Mỹ mở cuộc điều tra đối với chip 7 nanomet trong điện thoại mới của Huawei

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức về chip tiên tiến do Trung Quốc sản xuất trong điện thoại di động mới của Huawei, trong khi những tiếng nói nhằm thắt chặt lệnh trừng phạt đối với chip Trung Quốc đã xuất hiện tại Quốc hội Mỹ.

Gần đây, Huawei đã ra mắt điện thoại thông minh mới nhất, sử dụng chip 7 nanomet tiên tiến được sản xuất tại Trung Quốc và một con chip không xác định của Hàn Quốc. Sự kiện này khiến người ta phải đặt câu hỏi về việc liệu Bắc Kinh có phải đã tìm ra cách vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ hay không.

Công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc đã tiết lộ điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào cuối tháng 8, cùng khoảng thời gian Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.

Con chip Kirin 9000s mới trong Mate 60 Pro sử dụng công nghệc 7 nanomet tiên tiến do công ty SMIC International của Trung Quốc phát triển. Dù chưa đạt tới trình độ tiên tiến nhất nhưng việc ra mắt chip Huawei Kirin 9000s vẫn đặt ra câu hỏi liệu có phải Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã né tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ hay không.

Huawei bị đưa vào danh sách kiểm soát thương mại của Mỹ vào năm 2019 và vào danh sách thực thể của Mỹ vào tháng 9/2020, khiến hãng này không còn khả năng hợp tác với TSMC để sản xuất chip Kirin.

Sau khi Mate 60 Pro bị tháo rời, một chip LPDDR5 dành riêng cho điện thoại thông minh và chip flash NAND do gã khổng lồ chip Hàn Quốc SK Hynix sản xuất cũng được tìm thấy. Cũng không rõ bằng cách nào Huawei có được chip SK Hynix.

SK Hynix tuyên bố rằng sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Huawei, công ty đã tuân thủ đầy đủ các hạn chế xuất khẩu của chính phủ Mỹ và đã ngừng kinh doanh với Huawei. Công ty cũng cho biết họ đã báo cáo vụ việc lên Cục An ninh và Công nghiệp thuộc Bộ Thương mại Mỹ và đã mở một cuộc điều tra.

Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức về chip tiên tiến do Trung Quốc sản xuất trong điện thoại di động mới của Huawei, trong khi những tiếng nói nhằm thắt chặt lệnh trừng phạt đối với chip Trung Quốc đã xuất hiện tại Quốc hội Mỹ.

Để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để có được thiết bị sản xuất chất bán dẫn.

Cách thức để lách trừng phạt

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) đã cảnh báo vào tháng 8 rằng Huawei, công ty đã tham gia sản xuất tấm bán dẫn từ năm 2022, đang mua thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Mỹ dưới danh nghĩa các công ty khác và xây dựng chuỗi sản xuất chất bán dẫn bí mật ở Trung Quốc nhằm qua mặt lệnh trừng phạt của Bộ Thương mại Mỹ.

SIA cũng tiết lộ rằng Huawei đã nhận được khoảng 30 tỷ USD hỗ trợ từ chính quyền ĐCSTQ. Cho đến nay, công ty này đã mua lại ít nhất hai nhà máy sẵn có và đang xây dựng nhà máy thứ ba.

Điều đó có nghĩa là Huawei có thể đã lách các hạn chế của Mỹ bằng cách gián tiếp mua thiết bị sản xuất chip của Mỹ.

Ngoài ra, kể từ khi Mỹ hạn chế việc xuất khẩu chip máy tính cao cấp vào tháng 9/2022, các thị trường chợ đen bán chip - chẳng hạn như chợ điện tử Huaqiangbei ở Thâm Quyến - đã xuất hiện ở Trung Quốc. Các nhà cung cấp ở chợ đen đang bán chip trí tuệ nhân tạo A100 do Nvidia, nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ sản xuất, với giá gấp đôi giá ban đầu.

Theo Reuters, các nhà cung cấp có được chip theo hai cách chính. Một là thu mua hàng tồn kho dư thừa mà Nvidia đã vận chuyển với số lượng lớn cho các công ty lớn của Mỹ; cách khác là nhập khẩu chúng thông qua các công ty địa phương đã đăng ký tại Đài Loan, Singapore và Ấn Độ.

Theo bài báo tháng 8 của Business Korea, cũng có suy đoán rằng Bắc Kinh có thể đã nhập khẩu thiết bị sản xuất bán dẫn do Mỹ kiểm soát thông qua các nước thân thiện.

Mỹ mở cuộc điều tra đối với chip 7 nanomet trong điện thoại mới của Huawei
Một nhân viên trưng bày Huawei Mate Xs cho giới truyền thông trong cuộc gọi video nhân dịp ra mắt điện thoại thông minh có thể gập lại ở London, Anh Quốc, vào ngày 18/2/2020. (Ảnh: Tolga Akmen/AFP qua Getty Images)

Theo thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc, nhập khẩu của Malaysia từ ba quốc gia thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới - Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản—đã tăng 580 triệu USD vào năm 2022, tăng 127,7% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, nhập khẩu thiết bị bán dẫn của Trung Quốc từ Malaysia tăng lên 590 triệu USD.

Có suy đoán rằng Trung Quốc có thể đã lợi dụng Malaysia để lách các hạn chế xuất khẩu của Mỹ đối với thiết bị sản xuất bán dẫn và mua thêm thiết bị, Business Korea đưa tin.

Ngoài ra, ngày càng nhiều các chuyên gia săn đầu người Hàn Quốc tuyển dụng chuyên gia bán dẫn cho các công ty Trung Quốc mà không tiết lộ tên của các công ty này.

Năm 2008, ĐCSTQ phát động Kế hoạch Ngàn nhân tài. Kế hoạch này đã bị dừng lại khi Mỹ điều tra ra đây là hoạt động gián điệp công nghiệp do Bắc Kinh dẫn dắt. Tuy nhiên, nó đang quay trở lại sau khi được lặng lẽ đổi tên thành Chương trình Khai sáng (Qiming), nhằm tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài và đưa ra các ưu đãi như trợ cấp nhà ở và tiền thưởng ký hợp đồng khổng lồ.

Trung Quốc cũng đã cố gắng mua lại các công ty bán dẫn ở các nước khác. Vào năm 2021, quỹ đầu tư tư nhân Wise Road Capital của Trung Quốc đã tìm cách mua lại nhà sản xuất chip hệ thống MagnaChip Semiconductor của Hàn Quốc với giá 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ cuối cùng đã bị chính quyền Mỹ chặn lại vì lý do an ninh quốc gia, và thỏa thuận đã sụp đổ.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ mở cuộc điều tra đối với chip 7 nanomet trong điện thoại mới của Huawei