8 cách protein gai gây hại cho cơ thể - làm sao để loại bỏ chúng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay, ngày càng có nhiều người lo ngại rằng, các protein gai được sử dụng trong vaccine và từ bản thân virus, chính là nguyên nhân gây ra hội chứng Covid kéo dài.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 càn quét khắp Thế giới hơn hai năm trước, có trên 4,5 tỷ người đã được tiêm chủng đầy đủ bằng vaccine mRNA.

Protein gai, còn được gọi là protein S, là cấu trúc protein lớn nhất của virus SARS-CoV-2, gây bệnh Covid-19. Đó là một cấu trúc đặc trưng, nhô ra khỏi bề mặt của virus. Chúng làm cho virus có hình dạng giống như một cái vương miện. Chính vì vậy mà loại virus này mang tên là Corona. Corona là tiếng Latin có nghĩa là "vương miện" hoặc "vòng hoa".

Khi đại dịch lần đầu tiên bắt đầu lan rộng, hiểu biết của người dân về protein gai còn rất hạn chế. Người ta cho rằng, protein gai chỉ đóng vai trò giúp virus xâm nhập tế bào bằng cách gắn với thụ thể ACE (men chuyển angiotensin) trên màng tế bào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã dần dần phát hiện ra rằng loại protein này có tác động rất đa dạng. Ngoài thụ thể ACE2 nó còn tương tác với các mô, tế bào khác.

8 cách protein gai gây hại cho cơ thể

Trong hơn hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, nhiều nghiên cứu đã phân tích tác động của protein gai từ các khía cạnh khác nhau và phát hiện ra rằng nó gây tổn hại cho cơ thể theo một số cách, bao gồm:

  1. Làm tổn thương tế bào phổi (bao gồm tế bào phế nang và tế bào nội mô phổi).
  2. Làm hỏng cấu trúc ty thể và DNA.
  3. Làm tổn thương tế bào tim, mạch.
  4. Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  5. Làm tổn thương tế bào não.
  6. Thúc đẩy tình trạng viêm.
  7. Ức chế khả năng miễn dịch.
  8. Tăng nguy cơ bị mắc ung thư.

Chúng ta sẽ đi chi tiết vào từng điểm này.

Protein S tác động tới nhiều cơ quan khác nhau

Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, các protein gai sẽ tác động đến nhiều cơ quan theo những cách khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào của nhiều cơ quan có thể bị ảnh hưởng bởi các protein gai, chẳng hạn như các tế bào trong tim, não và hệ tim mạch. Ngoài ra, một bài báo xuất bản vào năm 2021 trên kho lưu trữ bioRxiv nêu rõ rằng protein S gây ra các hiện tượng sau:

  • Tăng số lượng các loại thụ thể xúc tác type 1 ở tế bào thận. Những loại thụ thể này có thể trở thành vật chủ của protein gai, khiến thận dễ bị nhiễm protein gai hơn.
  • Làm cho các tế bào ruột non kích thích một lượng lớn thụ thể L-SIGN (các phân tử bám dính nội bào 3 đặc hiệu cho gan/hạch bạch huyết non-integrin) để bảo vệ ruột chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, điều này lại gây ra một phản ứng khiến ruột non dễ bị nhiễm virus hơn. Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra ở các cơ quan khác, chẳng hạn như thận và tá tràng.
  • Làm tăng số lượng thụ thể DC-SIGN (phân tử bám dính nội bào 3 đặc hiệu cho tế bào tua Non-integrin) trong phổi. Hiện tượng này có thể gây ra các triệu chứng viêm ở phổi.

Ngoài ra, protein gai có thể gây ra oxy hóa với mức độ khác nhau ở các cơ quan, dẫn đến nhiều tế bào bị chết trước kỳ hạn, khiến cơ thể rơi vào trạng thái oxy hóa quá mức, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu mới, công bố trên Journal of the American Heart Association cho thấy protein gai cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phổi.

Khi protein gai hiện diện trong cơ thể người, tế bào ở thành phế nang phổi sẽ bắt đầu dày lên và cứng lại, chức năng của phổi sẽ suy giảm. Phế nang là những túi khí nhỏ hình quả bóng trong phổi, co giãn khi chúng ta thở.

Các protein gai cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng ty thể của tế bào trong phổi. Ty thể là nhà máy năng lượng của tế bào và đó là cơ sở năng lượng của toàn bộ cơ thể.

Protein gai phá hỏng ty thể, có thể gây ra COVID kéo dài

Trong trường hợp bình thường, ty thể là trạm năng lượng, có cấu tạo hình ống trong tế bào, chịu trách nhiệm tổng hợp năng lượng.

Khi protein gai kích thích các tế bào phế nang phổi hoặc tế bào nội mô (lót bên trong các mạch máu và mạch bạch huyết), cấu trúc của ty thể sẽ thay đổi đáng kể. Chúng bị phân mảnh nặng nề. Đồng thời số lượng ty thể dạng ống sẽ giảm đi rất nhiều. Khi các tế bào phế nang hoặc nội mô bị tổn thương, chúng không còn sản xuất năng lượng hiệu quả nữa, điều này có thể khiến tế bào rơi vào trạng thái suy giảm và chết trước kỳ hạn.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng bệnh COVID kéo dài có thể bắt nguồn từ sự tổn thương này của ty thể. Một trong những triệu chứng chính của COVID-19 kéo dài là mệt mỏi. Và điều này rất có thể là do ty thể của tế bào đã bị bị tổn thương hoặc chết, dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt năng lượng thiết yếu.

Tổn thương ty thể ở các loại tế bào khác nhau cũng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, nếu chức năng ty thể của tế bào phổi bị tổn thương thì khả năng co giãn của phế nang sẽ suy yếu, khả năng hấp thụ oxy kém dẫn đến mức độ trao đổi chất của cơ thể cũng giảm theo ... Kết quả cũng khiến người ta dễ bị mệt mỏi hơn.

Tổn thương hệ tim mạch và các cục máu đông

Hệ thống tim và cơ tim chứa một loại tế bào rất quan trọng: tế bào màng ngoài tim, nằm bên ngoài tế bào nội mô của mạch máu và thường được kết hợp với tế bào nội mô để giúp mạch máu truyền các tín hiệu khác nhau.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học lâm sàng đã phát hiện ra rằng khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, các protein gai sẽ gắn với các thụ thể CD147 trên bề mặt tế bào màng ngoài tim, khiến chúng có nhiều khả năng bong ra, chức năng bị tổn hại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến một số chức năng của tế bào nội mô và đẩy nhanh quá trình chết của tế bào thành mạch.

Thêm vào đó, bản thân protein gai có thể trực tiếp kích thích tế bào màng ngoài tim tiết ra các yếu tố gây viêm. Các yếu tố này có thể phá hủy tế bào cơ tim và gây ra các cục máu đông.

Protein gai còn có thể gây ra huyết khối tắc mạch do các cục máu đông. Một thí nghiệm khác công bố trên kho lưu trữ BioRxiv, đã điều tra xem tiểu cầu thay đổi ra sao sau khi bị protein gai kích thích.

Thí nghiệm này so sánh protein gai của virus SARS-CoV-2 và một loại protein virus khác gọi là VSV (Vesicular stomatitis virus) và thấy rằng khi có mặt protein gai thì nhiều tiểu cầu bị đông vón hơn.

Protein gai làm suy giảm khả năng miễn dịch

Khi cơ thể bị nhiễm một virus thuộc loại Corona như COVID-19, hệ miễn dịch sẽ nhận diện protein gai là kẻ xâm nhập và hệ miễn dịch bẩm sinh cũng như hệ miễn dịch thu được sẽ vào cuộc. Các cytokine được giải phóng để thông báo về khu vực bị virus xâm nhập, cần phòng thủ. Nói tóm lại, protein gai tác động toàn diện lên hệ miễn dịch. Điều này cũng đã được trình bày trong một bài báo đăng trên tạp chí Leukemia.

Ví dụ, có 11 loại thụ thể toll-like (hình dạng giống cổng thu phí) trong hệ miễn dịch bẩm sinh và thụ thể thứ bảy trong số đó có thể nhận dạng RNA của virus chuỗi đơn (virus mang vật chất di truyền chuỗi đơn). RNA truyền tin (mRAN) của COVID-19 vào cơ thể sau khi bị nhiễm virus hoặc sau tiêm vắc-xin cũng là chuỗi đơn. Khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ nhận diện được RNA này của virus và sẽ tấn công nó. Với sự hiện diện của protein gai, số lượng các thụ thể toll-like biểu hiện có thể tăng lên để đáp ứng với sự tấn công của virus và các tế bào miễn dịch phụ trợ có thể giải phóng nhiều interferon hơn để đáp ứng với các biến thể virus khác nhau.

Nếu lượng protein gai của virus trong cơ thể quá cao, chúng có thể kích hoạt quá mức biểu hiện của interferon, thậm chí có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào của chính mình.

Protein gai từ vaccine có tồn tại trong cơ thể không?

Như chúng ta đã biết, vaccine COVID-19 đã kết hợp một cơ chế để trình diện protein gai của virus nhằm kích hoạt hệ miễn dịch phản ứng với virus. Nhưng, vẫn còn một câu hỏi là: Protein gai từ virus tồn tại trong cơ thể bao lâu?

Protein gai được chia thành hai phần cấu trúc: S1 và S2, trong đó S1 tồn tại trong máu và S2 liên kết với màng tế bào.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng đã phát hiện ra rằng cấu trúc S1 xuất hiện trong cơ thể ngay sau liều vaccine Moderna đầu tiên. Còn ở một số người, protein gai vẫn tồn tại ở dạng nguyên vẹn hai tuần sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên.

Việc phát hiện ra rằng các protein gai vẫn còn tồn tại nguyên vẹn trong cơ thể hai tuần sau khi tiêm chủng là điều nằm ngoài mong đợi.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Miễn dịch học cho thấy phần S2 vẫn có thể được phát hiện tận bốn tháng sau liều vaccine Pfizer thứ hai.

Tuy nhiên, tác hại của protein gai có liên quan đến số lượng của chúng. Các tác dụng phụ nói trên đều dựa trên nghiên cứu in vitro và mô hình động vật, và tổn thương tương đối nghiêm trọng chỉ xảy ra khi có lượng lớn protein gai.

Nếu mRNA của virus trong vaccine chỉ xuất hiện với số lượng nhỏ trong cơ và không xâm nhập vào tuần hoàn máu hoặc các cơ quan với số lượng lớn thì những tác dụng phụ nghiêm trọng này sẽ không xảy ra. Điều đó có nghĩa là việc loại bỏ protein gai có thể hạn chế những tác động tiêu cực tiềm ẩn của chúng đối với cơ thể.

Làm thế nào để loại protein gai ra khỏi cơ thể

Nếu ai đó bị hội chứng COVID-19 kéo dài sau nhiễm virus hoặc tiêm vaccine, họ có lẽ sẽ thắc mắc, họ có thể sử dụng phương thuốc nào để loại bỏ các protein gai ra khỏi cơ thể và làm giảm các triệu chứng. Hội đồng Y tế Thế giới (WCH) đã đưa ra một số khuyến nghị về các loại chất dinh dưỡng và thuốc như sau.

1. Các chất dinh dưỡng có thể giúp cải thiện triệu chứng bao gồm:

  • Vitamin C
  • Vitamin D
  • Omega 3
  • Quercetin
  • Melatonin
  • Kẽm

Đây đều là những chất dinh dưỡng có tác dụng tốt trong việc tăng cường miễn dịch, từ đó giúp cơ thể loại bỏ các protein gai.

2. Các loại thuốc thường dùng để cải thiện triệu chứng:

  • Aspirin
  • Thuốc kháng histamin
  • Steroid
  • Colchicine
  • Chất ổn định đại thực bào
  • Ivermectin

3. Các chiết xuất từ thực vật

Một số chiết xuất thực vật trong tự nhiên cũng có thể giúp giải độc cơ thể, bao gồm:

  • Chiết xuất Hạ khô thảo (Selfheal hay Prunella vulgaris)
  • Chiết xuất lá thông
  • Chiết xuất lá Bồ công anh
  • Chiết xuất Đại hoàng (Rheum emodin)

Một số thành phần này, chẳng hạn như axit shikimic trong lá thông, có đặc tính chống oxy hóa, do đó có thể làm giảm các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể và mang lại tác dụng giải độc.

Các loại thuốc được đề xuất ở trên không có tác dụng chữa bệnh nhưng có thể giúp tăng cường khả năng cũng như cân bằng cơ chế miễn dịch của cơ thể, rất hữu ích trong cuộc chiến tổng thể chống lại gai.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là hoàn cảnh của mỗi người đều khác nhau. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc trong danh sách khuyến cáo của WCH để đảm bảo chọn được giải pháp phù hợp.

Theo The Epoch Times

Quân Dương biên dịch

Tác giả: Xiaoxu Sean Lin

Xiaoxu Sean Lin là trợ lý giáo sư Khoa Khoa học Y sinh tại Đại học Phi Thiên ở Middletown, New York. Ông cũng là nhà phân tích và bình luận thường xuyên của Epoch Media Group, VOA và RFA. Ông là một cựu chiến binh, từng là nhà vi trùng học của Quân đội Hoa Kỳ.

References:

https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2021.07.07.451411v1.full.pdf

https://www.ahajournals.org/doi/epub/10.1161/CIRCRESAHA.121.318902

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34807265/

https://www.nature.com/articles/s41375-021-01332-z

https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2021.12.14.472668v2.full.pdf

https://academic.oup.com/cid/article/74/4/715/6279075

https://www.jimmunol.org/content/207/10/2405

World Council for Health: A practical approach to keeping healthy after your Covid-19 jab



BÀI CHỌN LỌC

8 cách protein gai gây hại cho cơ thể - làm sao để loại bỏ chúng?