Nghiên cứu: Gần 26.000 tấn chất thải nhựa liên quan đến Covid 19 gây ô nhiễm đại dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 25.900 tấn nhựa liên quan đến đại dịch Covid 19 hiện đang gây ô nhiễm đại dương với phần lớn xuất phát từ chất thải bệnh viện và chất thải y tế.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí trực tuyến PNAS hôm thứ Hai (ngày 8/11) cho thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu cho đến ngày 23/8 năm nay, khoảng 8,4 triệu tấn rác thải nhựa đã được tạo ra từ 193 quốc gia, với khoảng 25,9 nghìn tấn được thải ra vào đại dương.

Các nhà nghiên cứu cho biết, số lượng chất thải nhựa vượt xa khả năng xử lý của các quốc gia. Lưu ý rằng đại dịch đã dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với chất dẻo sử dụng một lần. Điều này làm gia tăng áp lực đối với “vấn đề chất thải nhựa toàn cầu mà đã nằm ngoài tầm kiểm soát của con người”.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Các chất dẻo thải ra có thể được vận chuyển qua một quãng đường dài trong đại dương, chạm trán với động vật hoang dã dưới biển và có khả năng dẫn đến thương tích hoặc thậm chí tử vong”.

Nghiên cứu lưu ý rằng chất thải bệnh viện đại diện cho phần lớn lượng chất thải toàn cầu, khoảng 73%. Phần lớn lượng chất thải toàn cầu là đến từ châu Á, khoảng 72%.

Nghiên cứu nêu rõ, điều này “kêu gọi các phương thức quản lý tốt hơn đối với chất thải y tế ở các nước đang phát triển”.

Họ viết: “Hầu hết nhựa là từ chất thải y tế do các bệnh viện tạo ra. Số lượng chất thải này làm cho số lượng chất thải nhựa từ các vật dụng cá nhân và các túi/đồ nhựa từ mua sắm trực tuyến giảm nhiều”. "Điều này đặt ra một vấn đề lâu dài đối với môi trường đại dương. Những chất thải này chủ yếu được tích tụ trên các bãi biển và trầm tích ven biển”.

Theo nghiên cứu, ba con sông lớn nhất để xả chất thải nhựa liên quan đến đại dịch là Shatt al-Arab ở đông nam Iraq, với 5.200 tấn, sông Indus, ở Tây Tây Tạng, với 4.000 tấn và sông Dương Tử, với 3.700 tấn.

Các nhà nghiên cứu viết: “Những phát hiện này làm nổi bật các con sông và lưu vực. Những địa điểm này cần được chú ý đặc biệt trong việc quản lý chất thải nhựa”. Lưu ý rằng, khi xét tổng thể, 10 con sông hàng đầu chiếm 79% lượng chất thải nhựa của đại dịch.

Các nhà nghiên cứu kết luận nghiên cứu của họ bằng cách lưu ý rằng trên toàn cầu, nhận thức của cộng đồng về tác động môi trường của các sản phẩm nhựa cần được tăng cường.

Họ nói thêm: “Các công nghệ đổi mới cần được thúc đẩy để thu gom, phân loại, xử lý và tái chế chất thải nhựa tốt hơn, cũng như phát triển các vật liệu thân thiện với môi trường hơn”. “Cần phải quản lý tốt hơn chất thải y tế ở các tâm chấn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển”.

Theo một đánh giá được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố vào tháng trước, ô nhiễm nhựa trong các đại dương và các vùng nước khác có thể tăng gấp đôi vào năm 2030.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Gần 26.000 tấn chất thải nhựa liên quan đến Covid 19 gây ô nhiễm đại dương