Mối quan hệ thắm thiết của Trung Quốc và WHO có rạn vỡ vì 'zero Covid'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc gỡ một bài đăng của Liên Hợp Quốc (UN) trên nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất của nước này là Weibo. Lý do đơn giản là UN đăng ý kiến nhận xét của Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới về chính sách 'zero Covid' của Bắc Kinh là thiếu bền vững. Kể từ đầu đại dịch đến giờ, WHO luôn đồng điệu với mọi tuyên bố của chế độ Bắc Kinh. Nhưng vì 'zero Covid', có vẻ như mối quan hệ thắm thiết này bắt đầu 'bằng mặt mà không bằng lòng'.

Bắc Kinh không hài lòng với ông Tedros

Theo tin từ Reuters, hôm nay, ngày 11/5/2022, một bài đăng trên nền tảng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Weibo, thuộc tài khoản chính thức của Liên Hợp Quốc (UN) đã bị chế độ Bắc Kinh xoá khỏi nền tảng này.

Bài viết được xoá ngay sau khi đăng tải. Nội dung là UN đã trích dẫn nhận xét của Giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) rằng chính sách không khoan nhượng của Bắc Kinh với Covid-19 là thiếu bền vững.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã đưa ra nhận xét tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba. UN đã đăng tải bình luận của ông vào ngày thứ Tư (10/5/2022) trên tài khoản Weibo của họ.

Cả UN và Weibo đều chưa trả lời câu hỏi của Reuters về vấn đề này.

New York Post: WHO là 'con rối trong tay Trung Quốc'

Đây là một động thái khá ngạc nhiên của WHO, tổ chức luôn đồng điệu với Trung Quốc bất chấp các bằng chứng khoa học và thực tiễn kể từ khi đại dịch bắt đầu. Mối quan hệ của WHO và chế độ Bắc Kinh thân thiết tới mức tờ New York Post nhận xét "WHO là con rối trong tay Trung Quốc".

Dù vậy, nhận định này cũng không mới mẻ, duy nhất hay sớm nhất trên truyền thông khắp toàn cầu hoặc trong lòng của mỗi cá nhân chứng kiến hai năm đại dịch COVID hoành hành khắp toàn cầu, cướp đi sinh mạng của 5,452,900 người (theo Worldometers, ngày 1/1/2022)

Nhưng sau khi mất đi sinh mạng của gần 5,5 triệu người khắp toàn cầu, cay đắng thay, chúng ta mới nhận ra rằng WHO đã trở thành một trong tay Trung Quốc từ rất lâu trước đó.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng việc ​​Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho phép Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, kết quả điều tra cuối cùng sẽ là giúp ĐCSTQ “xóa sạch dấu vết".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng việc ​​Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho phép Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, kết quả điều tra cuối cùng sẽ là giúp ĐCSTQ “xóa sạch dấu vết". (Getty Images)

Bộ máy quan liêu nặng nề của WHO đã nhiều lần chấp nhận phiên bản câu chuyện của Bắc Kinh về nguồn gốc đại dịch. Vì Trung Quốc, WHO bịt miệng các chuyên gia dịch tễ học độc lập đang cố gắng đánh giá virus. Vì Trung Quốc, WHO chống lại những nỗ lực của Đài Loan trong việc chia sẻ kinh nghiệm thành công chống dịch lây lan trong giai đoạn đầu.

Đây không phải điều gì bất ngờ. New York Post dẫn chứng rằng người đứng đầu WHO hiện nay được tiến cử bởi Trung Quốc; đó là lý do WHO ‘trung thành’ với Bắc Kinh chứ không phải với sinh mạng của người dân toàn cầu.

Tổng giám đốc của WHO - nhà khoa học người Ethiopia, Tiến sĩ Tedros Adhanom - đã vượt qua một ứng cử viên khác được Mỹ hậu thuẫn, thắng cử vào vị trí này năm 2017, nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Trung Quốc.

Ông Tedros kế nhiệm bà Trần Phùng Phú Trân của Trung Quốc. Bà Trần khi còn là Tổng giám đốc WHO đã dành nhiều thời gian đưa những người Trung Quốc và người có thiện cảm với Trung Quốc vào các vị trí chủ chốt trong tổ chức này. Việc bà Trần thắng cử vào ghế Tổng giám đốc WHO năm 2006 (và sau đó tái đắc cử) là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiến dịch của Bắc Kinh trong tăng cường ảnh hưởng cấp cao của mình trong hệ thống rộng lớn của Liên Hợp Quốc (LHQ), đặc biệt là trong các cơ quan chuyên môn, vốn phải là phi chính trị.

Không chỉ trung thành với các vấn đề trong đại dịch Covid-19, WHO thậm chí còn không dám mời Đài Loan như một thể chế độc lập trong các sự kiện của WHO. Tất cả chỉ để làm hài lòng Bắc Kinh.

Sự hà khắc và khó hiểu của 'Zero Covid'

Chắc chắn mối quan hệ keo sơn này không dễ gì bị tan vỡ. Vì rốt cuộc Trung Quốc cần phải tiếp tục thao túng UN, trong đó có WHO, để đạt được các mục tiêu xa hơn về chính trị, kinh tế và ngoại giao.

Tuy nhiên, việc WHO cũng không thể đồng tình với chính sách "zero Covid" của Bắc Kinh có thể vì WHO không có sở cứ nào từ thực tiễn lẫn khoa học để 'đồng giọng' với Trung Quốc lần này. Trong một động thái hiếm hoi, Giám đốc của WHO, ôn Tedros thừa nhận rằng 'zero Covid' mà Trung Quốc đang theo đuổi là không bền vững.

Trong khi cả thế giới mở cửa trở lại sau tiêm chủng hàng loạt, chấp nhận sống chung cùng coronavirus, coi đây là một loại bệnh đặc hữu thì Trung Quốc hoàn toàn tụt hậu. Quốc gia này từng tuyên bố là nơi duy nhất chiến thắng dịch covid-19 nhanh nhất thế giới, sản xuất vaccine nhanh nhất và nhiều nhất thế giới để chống lại đại dịch, nhưng họ lại không thể tin vào chính vaccine mà họ, cũng như WHO, đã ca ngợi.

Trong hơn 2 năm đại dịch, thực tiễn và các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng phong toả khắc nghiệt không hề hiệu quả trong phòng chống dịch, thậm chí còn để lại nhiều tác động tai hại hơn tới thể chất, tinh thần của người dân, tổn hại nghiêm trọng tới cấu trúc và tăng trưởng kinh tế.

Phong toả khắc nghiệt tại Thượng Hải, Bắc Kinh đã khiến Trung Quốc thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, khủng hoảng xã hội tăng cao. Bản thân Trung Quốc cũng 'xuất khẩu rủi ro' từ chính sách Zero Covid ra toàn cầu. Nhưng các quan chức của Bắc Kinh vẫn kiên định với chính sách này. Chuyên gia cho rằng, ngoài câu hỏi về hiệu quả của vaccine 'sản xuất tại Trung Quốc', có thể phong toả khắc nghiệt còn được duy trì bởi mục tiêu đấu tranh chính trị trước thềm Đại hội đảng lần thứ XX sắp tới.

Theo Tân Hoa Xã, ngày 5/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và có bài phát biểu “quan trọng”.

Hội nghị tuyên bố, “kiên trì không dao động với phương châm chung về ‘Zero Covid linh động’, kiên quyết đấu tranh với hết thảy hành động và lời nói bóp méo, hoài nghi, phủ định chính sách phòng dịch của Trung Quốc”.

Trong hội nghị nhiều lần xuất hiện cụm từ quen thuộc của ĐCSTQ – “đấu tranh”, ví như “nhận thức sâu sắc tính phức tạp và gian khó trong đấu tranh kháng dịch”, hay “phát huy đầy đủ tinh thần đấu tranh”, v.v.

Hội nghị cũng nói rằng, phương châm chống dịch của Trung Quốc “là do tính chất và tôn chỉ của ĐCSTQ quyết định”, “sẽ vượt qua được bài kiểm tra của lịch sử”.

Chuyên gia chỉ ra tín hiệu đấu tranh nội bộ

Ông Hoành Hà (Heng He), nhà bình luận thời sự Trung Quốc, cho rằng, từ việc ông Tập chủ trì cuộc họp cho tới trọng điểm là biện minh cho chính sách dịch bệnh, có thể thấy tin đồn về cuộc đấu tranh giữa giới lãnh đạo cấp cao không phải là vô căn cứ.

Trước đó, các cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã xuất hiện tiếng nói bất đồng.

Ngày 24/4, “Hiệp Khách Đảo” – một tài khoản mạng xã hội công khai của tờ Nhân dân Nhật báo – đăng bài phê bình các địa phương phòng dịch “cứng nhắc”, chính quyền các cấp gia tăng mức độ.

Ngày 25/4, tờ Economic Information Daily trực thuộc Tân Hoa Xã đăng bài viết có tiêu đề “Phòng dịch và phát triển phải đề phòng được cái này mất cái kia”. Trong đó nói, phòng dịch liên quan đến sinh mạng, phát triển liên quan đến sinh kế, các biện pháp kiểm soát uốn nắn quá tay nên được sửa đổi cho thiết thực.

Ông Hoành Hà nói rằng, động thái trên cho thấy nội bộ ĐCSTQ có rất nhiều tranh luận, cho nên cần một tư tưởng thống nhất.

Chính sách Zero Covid linh hoạt được ông Tập Cận Bình kiên trì thúc đẩy. Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ hôm 17/3, ông cũng nhấn mạnh phải “kiên trì với chính xác khoa học, Zero Covid linh động và nhanh chóng hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”.

Mặc dù chính sách này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế và sinh kế của người dân Trung Quốc, thế giới cũng đang mở cửa dần và coi đây là bệnh đặc hữu, nhưng giới chức Bắc Kinh vẫn “không hề dao động”.

Trước phát biểu mới nhất về chính sách dịch bệnh hôm 5/5 của ông Tập Cận Bình, nhà bình luận thời sự Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan) phân tích: “Ông Tập Cận Bình coi hình thức quét sạch virus này là một thành tựu to lớn nhằm tìm kiếm cơ hội tái đắc cử tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20. Ông ấy đã ràng buộc nó với quyền lực chính trị của chính mình. Vì vậy, từ quan điểm chính trị, ông ta tuyệt đối không cho phép chính sách của mình chịu bất kỳ nghi ngờ chất vấn nào".

Theo ông Đường, chính sách phòng dịch của ĐCSTQ sẽ đi theo hướng chính trị hóa và trường kỳ hóa, kết quả là Zero Covid sẽ ngày càng diễn biến thành một cuộc vận động.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Mối quan hệ thắm thiết của Trung Quốc và WHO có rạn vỡ vì 'zero Covid'?