa. Đêm đánh dấu sự thay đổi vĩ đại nhất của Trung Hoa đã bắt đầu...

Hàng loạt video của người Trung Quốc rò rỉ trên mạng xã hội Twitter cho thấy đường phố Bắc Kinh đông đúc quá mức bình thường vào đêm giao thừa, bất chấp đại dịch đang bùng phát. Dòng người không hẹn mà gặp, ngày càng trở nên đông đúc, đột ngột biến thành lễ hội bắn pháo hoa ngoài mong muốn của chính quyền Bắc Kinh. Bất tuân chính sách cấm bắn pháo hoa của chính quyền, dân Trung Quốc tự làm một lễ hội của riêng mình.

Bất tuân

Điều Bắc Kinh sợ nhất là mọi thứ phát triển ngoài tầm kiểm soát, giám sát và đặc biệt là ngoài mong muốn của họ. Bất tuân là điều chưa từng có, bởi vì hàng trăm triệu người Trung Quốc bất tuân đã phải trả giá thê thảm bằng mạng sống dưới chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Lễ hội bắn pháo hoa từ trung tâm Bắc Kinh đã biến thành cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người dân. Bỗng nhiên, ngoài tầm kiểm soát, số lượng người chống lại cảnh sát áp đảo. Chưa hết, tinh thần bắn pháo hoa còn lan toả tới nhiều thành phố khác, hệt như cuộc biểu tình giấy trắng vậy. Hoàn toàn tự phát, không có tổ chức, không có người đứng đầu, chỉ đơn giản là khao khát muốn giải phóng khỏi sự kìm kẹp của chế độ hà khắc nhất hành tinh.

Giải phóng khỏi cái gì? Có lẽ chỉ người Trung Quốc lúc này mới rõ ràng nhất. Zero-Covid nhắc họ rằng ngay cả khi họ không phải là người tập Pháp Luân Công, không phải là người Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng (nhóm dân số thiểu số bị diệt chủng lạnh bởi đức tin và sắc tộc), thì tính mạng và của người Trung Quốc, bố mẹ, con cái họ hoàn toàn có thể trở thành vật hi sinh hạ đẳng nhất cho các tham vọng quyền lực của các chính trị gia, cho các cuộc đấu tranh nội bộ dai dẳng không có hồi dứt. Thậm chí tiền bạc họ làm ra có thể mất trắng, không tăm hơi trong các ngân hàng thương mại.

Chính quyền đang tồn tại ở Bắc Kinh không phải để bảo vệ người Trung Quốc; tất cả những gì chính quyền làm là bảo vệ quyền lực của đảng và người Trung Quốc trở thành vật hy sinh.

Người Bắc Kinh đã thức tỉnh, Trung Quốc đã thức tỉnh

Ở Bắc Kinh, pháo hoa nổ không ngớt dọc theo hàng dài xe cộ, nhiều xe ô tô chạy qua cũng vậy. Pháo hoa nhiều như vậy, cứ ùn ùn chở đến. Họ đến để đơn thuần đốt pháo hoa? Người Bắc Kinh đang đến với pháo hoa trên tay để biểu thị thái độ của họ: BẤT TUÂN. Họ không còn cách biểu thị nào khác khi ngôn luận hoàn toàn bị kiểm duyệt bởi ĐCSTQ.

ĐCSTQ tạo ra một cái lồng giam thông tin nơi đảng chỉ cho người dân tiếp cận các thông tin mà họ muốn. Tất cả tiếng nói phản đối, trái chiều đều bị chính quyền đàn áp. Nếu như trong một quốc gia mà tiếng nói trung thực có thể phải trả giá bằng mạng sống thì các hình thức phản đối như pháo hoa và giấy trắng thực sự là lựa chọn không dũng cảm, đầy sáng tạo.

Nhưng rõ ràng, đó là lựa chọn cay đắng, đầy khổ đau của những con người bị tước mất quyền làm người cơ bản: quyền lên tiếng và biểu đạt.

Chối bỏ

Tại Nam Kinh, hàng chục nghìn người đã tập trung gần tượng đồng Tôn Trung Sơn ở Xinjiekou. Người Trung Quốc vượt qua hàng rào để đặt hoa trước tượng. Ông Yan Chungou bình luận (trong một bài đăng trên Secret China) rằng: "Tặng hoa cho Tôn Trung Sơn có nghĩa là tưởng nhớ Trung Hoa Dân Quốc. Tưởng nhớ Trung Hoa Dân Quốc có nghĩa là từ chối ĐCSTQ".

Hàng chục ngàn người, không hẹn trước, không phải do "thế lực ngoại lai thao túng" thì có nghĩa là người Trung Quốc không phải bồng bột nhất thời; đó là nhận thức, là khát vọng, là mơ ước của họ: Chối bỏ ĐCSTQ.

Ở Tân Hương, tỉnh Hà Nam, một thành phố cấp hai và cấp ba ít được biết đến, hàng chục nghìn người đã tập trung trên các con đường của khu vực trung tâm thành phố. Một người phụ nữ mặc đồ đỏ nhảy múa với pháo hoa trên tay trong một không gian rộng mở được bao quanh bởi đám đông đang cổ vũ cho cô ấy. Đám đông đang cổ vũ cho một người dân bất tuân chính sách của chính quyền.

biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Cuộc cách mạng giấy trắng - sinh viên Trung Quốc giơ cao những tờ giấy trắng trong khi biểu tình phản đối chính sách zero-COVID hà khắc. (Ảnh: Epochtimes tiếng Trung)

Từ giấy trắng đến pháo hoa, hình thức biểu đạt của người Trung Quốc khác nhau nhưng nội hàm nhất quán: sự bất mãn với ĐCSTQ đang lớn đến mức cả Trung Quốc như một kho thuốc nổ. Chỉ đợi châm ngòi, nó dường như có thể lập tức nổ tung. Tất cả gợi nhớ tới sự kiện bức tường Berlin, có thể sụp đổ chỉ sau một đêm.

Trong những năm qua, ĐCSTQ đã lấy sự ổn định làm cái cớ để đàn áp người dân Trung Quốc bằng mọi cách. Để bảo vệ lợi ích của mình, người Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng “Trung Quốc không thể hỗn loạn”.

Sự thay đổi vĩ đại

Cách suy nghĩ bị tẩy não này khiến người Trung Quốc luôn được ngoại giới bình luận là quá nhút nhát. Thứ họ muốn là được yên ổn làm ăn, họ sẵn sàng tuân theo quy tắc để đổi lấy sự bình yên cho bản thân và gia tộc. Họ thậm chí đã sẵn sàng im lặng trước cái chết của hàng trăm triệu đồng bào chỉ vì không muốn rước lấy rắc rối. Người Trung Quốc thà tin vào những lời nói dối của chính quyền còn hơn tự tìm hiểu sự thật để phải đau lòng, để phải đấu tranh với lương tâm của mình, để phải trở thành kẻ thù của Chính quyền.

Người Trung Quốc từng lựa chọn cách sống như thế. Chính quyền Bắc Kinh nhờ thế mà tiếp tục công cuộc diệt chủng lạnh đẫm máu người Duy Ngô Nhĩ, thảm sát Tây Tạngmổ cướp tạng những người tu Phật gia Pháp Luân Công.

Nhưng zero-Covid khiến họ hiểu ra rằng dung túng cho cái ác thì đến một lúc cái ác cũng tìm đến họ và gia đình của họ. Im lặng trước cái ác cũng chính là hành ác. Họ buộc phải lựa chọn.

Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt vào trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh Getty)

Và người Trung Quốc đã lựa chọn, từ cách biểu tình ít người với giấy trắng trong tay tới số đông mang theo pháo hoa và tưởng nhớ Tôn Trung Sơn.

Trung Quốc như bùng nổ khi nỗi đau mà ĐCSTQ gây ra không chỉ với một nhóm người. Zero-Covid, thất nghiệp, mất tiền trong tài khoản ngân hàng... nỗi đau ấy lan toả toàn Trung Quốc, lên mọi gia đình, mọi cá thể. Nó cướp đi sinh mạng, tài sản của bất kỳ ai. Nỗi bất an cho tất cả.

'Hoại - Diệt'

Tác giả Yan Chungou, viết trên trang facebook (bài viết được đăng lại bởi Secret China): "Giới truyền thông nhận thấy bài phát biểu năm mới của ông Tập Cận Bình nhẹ nhàng hơn nhiều, không đề cập đến đấu tranh, không đề cập đến quân đội và cảnh sát, không đề cập đến thống nhất, nhưng nhấn mạnh rằng đất nước rất lớn, có những yêu cầu khác nhau là bình thường. Tình hình tồi tệ hiện tại và cuộc cách mạng sách trắng đã dạy ông Tập cách cư xử, mù quáng tăng cường xung đột và phóng đại sự thù địch sẽ chỉ khơi dậy sự tức giận của người dân và khiến việc cai trị trở nên khó khăn hơn".

Nhưng đó là bài phát biểu. Làn sóng bất tuân từ lòng dân đến chính quyền địa phương buộc chính quyền trung ương phải điên cuồng hơn. Bất cứ nhượng bộ nào của chính quyền trung ương cũng khiến tội ác diệt chủng lạnh, tội ác đàn áp, diệt chủng người Trung Hoa trong 100 năm tồn tại của đảng sẽ bị vạch trần. Tội ác diệt chủng lạnh là vô tiền khoáng hậu [trước chưa từng có, sau cũng không thể có]. Nếu tội ác này bị vạch trần, đảng và các thành viên của nó vĩnh viễn không thể tồn tại, phải đối mặt với sự phỉ báng, trừng phạt khủng khiếp nhất.

Bói chữ: Khi nào ĐCSTQ diệt vong?
Làm nhiều điều bất nghĩa tự chuốc diệt vong. (Tổng hợp)

Chắc chắn ĐCSTQ và chính quyền hiện tại của Bắc Kinh không sẵn lòng cho kết cục này.

Xem thêm: 100 năm ĐCSTQ: Một thế kỷ giết chóc và lừa dối

100 năm ĐCSTQ: Hội chứng kinh tế Stockholm và nền kinh tế quái vật (Kỳ 1)

Tác giả Yan Chungou cũng nhận định rằng chính phủ càng cảm thấy rằng cuộc khủng hoảng đang đến gần thì họ sẽ càng điên cuồng hơn; chính sách của họ càng vô nhân đạo và phương pháp của họ càng bạo lực hơn. Bằng cách này, bộ mặt thật của chính quyền Bắc Kinh sẽ bị phơi bày, bản chất của mâu thuẫn sẽ thay đổi. Người dân sẽ không còn tin rằng nỗi thống khổ của họ do sai lầm của cán bộ cơ sở bởi vì chính sách của đảng luôn vì dân và luôn tốt đẹp. Mọi thứ đang thay đổi về chất.

Không chỉ giữa chính quyền với người dân, mà còn giữa chính quyền trung ương và địa phương. Ủy ban Y tế là một cơ quan trung ương, và các quyết định của nó phải bao trùm cả nước. Tuy nhiên, kể từ khi tự do hóa, các số liệu về dịch bệnh do Ủy ban Y tế công bố đã bị chính quyền địa phương tát vào mặt. Các số liệu ở Hàng Châu và Quảng Đông đã cố tình mâu thuẫn Ủy ban Y tế. Ủy ban Y tế Quốc gia đã yêu cầu người nước ngoài được tự do hoàn toàn, nhưng ở Quảng Đông và những nơi khác, du học sinh trở về vẫn bị giữ tại sân bay, yêu cầu họ phải cách ly tập trung.

Chính quyền Trung ương không kiểm soát nổi chính quyền địa phương, chính quyền địa phương không kiểm soát nổi người dân; sự bất tuân ngày càng lớn. Một điềm báo cho sự phân rã, một tiền trình "hoại-diệt" không thể tránh từ nội bộ chính quyền.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Quang Nhật



BÀI CHỌN LỌC

Giao thừa 2023: Người Trung Quốc bước vào đêm của sự thay đổi lớn nhất thế giới