Những cây củ tùng chọc trời có thể đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo cho tự nhiên một loại cây thần kỳ: Cây củ tùng (General Sherman Tree). Một loại “cây đại thụ cao chọc trời” thực sự trên Trái Đất, chiều cao tối đa hơn 100m, tương đương với một tòa nhà hơn 30 tầng, thẳng tới trời xanh. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, cây củ tùng đã tồn tại từ cách đây 160 triệu năm, cây củ tùng ở Bắc Mỹ ngày nay, rất nhiều cây đã sống hơn 2000 năm. 

Trái đất đã được hình thành cách nay khoảng 4,6 tỷ năm. Từ khi được khai sinh đến nay, quả địa cầu đã có nhiều thay đổi và rất nhiều hiện tượng tự nhiên kỳ lạ đã diễn ra.

Cánh rừng củ tùng to lớn tại Bắc Mỹ

Công Viên cây Củ Tùng tại California sở hữu những cây củ tùng khổng lồ. Vì quá to lớn, nên mỗi cây củ tùng tựa như 1 hệ sinh thái riêng giữa khu rừng. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu nhiều về loài cây này.

Trong công viên quốc gia cây Củ Tùng California có nhiều loài cây củ tùng, trong số đó, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu loài cây General Sherman. Nó được đặt theo tên của một người anh hùng trong cuộc nội chiến ở Mỹ.

General Sherman là loài sinh sản vô tính. Cây tùng khổng lồ này sinh ra từ một hạt giống vô cùng bé, chỉ bằng hạt gạo.

Nhìn lên từ gốc của cây củ tùng (General Sherman Tree) nằm trong Vườn quốc gia Sequoia của California.
Nhìn lên từ gốc của cây củ tùng (General Sherman Tree) nằm trong Vườn quốc gia Sequoia của California. (Ảnh: Jim Bahn/Wikipedia)

Các nhà khoa học đã tính toán rằng, nó cần một lượng đất chừng 100 ngàn mét khối để sinh sống. Diện tích bề mặt để nó mọc rễ và mọc tán cần tới 5 sân vận động tiêu chuẩn quốc tế.

Chưa có con số chính xác về tuổi thọ của cây General Sherman. Có nhà khoa học cho rằng, nó đã có tuổi 4.000 năm, tương đương với các Kim tự tháp ở Ai Cập, song cũng có người tin rằng, nó mới khoảng 2.700 năm.

Một nhà văn đã mô tả rằng, cách đây 4.000 năm, khi các Pharaoh ở Ai Cập đặt nền móng xây dựng Kim tự tháp, thì ở vùng rừng rú thuộc California ngày nay, hạt giống của loài tùng này bắt đầu nảy mầm. Sau 2.000 năm, đế quốc La Mã đến hồi cực thịnh, thì cây tùng này đã đạt đến kích cỡ khổng lồ.

Cây cao gần 100 mét, chu vi thân 34 m. Riêng một số cành của nó cũng có đường kính lên đến 2m. Nếu tính về mặt thể tích, thì nó là cây lớn nhất thế giới còn sống hiện nay. Không ai đứng dưới gốc cây tùng này mà không thấy mình thật nhỏ bé. Phải cần tới 17 người lớn, cùng nắm tay nhau, mới kín được vòng thân của cây tùng này.

Theo các tính toán vào năm 1975, chỉ riêng phần thân đã cho khoảng 53.000 feet khối gỗ, tức khoảng 1.500 mét khối gỗ, lượng gỗ tương đương với việc khai thác cả một… góc rừng.

Trái của cây củ tùng có hình nón và mỗi trái có chứa khoảng 200 hạt. Khi khô, trái sẽ phóng thích hạt xuống đất. Từ đó, hạt có thể nảy mầm thành cây con.

Điều đáng ngạc nhiên là loài cây củ tùng khổng lồ chỉ sinh trưởng ở Mỹ, đặc biệt là ở bang California. Sự sinh trưởng kỳ lạ của loài cây này có liên quan đến những biến động địa chất diễn ra từ thời xa xưa.

Cách nay khoảng 10 triệu năm, sự va chạm giữa những đĩa địa tầng ở vùng bờ biển Thái Bình Dương với đĩa địa tầng Bắc Mỹ đã khai sinh dãy núi Sierra Nevada. Dãy núi này có những ngọn núi cao hơn 4000 met. Chúng ngăn chặn những luồng không khí ẩm từ Thái Bình Dương di chuyển vào bên trong, khiến triền đông của dãy núi trở nên khô cằn và biến thành sa mạc. Cây củ tùng cần rất nhiều nước để sinh trưởng, nên chúng chỉ có thể sống được ở triền phía Tây của dãy núi Sierra Nevada.

Người ta nói rằng, một cây củ tùng to lớn cần đến 1000 lít nước mỗi ngày. Thế nhưng, vào những tháng mùa khô không mưa chúng sẽ tồn tại như thế nào? Cây củ tùng chỉ sống ở khu vực có nhiều nước thuộc vùng núi Sierra Nevada. Từ trên núi cao, nước chảy xuống những vùng đất thấp có cây củ tùng đang sống.

Lớp đất ẩm thấp dưới những gốc cây này là nguồn cung cấp nước quan trọng cho cây củ tùng, cả vào những tháng mùa hè. Vào mùa hè, do băng trên dãy núi Sierra Nevada tan chảy nên có rất nhiều nước đổ xuống vùng thấp. Nước là thành phần quan trọng nuôi dưỡng những cây củ tùng khổng lồ.

Tại sao cây củ tùng lại to lớn đáng kinh ngạc như vậy?

Vườn cây củ tùng, Mỹ.
Vườn cây củ tùng, Mỹ. (Ảnh: Flickr)

Các cá thể cây củ tùng kết thành một quần thể để tạo thành một cánh rừng, dưới mặt đất, bộ rễ của cây nào cũng liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một mạng lưới khổng lồ, nếu giông bão không đủ mạnh để lật toàn bộ đất lên, sẽ không có cây nào có thể bị đổ, vì vậy chúng không cần cắm rễ của mình quá sâu, hầu như tất cả năng lượng đều dùng để phát triển lên trên, thân cây cứng cáp hùng vĩ, cao vút tầng mây, đạt đến chiều cao mà các loài cây khác không cách nào đạt đến.

Rễ của cây củ tùng, và rễ của các loài cây khác đều không giống nhau, rễ của nó rất “thiện”, nó không chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân, mà là mở rộng bản thân, mỗi cây đều chia sẻ cho nhau tất cả bộ rễ, và đồng thời tất cả tâm huyết, chúng cũng được kết nối chặt chẽ trong quá trình này, hỗ trợ lẫn nhau, là loại thiện căn độc nhất vô nhị khiến chúng hình thành một chỉnh thể vững mạnh, cây củ tùng mới có thể có chiều cao như vậy, thành một loại “cây đại thụ chọc trời”.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố quan trọng khác nữa, có liên quan đến sự sinh trưởng của cây củ tùng. Hằng năm, các cánh rừng ở California thường xảy ra hỏa hoạn. Lửa thiêu hủy nhiều thân cây nhỏ. Những thân cây bị cháy ngã xuống đất, rồi phân hủy thành chất dinh dưỡng cho những thân cây còn sống. Vỏ của cây củ tùng rất dày, mềm và có nhiều lớp nên chúng không dẫn nhiệt. Điều này giúp những cây to không bị hư hại nhiều trong những trận hỏa hoạn.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học biết rằng những đám cháy đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của cây củ tùng. Sức nóng của lửa khiến vỏ của những trái củ tùng mở ra rồi phóng thích hạt. Sau trận cháy rừng, một cây củ tùng phóng thích khoảng 10.000 hạt vào mùa sinh sản.

Loài cây củ tùng khổng lồ đã sống ở đây từ thời xa xưa, chúng đã tạo nên nét đặc trưng cho khu vườn quốc gia mang tên Củ tùng ở bang California, Mỹ.

Thế giới tự nhiên rất đa dạng đã tạo nên nhiều hiện tượng kỳ lạ. Những thân cây to lớn là tuyệt tác của tự nhiên. Có thể nói, bang California của nước Mỹ là ngôi nhà của những khu rừng có nhiều thân cây to lớn độc đáo, trong đó có cả cây củ tùng. Chúng được xem là báu vật tự nhiên cần được con người bảo vệ để thế giới xung quanh ta ngày càng đa dạng, xinh đẹp hơn.

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Những cây củ tùng chọc trời có thể đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm