Những quốc gia nào đã gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều quốc gia trên thế giới đã gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa. Đó là các quốc gia có niềm tin tôn giáo mãnh liệt, mang theo hệ tư tưởng tín Thần và các quốc gia tự do. 

Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin về nguồn gốc loài người cho rằng con người được tiến hoá từ loài vượn đã gây ra những tranh luận mãnh liệt từ các tôn giáo chính thống trên khắp thế giới trong hơn một thế kỷ nay. Tuy có lúc trầm lúc bổng, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia đã gỡ bỏ học thuyết này ra khỏi sách giáo khoa được giảng dạy trong các trường học của họ.

Các quốc gia theo Đạo Hồi

Vậy tại sao một số quốc gia đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa? Nhiều quốc gia theo Đạo Hồi thậm chí đã cấm việc truyền bá lý thuyết này trong chương trình giảng dạy vì nó được cho là mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo của người dân của họ.

Theo Tạp chí Nature, Ả-rập Xê-út, Oman, An-giê-ri và Ma-rốc đã cấm hoàn toàn việc giảng dạy thuyết tiến hóa. Ở Lebanon, thuyết tiến hóa đã bị loại bỏ khỏi chương trình giảng dạy vì áp lực tôn giáo. Ở Jordan, sự tiến hóa được giảng dạy trong khuôn khổ tôn giáo. Ở Ai Cập và Tunisia, thuyết tiến hóa được trình bày như một giả thuyết chưa được chứng minh.

Ở một quốc gia Hồi giáo, việc chấp nhận hay từ chối những ý tưởng mới thường liên quan nhiều đến quan điểm tôn giáo đối với những ý tưởng này. Các quan điểm tôn giáo thường được phổ biến thông qua việc công bố một fatwa (tuyên bố tôn giáo) từ cơ quan tôn giáo tối cao trong nước.

Các tổ chức tôn giáo ở Qatar, Oman, Ả Rập Saudi, UAE, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành fatwa chống lại thuyết tiến hóa. Ví dụ, ở Qatar, fatwa 361168 buộc tội bất kỳ ai tin vào thuyết tiến hóa của Darwin là kufr (báng bổ). Ở Oman, Grand Mufti của Vương quốc Hồi giáo được biết đến là người phản đối mạnh mẽ thuyết tiến hóa và vào năm 2018, ông đã công khai khẳng định lại quan điểm này. Tại Ả Rập Saudi, fatwa 2872 tuyên bố rằng thuyết tiến hóa mâu thuẫn với câu chuyện sáng tạo trong Kinh Koran và sự đồng thuận của các học giả Hồi giáo.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, thuyết tiến hóa cũng đã bị loại bỏ khỏi chương trình giảng dạy quốc gia vào năm 2017.

Tất cả những fatwa và tuyên bố chống lại thuyết tiến hóa này đều không khuyến khích các trường học và thậm chí cả các trường cao đẳng giảng dạy về thuyết tiến hóa, vì lo ngại điều đó sẽ làm cho đa số dân chúng tức giận.

Thuyết tiến hoá giảng dạy tại Mỹ

Theo trang Scientific American, tại Mỹ, các giáo viên không phải lúc nào cũng có điều kiện giảng dạy về thuyết tiến hóa. Ví dụ, John Thomas Scopes đã bị truy tố nổi tiếng vì vi phạm lệnh cấm giảng dạy thuyết tiến hóa của Tennessee vào năm 1925.

Một cuộc khảo sát toàn quốc được thực hiện vào năm 1939–1940 cho thấy chỉ khoảng một nửa giáo viên có giảng dạy thuyết tiến hóa trong trường học; nửa còn lại giảng dạy về Thuyết sáng tạo. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2019, số giáo viên trung học giảng dạy Thuyết tiến hoá đã tăng từ 51% lên 67%, theo điều tra của Penn State University. Nhưng các học giả lưu ý rằng các giáo viên chỉ dạy về Sự tiến hoá, đề cập rằng các sinh vật có tiến hoá để thích nghi với môi trường sống, mà không nói về nguồn gốc nhân loại.

Gần đây, Ấn Độ đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa. Điều này đã gây ra cuộc tranh luận lớn giữa các nhà khoa học của họ.

Để biết thêm về nguồn gốc nhân loại, độc giả có thể tham khảo bài viết: 'Vì sao có nhân loại' của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập bộ môn tu luyện Pháp Luân Công đang được phổ truyền rộng rãi trên thế giới. Ngài giảng rằng nhân loại ngày nay có nguồn gốc từ thiên thượng, chuyển sinh từ những thiên quốc trên cao tầng mà đến.

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Những quốc gia nào đã gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa?