Protein gai gây tổn thương cho trái tim như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dữ liệu thực chứng chỉ ra rằng, protein gai là nguyên nhân phá hủy lớp tế bào nội mô, khiến trái tim bị tổn thương. Nó chính là loại protein gai được đưa vào cơ thể chúng ta qua những mũi tiêm chủng.

Nội dung chính:

  • FDA đã phớt lờ những cảnh báo, trước khi vaccine được đưa ra phân phối, rằng nó có thể gây tổn thương nội tạng; dữ liệu được công bố trước và sau khi chương trình tiêm phòng bắt đầu, cho thấy chính protein gai đã phá hủy hệ vi mạch.
  • Một phân tích, tiến hành trên 789 vận động viên chuyên nghiệp mắc COVID-19, không cho thấy có tác dụng phụ về tim nào ở những người khỏe mạnh; tuy nhiên, dữ liệu của VAERS có tới 11.793 người bị nhồi máu cơ tim hoặc được chẩn đoán là mắc bệnh viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau khi tiêm phòng.
  • Dữ liệu từ một nhóm bệnh nhân do bác sĩ Vladimir Zelenko điều trị cho thấy, không có một bệnh nhân nào trong số 3.000 bệnh nhân, được điều trị trong vòng 5 ngày đầu tiên sau khi khởi phát COVID-19, lại tiếp tục có các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi, sương mù não hoặc khó thở
  • Danh sách những người báo cáo bị tác dụng phụ do tiêm chủng đang ngày càng tăng lên. Hai trang web đã được tạo ra, để họ có thể kể lại các câu chuyện của mình. Bởi vì các nền tảng truyền thông xã hội đang thường xuyên xóa bỏ mọi thông tin liên quan tới tác dụng phụ của vaccine mRNA Covid-19.

Trong một video, ghi tại Hội nghị thượng đỉnh Áo trắng (White Coat Summit) của tổ chức các Bác sĩ Tuyến đầu (Front Line doctors) được công bố vào giữa tháng 8 năm 2021, Tiến sĩ Ryan Cole, nhà nghiên cứu bệnh học, đã phác thảo một cách ngắn gọn nhiều thách thức về sức khỏe, liên quan đến chương trình tiêm phòng sử dụng một liệu pháp di truyền vẫn đang còn trong thời kỳ thử nghiệm.

Xem video bằng tiếng Anh tại đây.

Tiến sĩ đã đặt câu hỏi, sau khi đã có hàng nghìn người đã chết vì tiêm vaccine, thì có hay không, các kết quả khám nghiệm tử thi để có thể tiến hành điều tra chương trình mà hiện vẫn còn đang được nghiên cứu này?

Vào tháng 7 năm 2021, quân đội Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí JAMA Cardiology(1), trong đó họ đặt câu hỏi liệu viêm cơ tim có phải là một tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm mRNA COVID-19 hay không. Họ đã xác định có 23 người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm cơ tim trong vòng 4 ngày sau khi tiêm. Họ cũng khẳng định rằng đã có chẩn đoán về bệnh viêm cơ tim sau khi “tiêm chủng mà không có nguyên nhân nào khác được tìm thấy”.(2)

Chưa hết, mặc dù bệnh viêm cơ tim sau khi tiêm ở những người trước đó còn khỏe mạnh đã được phát hiện, nhưng các tác giả chỉ khuyến cáo nên cảnh giác. [Họ còn viết], vấn đề về tim ở 23 quân nhân đã đăng ký bảo vệ công dân Hoa Kỳ “không nên làm giảm niềm tin chung vào việc tiêm chủng trong đại dịch hiện nay”.(3)

Tính đến ngày 3 tháng 9 năm 2021, hệ thống báo cáo tác dụng phụ vaccine (VAERS)(4) đã nhận được 675.591 báo cáo về tác dụng phụ sau khi tiêm chủng. Trong số này có 14.506 trường hợp tử vong, 6.422 trường hợp nhồi máu cơ tim và 5.371 trường hợp viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim.

Điều quan trọng cần lưu ý là VAERS đã theo dõi các tác dụng phụ kể từ năm 1990. Năm 2019, có 605 báo cáo các trường hợp tử vong gây ra bởi tất cả các loại vaccine được tiêm. Năm 2021, chỉ trong 9 tháng, đã có tới 14.594 trường hợp tử vong được báo cáo.

Mặc dù những con số này đã là rất đáng kể, nhưng một nghiên cứu của Harvard năm 2010, do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh ủy quyền, tiết lộ, các dữ liệu đã chứng minh rằng con số ghi nhận được của VAERS có thể chỉ đại diện cho khoảng 1% số người bị tổn thương.(5)

Dựa trên những số liệu thống kê này và thông tin về một đợt thử nghiệm tiêm chủng mới, ngày 18 tháng 12 năm 2020, TNS. Robert F. Kennedy Jr., Chủ tịch Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em, đồng thời là luật sư trưởng, đã yêu cầu Chính quyền Biden xem xét thiết lập một “hệ thống toàn diện, liêm chính cao để giám sát kết quả bất lợi sau khi tiêm chủng.”(6)

Đầu năm 2020, nhiều bác sĩ lâm sàng, nhà khoa học và chuyên gia y tế khác đã cảnh báo rằng hàng triệu người có thể bị thương tật lâu dài hoặc vĩnh viễn thậm chí tử vong sau khi tiêm chủng. Đáng chú ý là chính lời kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn tình trạng tổn thương do vaccine đã phần nào tạo ra sự kiểm duyệt từ các nền tảng truyền thông xã hội thông qua việc giám sát bằng AI đối với các bài đăng của dân chúng.

Protein gai phá hủy lớp tế bào nội mô, làm tim bị tổn thương

Tiến sĩ J. Patrick Whelan, một bác sĩ thấp khớp nhi khoa, đã cảnh báo FDA về tổn thương vi mạch mà vaccine có thể gây ra cho thận, não, gan và tim trước khi vaccine được tung ra cộng đồng. Whelan chuyên điều trị trẻ em mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), có liên quan đến nhiễm trùng coronavirus.(7)

Ông không tranh cãi về lợi ích tiềm tàng mà vaccine có thể mang lại trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng thay vào đó, ông cảnh báo rằng người được tiêm chủng có thể bị tổn thương vĩnh viễn đối với hệ vi mạch của họ. Vào thời điểm đó, mối lo ngại của ông dựa trên dữ liệu mà các nhà khoa học và bác sĩ báo cáo sau khi một trường hợp nhiễm COVID-19 đã ảnh hưởng đến nhiều cơ quan ngoài phổi.

Vào tháng 3 năm 2021, một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.(8) Đáng chú ý là nghiên cứu này đã từng được đăng trực tuyến vào tháng 12 năm 2020,(9) trước khi loại vaccine đầu tiên được sử dụng ở Hoa Kỳ (10)

Điều này rất quan trọng, vì nghiên cứu đó đã chứng minh rằng protein gai ở SARS-CoV-2 làm tổn thương chức năng nội mô.(11) Nói cách khác, trước khi mũi tiêm, nhằm đưa mã di truyền vào cơ thể để hướng dẫn tế bào tạo ra protein gai, được cấp phép sử dụng khẩn cấp lần đầu tiên, thì CDC, FDA và NIAID đều đã nhận thức rõ ràng rằng protein gai có khả năng gây tổn thương cho các tế bào nội mô của hệ tuần hoàn.

Thông tin này không được thảo luận trên các phương tiện truyền thông cũng như không được FDA xem xét, và nó tiếp tục bị chôn vùi bởi vì các cơ quan chính phủ muốn thúc đẩy đạt được mục tiêu tiêm chủng 100% ở Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại virus giả(12) có chứa protein gai nhưng không chứa virus. Sử dụng mô hình động vật, họ đã cho thấy không cần có virus để tạo ra tổn thương và viêm nhiễm.(13)

Khi protein S (protein gai) gắn vào thụ thể ACE2, nó sẽ làm gián đoạn tín hiệu đến ty thể, làm ty thể bị tổn thương và bị phân mảnh. Trong phòng thí nghiệm, những thay đổi chức năng của ty thể đã được khẳng định là một phần của sự ức chế tín hiệu ACE2 .

Kết quả cũng tiết lộ rằng virus có thể gây viêm tế bào nội mô và viêm nội mô. Theo báo cáo, loại protein này làm giảm lượng thụ thể ACE2 và làm suy giảm khả dụng sinh học của oxit nitric.(14) Nhà khoa học cấp cao của nghiên cứu, Uri Manor, giải thích trong một thông cáo báo chí từ Salk Institute:(15)

“Nếu bạn loại bỏ đi khả năng nhân lên của virus, thì nó vẫn còn có tác động gây tổn hại lớn đến các tế bào mạch máu, đơn giản là nhờ khả năng liên kết với thụ thể ACE2, thụ thể của protein gai, hiện đã trở nên nổi tiếng do COVID. Các nghiên cứu sâu hơn về protein gai đột biến cũng sẽ cung cấp cái nhìn mới sâu sắc về khả năng lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của các virus SARS CoV-2 đột biến”.

Nghiên cứu sâu hơn chứng minh ảnh hưởng của Protein gai

Sau đó, một bài báo thứ hai(16) được công bố trên mạng internet vào ngày 8 tháng 3 năm 2021. Nghiên cứu này đã điều tra khả năng protein gai còn là một chất gây viêm hoặc chất kích thích có thể kích hoạt viêm ở cấp độ tế bào. Các nhà nghiên cứu tìm cách xác định xem liệu protein gai có phải là nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng tăng đông máu ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 hay không.

Phép đo phổ khối cho thấy protein gai phá hủy fibrinogen, prothrombin và bổ thể 3 (complement 3), đều là các hợp chất trong quá trình đông máu. Họ cho rằng sự hiện diện của loại protein này đã góp phần gây ra tình trạng tăng đông và có thể dẫn đến các cục máu đông vi thể quan sát thấy trong mẫu huyết tương của bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.

Một lần nữa, khoa học đã chứng minh rằng không phải virus là nguyên nhân gây ra tổn thương nội mô dẫn đến tổn thương các cơ quan, chẳng hạn như ở tim, gan và thận của bệnh nhân Covid-19. Mà đúng hơn, đó là protein gai trong liệu pháp nhân tạo của chương trình tiêm chủng.

Một nghiên cứu thứ ba được công bố vào ngày 27 tháng 4 năm 2021, một lần nữa chứng minh trên mô hình động vật rằng, chỉ riêng việc tiếp xúc với protein gai thôi cũng đủ gây ra tổn thương phổi nghiêm trọng.(17) Vậy nhưng, các cơ quan chính phủ vẫn chưa có động thái nào nhằm làm chậm lại việc triển khai thí nghiệm di truyền này.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu xem protein gai ảnh hưởng như thế nào đến các tế bào nội mô và cuối cùng là gây tổn hại cho cơ tim. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 năm 2021 trên tạp chí Frontiers in Cardiovascular Medicine(18) đã chứng minh rằng protein gai điều hòa ngược (giảm) biểu hiện của các protein kết nối trong động mạch. Họ kết luận:

“... những thí nghiệm này tiết lộ rằng sự thoái hóa của các protein kết nối nội mô do protein gai gây ra ảnh hưởng đến chức năng hàng rào nội mô và có thể là nguyên nhân của các tổn thương mạch máu quan sát thấy ở những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã xác định được con đường mà protein gai thực hiện, để phá hủy các tế bào nội mô, thông tin đó vẫn bị các phương tiện truyền thông chính thống, các cơ quan chính phủ và nhiều chuyên gia y tế phớt lờ. Những người này tiếp tục thúc đẩy công chúng tiêm chủng một liệu pháp di truyền không hiệu quả trong việc tránh mắc bệnh và tránh lây lan bệnh cho mọi người.

Nhiễm trùng khởi phát ở phổi và có khả năng chỉ giới hạn tại phổi (không lây lan đi nơi khác)

Điều thú vị là, một nghiên cứu khác (19) công bố vào tháng 3 năm 2021 đã đặt câu hỏi liệu tỷ lệ mắc bệnh viêm tim sau khi nhiễm COVID-19 ở các vận động viên chuyên nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thi đấu trở lại của họ hay không.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 789 vận động viên chuyên nghiệp mắc COVID-19 và không tìm thấy tác dụng phụ nào về tim ở những người đã trải qua sàng lọc. Ở nhóm người khỏe mạnh này, rất hiếm khi có sự tham gia có tính hệ thống của protein gai.

Tuy nhiên, trong báo cáo của VAERS ngày 3 tháng 9 năm 2021, có tổng cộng 11.793 người bị nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim chỉ trong thời gian 9 tháng sau khi vaccine bắt đầu được tiêm.(20) Tác động của COVID-19 lên tim là rất lớn và được ghi chép tốt.(21)

Trong cuộc phỏng vấn của tôi với Tiến sĩ Vladimir Zelenko(22) vào tháng 2 năm 2021, chúng tôi đã thảo luận về việc điều trị COVID-19 bằng hydroxychloroquine. Vào thời điểm đó, Zelenko đã điều trị cho 3.000 bệnh nhân có các triệu chứng của COVID-19 và chỉ có 3 bệnh nhân nguy cơ cao, thực sự tiến triển thành bệnh.

Trong khi trọng tâm của cuộc phỏng vấn là về các phác đồ điều trị và việc sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, thì Bs. Zelenko đã chia sẻ một thống kê thú vị về phác đồ của mình. Trong những tháng đầu của dịch COVID-19, Zelenko quyết định điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ cao càng sớm càng tốt mà không chờ đợi tới khi có các triệu chứng nghiêm trọng. Đây hóa ra là một chìa khóa dẫn đến thành công đáng kể của ông.

Sự hiểu biết của ông về cơ chế đằng sau việc kết hợp hydroxychloroquine và kẽm đã dẫn đến việc sử dụng đồng thời azithromycin để ngăn ngừa viêm phổi do vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác thường gặp đồng thời với COVID.

Một điều đáng quan tâm nữa ở đây, chính là số liệu thống kê các bệnh nhân có triệu chứng kéo dài của Zelenko. Theo dữ liệu từ Đại học Washington vào năm 2021 cho thấy 32,7% bệnh nhân ngoại trú mắc COVID-19 tiếp tục gặp các triệu chứng kéo dài dai dẳng.(23),(24) Tuy nhiên, Zelenko đã điều trị cho 3.000 bệnh nhân và không ai, trong số bệnh nhân được điều trị sớm trong vòng 5 ngày đầu tiên, tiếp tục bị các triệu chứng kéo dài. Dữ liệu này của ông và dữ liệu của Đại học Washington lại thuộc về cùng một thời điểm.

Ông cũng có những bệnh nhân bị các triệu chứng COVID-19 dai dẳng, nhưng đây là những người chỉ đi tìm kiếm sự chăm sóc y tế 5 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện. Điều đó có nghĩa là, quá trình viêm nhiễm đã tiến triển. Từ kinh nghiệm của ông và kinh nghiệm của những bệnh nhân mà ông điều trị, việc can thiệp sớm bằng phác đồ này gần như loại bỏ nguy cơ xuất hiện các triệu chứng dai dẳng.

Các triệu chứng kéo dài có thể liên quan với những tổn thương do protein gai

Những triệu chứng có thể tồn tại dai dẳng tới hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi nhiễm COVID-19 được gọi là các triệu chứng kéo dài. Đối với một số người, đây có thể là do tổn thương mạch máu gây ra bởi protein gai. CDC(25) báo cáo rằng các triệu chứng sau đây có thể phối hợp xuất hiện vài tuần sau khi nhiễm virus, dù người bệnh không biểu hiện bệnh COVID tiến triển, và các triệu chứng thường kéo dài trong nhiều tháng.

  • Sương mù não được mô tả là khó suy nghĩ hoặc tập trung
  • Đau ngực
  • Ho và khó thở
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Chóng mặt khi đứng dậy
  • Nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau khớp hoặc cơ
  • Mất mùi hoặc vị
  • Hụt hơi

Các nhà khoa học hiện biết rằng sinh lý bệnh chủ yếu của COVID-19 là tổn thương nội mô và vi mạch, kích thích tình trạng tăng viêm và tăng đông máu. (26) Một bài Đánh giá của Physiological Reports(27) đã xem xét xem tình trạng viêm và tổn thương mao mạch, hệ quả của viêm nội mô gây ra bởi COVID-19, có vai trò tác động như thế nào tới quá trình oxy mô, góp phần gây ra các triệu chứng kéo dài.

Tác động kết hợp của tổn thương mao mạch ở nhiều cơ quan quan trọng có thể đẩy nhanh tình trạng viêm do thiếu oxy và dẫn đến các triệu chứng kéo dài. Không giống như những bệnh nhân của Zelenko không bị các triệu chứng kéo dài, những người tham gia một cuộc khảo sát trực tuyến được công bố trên tạp chí EClinical Medicine lại không có được kết cục tốt như vậy.(28)

Nghiên cứu tiết lộ dữ liệu từ 3.762 người tham gia bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 tại 56 quốc gia. Phần lớn, họ phải mất tới hơn 35 tuần để hồi phục tất cả các triệu chứng. Dữ liệu cho thấy mọi người có trung bình 55,9 triệu chứng thuộc về 9,1 hệ thống cơ quan khác nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất sáu tháng sau khi nhiễm bệnh là rối loạn chức năng nhận thức, mệt mỏi và khó chịu sau khi gắng sức.

Danh sách các tác dụng phụ của vaccine đang ngày càng dài ra

Khi danh sách những người báo cáo các tác dụng phụ sau tiêm vaccine tiếp tục tăng lên, các nền tảng truyền thông xã hội cũng đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn bất kỳ thông tin nào về các tác dụng phụ mà mọi người đang gặp phải.

Để kể câu chuyện của mình, mọi người đăng video, hình ảnh và bằng chứng về tổn thương do vaccine của họ tại No More Silence(29) và 1000 COVID Stories.(30) Một ví dụ là Sarah Green, một học sinh 16 tuổi đã gặp phải các triệu chứng suy nhược. Đây là câu chuyện của cô được mẹ cô kể lại:(31)

“Trong vòng vài tuần, con tôi mắc chứng nói lắp trầm trọng và bắt đầu có những cử động đầu không kiểm soát được. Nó trông giống như một người mắc bệnh Parkinson. Nó chưa từng bao giờ bị nói lắp hay có những cơn giật cơ như thế trước đây”.

Sarah được đưa vào bệnh viện, và đã ở lại đó hai đêm, làm rất nhiều xét nghiệm trước khi xuất viện với thông báo rằng đó là một trường hợp bị hội chứng 'Tic thần kinh' và phải đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

“Chúng tôi đã hỏi lại nhiều lần liệu đó có phải là do vaccine hay không và đều bị phớt lờ, cho đến khi một bác sĩ nói với chúng tôi rằng anh ấy không biết đó là gì, nhưng đó ‘hoàn toàn không phải là do vaccine’ và chúng tôi không thể đổ lỗi mọi thứ cho vaccine.”

Cha mẹ cô đã tranh cãi để được giới thiệu đến gặp bác sĩ thần kinh, người đã chẩn đoán Sarah mắc chứng Rối loạn Vận động Chức năng và nói rằng nó “liên quan đến vaccine, nhưng không phải do vaccine”. Họ cũng nói rằng đó là một tác dụng phụ 'cực kỳ hiếm gặp', mặc dù họ đã gặp một số trường hợp tương tự trong lúc khám chữa bệnh chỉ trong vòng 1 năm qua.

Sarah đã kết thúc năm học vừa qua, điểm trung bình GPA là 4,7 và được nhận vào một chương trình Đại học Sớm. Cô đang trên tiến trình tốt nghiệp với Bằng Associates Degree. Với tình trạng hiện tại và những hạn chế về thể chất, cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ học học kỳ sắp tới đây.

Cô đã bắt đầu các lớp học bình thường nhưng nhận thấy rằng không thể nhìn xuống hoặc viết mà không gây ra những trận run và cơn co thắt dữ dội. Giáo viên của cô ấy phải đánh máy các ghi chú giúp cho cô.

‘Tôi rất đau xót vì Sarah đã rất chăm chỉ và mọi thứ đã thay đổi với nó – và tôi cũng vô cùng tức giận! Toàn bộ cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi, và để làm gì, làm gì? Một loại vaccine, thậm chí còn không có tác dụng! Tôi hy vọng rằng bạn, người đọc câu chuyện này, sẽ có thể sáng suốt quyết định xem mình có tiêm vaccine hay không. Chúng tôi đã không có được cơ hội đó.’”

Điều quan trọng là phải báo cáo tổn thương hoặc tác dụng phụ của vaccine cho VAERS, vì dữ liệu rất cần thiết để giúp các cá nhân, các bác sĩ và nhà nghiên cứu đưa ra quyết định sáng suốt. Bạn có thể tự tạo báo cáo trực tuyến hoặc sử dụng bản PDF bằng cách truy cập Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ của vaccine.(32) Bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về các tác dụng phụ và cách vaccine ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn tại Trung tâm Thông tin Vaccine Quốc gia.(33)

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times cũng như NTDVN.

Theo The Epoch Times

Quân Dương biên dịch

Tác giả: Joseph Mercola

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Là một bác sĩ chuyên về nắn xương, tác giả của một quyển sách bán chạy nhất và nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình sức khỏe hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.

Đăng lần đầu trên Mercola.com 28 tháng 9, 2021

Tham khảo

(1) JAMA Cardiology, 2021; doi.org/10.1001/jamacardio.2021.2833

(2) JAMA Cardiology, 2021; doi.org/10.1001/jamacardio.2021.2833

(3) JAMA Cardiology, 2021; doi.org/10.1001/jamacardio.2021.2833

(4) OpenVAERS

(5) Agency for Healthcare Research and Quality, September 30, 2010

(6) The Defender, February 10, 2021

(7) The Defender, February 10, 2021

(8) Circulation, 2021; 128:1323

(9) bioRxiv, December 4, 2020; doi.org/10.1161/circresaha.121.318902

(10) BBC News, December 14, 2020

(11) Circulation, 2021; 128:1323

(12) Investment Watch, May 7, 2021

(13) Circulation Research, 2021; 128:1326

(14) Circulation Research, 2021; 128:1326

(15) Salk Institute, April 30, 2021

(16) medRxiv, March 8, 2021; doi.org/10.1101/2021.03.05.21252960

(17) Medical Xpress, April 27, 2021

(18) Frontiers in Cardiovascular Medicine, 2021, doi.org/10.3389/fcvm.2021.687783

(19) JAMA Cardiology, 2021; 6(7)

(20) OpenVAERS

(21) The British Heart Foundation, Coronavirus and Your Health

(22) Bitchute, February 5, 2021

(23) JAMA Network, February 19, 2021

(24) UC Davis Health, March 30, 2021

(25) Centers for Disease Control and Prevention, Post COVID Conditions

(26) Nature Medicine, 2021;27:601

(27) Physiological Reports, 2021; doi.org/10.14814/phy2.14726

(28) The Lancet EClinical Medicine, 2021;38(101019)

(29) NoMoreSilence

(30) 1000 COVID Stories

(31) No More Silence, Sarah Green

(32) VAERS

(33) National Vaccine Information Center



BÀI CHỌN LỌC

Protein gai gây tổn thương cho trái tim như thế nào