Hải Dương ở miền nào: Hải Dương ở miền Bắc hay miền Trung?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hải Dương là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu Hải Dương ở miền nào; Hải Dương ở miền Bắc hay miền Trung… trong bài viết dưới đây!

1. Hải Dương ở miền nào: Giới thiệu về tỉnh Hải dương

Những thông tin tìm hiểu Hải Dương ở miền nào giúp bạn hiểu rõ hơn về địa phương này trước khi tới đây du lịch hoặc công tác; hay phát triển công việc kinh doanh…

Vậy Hải Dương là miền nào, Hải Dương nằm ở khu vực nào của nước ta?

Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, ở miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong bảy tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Tỉnh Hải Dương có quy mô dân số lớn thứ 9 cả nước với 1.907.246 người (năm 2020).

Hải Dương có biển không?

Một trong những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm về tỉnh Hải Dương đó là Hải Dương có biển không/ Hải Dương có giáp biển không.

Với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hải Dương không có biển.

Địa phương này có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; đặc biệt là cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18. Mặc dù không có cảng biển và sân bay nhưng tỉnh Hải Dương rất gần với cảng biển Hải Phòng, sân bay Cát Bi (Hải Phòng) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

2. Hải Dương giáp tỉnh nào?

Bạn có biết Hải Dương gần tỉnh nào, Hải Dương có giáp Hà Nội không, Hải Dương có gần Hà Nội không?

Hải Dương cách Hà Nội bao nhiêu km?

Trung tâm hành chính của tỉnh là TP Hải Dương, cách TP Hà Nội khoảng 57 km.

Hải Dương cách Nghệ An bao nhiêu km: Hải Dương cách TP Vinh (Nghệ An) hơn 300 km.

3. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Dương

Khi tìm hiểu Hải Dương ở miền nào, những thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hải Dương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa phương này.

Với diện tích tự nhiên là 1.668 km2, Hải Dương là tỉnh có diện tích lớn thứ 51 cả nước.

3.1. Điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình là 23℃.

Hải Dương có núi không?

Tỉnh Hải Dương có địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam với hai vùng chính là vùng núi trung du và vùng đồng bằng.

Tỉnh Hải Dương có nhiều dãy núi như: dãy núi An Phụ (huyện Kinh Môn); dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân (TP Chí Linh) nơi có khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; núi Ngũ Nhạc (ở TP Chí Linh)...

Vùng đồi núi trung du ở phía Bắc (chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh) chủ yếu ở TP Chí Linh và huyện Kinh Môn. Khu vực này thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ…

Vùng đồng bằng (chiếm 89% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh) có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ; thích hợp với nhiều loại cây trồng như: cây thực phẩm, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

3.2. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Hải Dương

Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Hải Dương có hơn 24 loại khoáng sản với hơn 90 mỏ và điểm quặng.

Trong đó, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi (khoảng 200 triệu tấn); cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ (khoảng 400.000 tấn); đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa (khoảng 8 triệu tấn); quặng boxit để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp (khoảng 200.000 tấn)...

4. Điều kiện KT-XH của tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố (TP Hải Dương, TP Chí Linh); và 10 huyện. Trong đó, TP Hải Dương là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Hải Dương là một trong những tỉnh có hệ thống hạ tầng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp được đầu tư cơ bản đồng bộ; hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Đây cũng là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều lễ hội truyền thống, khu văn hoá và du lịch. Toàn tỉnh có hơn 3.100 di tích lịch sử, văn hoá; trong đó có 144 di tích được xếp hạng Quốc gia; 4 khu di tích được xếp hạng Quốc gia đặc biệt; 8 bảo vật quốc gia và 9 di sản văn hoá phi vật thể được Bộ Văn hoá - Thể thao - và Du lịch ghi nhận.

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương là: khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; quần thể di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia; Văn miếu Mao Điền; đảo cò Chi Lăng; rừng phong lá đỏ; chùa Thanh Mai; làng múa rối nước Thanh Hải…

Vậy là bạn đã biết “Hải Dương ở miền nào". Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Mạnh Hùng

Xem thêm:

Việt Nam Xã hội

Hải Dương ở miền nào: Hải Dương ở miền Bắc hay miền Trung?