Khủng long có thể không phải bị xóa sổ bởi một tiểu hành tinh, còn có nguyên nhân khác

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra bằng chứng mới cho thấy Tiểu hành tinh Chicxulub đã bị ‘oan' khi cho rằng nó đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Ngoài đó ra, còn có tác động của một vụ phun trào núi lửa khủng khiếp hơn nữa.

Theo trang Sputnik, hai nhà khoa học Brenhin Keller và Alexander Cox từ Trường Đại học Dartmouth (Mỹ) đã xem xét các lõi trầm tích hình trụ được khoan từ sâu bên dưới đại dương, với những lớp đất lốm đốm sinh vật foraminifera. Chính điều này đã cung cấp manh mối về độ axit của đại dương theo thời gian cũng như lượng carbon dioxide và sulfur dioxide trong môi trường quá khứ.

Hai loại khí này được cho là có vai trò lớn trong đại tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm về trước), tiêu diệt toàn bộ loài khủng long cũng như các loài động thực vật khác.

Theo trang Yahoo News, các nhà nghiên cứu tin rằng các vụ phun trào núi lửa gây ra hiện tượng 'lũ bazan' khổng lồ mới chính là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt 66 triệu năm trước, và những vụ tuyệt chủng khác trong lịch sử Trái đất. Họ nói rằng sự hiện diện của một tiểu hành tinh chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Nghiên cứu của các nhà khoa học, được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences - PNAS), khẳng định hoạt động núi lửa dường như là nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt.

Ông Brenhin Keller cho biết: “Tất cả các lý thuyết khác cố gắng giải thích điều gì đã xóa sổ loài khủng long, bao gồm cả núi lửa, đã bị dập tắt khi miệng hố va chạm Chicxulub được phát hiện.”

Keller cho biết: “Mặc dù rất khó để xác định liệu một vụ phun trào núi lửa có gây ra một vụ tuyệt chủng hàng loạt cụ thể hay không, nhưng kết quả của chúng tôi khiến khó có thể bỏ qua vai trò của hoạt động núi lửa trong sự tuyệt chủng”.

Dấu vết khủng long được tiết lộ ở Texas khi hạn hán nghiêm trọng làm dòng sông khô cạn:

Khai thác sức mạnh của 128 bộ xử lý dữ liệu, sau khi mô phỏng các kịch bản khác nhau và sử dụng mô hình thống kê Monte Carlo chuỗi Markov để tính toán xác suất, các tác giả kết luận chỉ có hoạt động núi lửa mạnh mẽ mới là lời giải thích đầy đủ cho những thay đổi môi trường xảy ra vào thời điểm đó.

Các vụ phun trào núi lửa vào khoảng thời gian loài khủng long lớn tuyệt chủng, đã làm rung chuyển vùng tiểu lục địa Ấn Độ tạo nên vùng mà ngày nay gọi là cao nguyên Deccan.

Sự kiện này đã có tác động sâu rộng đến toàn cầu, bao phủ bầu khí quyển trong bụi và khói độc, làm ngạt thở khủng long và các sự sống khác ngoài việc làm thay đổi khí hậu trên quy mô lâu dài.

Ông Brenhin Keller nói rằng tốc độ phun trào của núi lửa ở Deccan - Ấn Độ cho thấy có thể nó đã gây ra sự tuyệt chủng trên diện rộng ngay cả khi không có tiểu hành tinh.

Ông nói thêm rằng tác động là một cú va chạm kép đã vang lên hồi chuông báo tử cho loài khủng long. Chỉ là tình cờ, tiểu hành tinh "oan uổng" Chicxulub đã lao xuống Trái Đất vào đúng thời điểm hỗn loạn đó. Tuy nó để lại một miệng hố va chạm khổng lồ, nhưng ít có tác dụng gì cho việc tạo nên đại tuyệt chủng.



BÀI CHỌN LỌC

Khủng long có thể không phải bị xóa sổ bởi một tiểu hành tinh, còn có nguyên nhân khác