Kiến có mấy chân: Tìm hiểu về cấu tạo và các bộ phận cơ thể của loài kiến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kiến là một những loài côn trùng có mặt trên khắp thế giới. Cùng tìm hiểu kiến có mấy chân, cấu tạo và các bộ phận cơ thể của loài kiến trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu chung về loài kiến

Loài kiến có tên khoa học là Formicidae, là một họ côn trùng thuộc bộ cánh màng. Kiến có thói quen sống thành đàn lớn, thậm chí có những đàn kiến lên đến hàng triệu con.

Loài kiến có tính xã hội rất cao và trong một đàn kiến, chỉ có một con mẹ đẻ trứng (gọi là kiến chúa); còn lại là các kiến thợ. Kiến thợ có nhiệm vụ chăm sóc kiến chúa; đào tổ; tìm kiếm thức ăn; chuyển trứng; ấp trứng; nuôi kiến con…

2. Loài kiến có mấy chân?

Bạn có biết kiến có mấy chân không?

Loài kiến có 6 chân và cơ thể của chúng được chia thành 3 phần là: phần đầu; phần ngực; và phần bụng với những đặc điểm riêng biệt. Bộ xương ngoài của kiến có vai trò bảo vệ các phần mềm bên trong; đồng thời có vai trò nối các cơ để kiến có thể di chuyển dễ dàng.

3. Cấu tạo cơ thể kiến

3.1. Phần đầu của kiến

Bên cạnh việc tìm hiểu kiến có mấy chân, những thông tin về cấu tạo cơ thể của loài kiến cũng mang đến những thông tin thú vị.

Phần đầu của kiến có hai mắt được ví như hàng trăm thấu kính giúp kiến phân biệt rõ các cử động trong môi trường xung quanh. Đây cũng là nơi tập trung các cơ quan cảm giác của loài kiến nhỏ bé này.

Đôi mắt của kiến giúp chúng phân biệt được cường độ ánh sáng tự nhiên. Cùng với đó, kiến còn có một cặp râu, là cơ quan giao tiếp hiệu quả; giúp chúng phát hiện thức ăn và các chất bài tiết từ các cá thể ở xung quanh.

3.2. Phần ngực của kiến

Bộ phận ngực của kiến gắn chặt với 3 cặp chân, giúp kiến có thể di chuyển nhẹ nhàng và nhanh chóng. Phần chân của kiến thường có dạng hình cái móc ở phần dưới. Nhờ cấu tạo này, những con kiến có thể leo trèo dễ dàng. Bên cạnh đó, ở một số loài kiến, bộ phận ngực còn gắn với đôi cánh giúp chúng có thể bay.

3.3. Phần bụng của kiến

Phần bụng của kiến là nơi chứa những cơ quan quan trọng nhất của chúng; đặc biệt là cơ quan sinh sản. Hầu như các loài kiến đều có kim châm ở phần bụng, giúp chúng phóng hoá chất khiến con mồi tê liệt. Bộ phận kim châm này cũng là vũ khí tự vệ, bảo vệ tổ của chúng.

4. Một số loài kiến gây hại cho con người

Đến nay, các nhà khoa học đã phân loại được hơn 15.000 loài kiến trên khắp thế giới. Trong đó, một số loài kiến hiện diện phổ biến trong môi trường sống của con người.

Ở Việt Nam, có một số loài kiến có thể gây hại cho con người như:

  • Kiến ba khoang: Loài này có chứa Pederin - là loại độc tố có độc tính cao gấp 12 đến 15 lần nọc rắn hổ. Loài kiến ba khoang có 6 chân và phần bụng của chúng được chia thành 3 khoang với hai màu sắc: đen - đỏ.
  • Kiến đầu to: Loài kiến này có phần đầu lớn, có 6 chân; là loài kiến ăn thịt và đặc biệt hung dữ.
  • Kiến càng: Loài kiến này có đôi càng to khỏe luôn sẵn sàng tấn công loài nào có thể gây nguy hại đến chúng và tổ của chúng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc kiến có mấy chân và những thông tin thú vị về loài kiến. Mặc dù là loài sinh vật nhỏ bé nhưng những kỹ năng và cách tổ chức, hoạt động trong “xã hội” loài kiến lại hội tụ những điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên; thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và khám phá.

Hoàng Quân



BÀI CHỌN LỌC

Kiến có mấy chân: Tìm hiểu về cấu tạo và các bộ phận cơ thể của loài kiến