Phụ nữ không phải cỗ máy: Mặt tối của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở tuổi thiếu niên, tôi bị chuột rút khủng khiếp mỗi tháng khi đến kỳ kinh nguyệt. Chúng đau đớn đến mức cứ bốn tuần tôi lại mất khả năng lao động một tuần, khiến cuộc sống trở nên khốn khổ.

Tôi (tác giả gốc bài viết - PV) đã đến gặp vô số bác sĩ và chuyên gia, họ bảo tôi “đối phó với nó” hoặc kê đơn thuốc. Các loại thuốc mạnh đến nỗi, mặc dù chúng làm dịu cơn đau, nhưng chúng lại gây khó khăn cho hoạt động.

Sau nhiều năm tìm kiếm một giải pháp bền vững hơn, ba bác sĩ riêng biệt nói với tôi rằng tôi nên cắt bỏ tử cung để chấm dứt hoàn toàn cơn đau. Lúc bấy giờ, tôi mới 15 tuổi.

Không có bác sĩ nào chủ động làm xét nghiệm hoặc kiểm tra kỹ lưỡng để biết lý do tại sao tôi bị chuột rút nghiêm trọng như vậy. Cuối cùng khi tôi được thông báo rằng cắt bỏ tử cung sẽ là lựa chọn duy nhất, thậm chí không ai hỏi liệu tôi còn muốn có con hay không.

Rất may, tôi nghĩ rằng đây là một giải pháp tồi tệ và bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn khác.

Tôi thật may mắn khi tìm được một bác sĩ châm cứu tốt bụng và giàu lòng trắc ẩn. Sau vài tháng châm cứu và dùng thảo dược (những công cụ đắc lực được sử dụng trong y học cổ truyền), chứng chuột rút đeo bám trong nhiều năm đã biến mất. Đó là một trải nghiệm sâu sắc cho tôi thấy rằng việc chữa lành là có thể, tôi đã yêu loại thuốc phi thường này. Tôi cũng quyết định cống hiến cuộc đời mình cho việc nghiên cứu và thực hành nó. Tôi tự hỏi có bao nhiêu phụ nữ khác cũng có trải nghiệm giống như tôi, những người không biết có những lựa chọn khác để chữa bệnh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Điều đó khiến tôi băn khoăn, liệu các bác sĩ Tây y có quá vội vàng trong việc đề xuất phẫu thuật cắt bỏ nội tạng khi có những lựa chọn khác ít quyết liệt hơn không? Nếu vậy, tại sao đây lại là động lực đầu tiên của họ, quan trọng hơn, tại sao nhiều phụ nữ lại sẵn sàng tuân theo?

Bệnh nhân có quá tin tưởng [một cách mù quáng] vào bác sĩ? Có phải các bác sĩ đề nghị phẫu thuật chỉ vì lười biếng tìm cách giải quyết vấn đề? Hay tất cả cuộc phẫu thuật này là một phản ứng do sợ hãi?

Liệu các bác sĩ Tây y có quá vội vàng trong việc đề xuất phẫu thuật cắt bỏ nội tạng khi có những lựa chọn khác ít quyết liệt hơn không?
Liệu các bác sĩ Tây y có quá vội vàng trong việc đề xuất phẫu thuật cắt bỏ nội tạng khi có những lựa chọn khác ít quyết liệt hơn không? (Pexels)

Cắt bỏ tử cung

Rõ ràng, câu chuyện của tôi không phải là duy nhất, theo Yale Medicine, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 500.000 ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung được thực hiện, khiến nó trở thành thủ thuật phẫu thuật phổ biến thứ hai đối với phụ nữ sau mổ lấy thai.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng, khoảng một phần ba phụ nữ sẽ phải cắt bỏ tử cung ở tuổi 60. Nhưng có cần thiết không?

Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết các ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung là tự chọn, khoảng 90% ca cắt bỏ tử cung là không cần thiết vì chúng được thực hiện cho các tình trạng như u xơ tử cung, chảy máu tử cung bất thường và lạc nội mạc tử cung, vốn có các lựa chọn thay thế khả thi khác.

Tất cả các ca phẫu thuật này đều đi kèm với rủi ro và chi phí đáng kể cho bệnh nhân. Theo Tổ chức Dịch vụ và Tài nguyên Giáo dục Cắt bỏ Tử cung (HERS), một số hậu quả phổ biến nhất của việc cắt bỏ tử cung là:

  • Bệnh tim.
  • Mất ham muốn tình dục, kích thích, cảm giác và cực khoái tử cung.
  • Tăng cân.
  • Loãng xương.
  • Đau xương, khớp, cơ và bất động.
  • Giao hợp đau và tổn thương âm đạo.
  • Di dời bàng quang, ruột và các cơ quan vùng chậu khác.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, tần suất và tiểu không tự chủ.
  • Táo bón mãn tính và rối loạn tiêu hóa.
  • Mệt mỏi.
  • Mất sức chịu đựng.
  • Thay đổi mùi cơ thể.
  • Mất trí nhớ ngắn hạn.
  • Cạn kiệt cảm xúc, thay đổi tính cách, chán nản, cáu kỉnh, tức giận, sống ẩn dật và có ý định tự tử.

Tổ chức HERS tuyên bố rằng, phụ nữ cho biết họ bị mất cảm giác về thể chất sau khi cắt bỏ tử cung. Hơn nữa, âm đạo của phụ nữ cũng bị rút ngắn, có sẹo và trật khớp do thủ thuật này.

Không chỉ trang bị thông tin về các rủi ro, 98% người đã được giới thiệu đến các bác sĩ phụ khoa khi nhận thông báo cần cắt bỏ tử cung, nhưng sau tất cả, họ phát hiện rằng thủ thuật này là không cần thiết. Họ cáo buộc các bác sĩ phụ khoa, bệnh viện và các công ty dược phẩm kiếm hơn 17 tỷ USD mỗi năm từ việc kinh doanh cắt bỏ tử cung.

Chi phí cắt bỏ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố (chẳng hạn như buồng trứng, ống dẫn trứng và cổ tử cung cũng bị cắt bỏ), có thể dao động từ 10.000 đến 20.000 USD.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng, khoảng một phần ba phụ nữ sẽ phải cắt bỏ tử cung ở tuổi 60. Nhưng có cần thiết không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng, khoảng một phần ba phụ nữ sẽ phải cắt bỏ tử cung ở tuổi 60. Nhưng có cần thiết không? (Pexels)

Phẫu thuật cắt bỏ vú

Hàng năm tại Hoa Kỳ, có hơn 100.000 phụ nữ phải trải qua một số hình thức phẫu thuật cắt bỏ vú, theo Bệnh viện Brigham and Women's. Mặc dù nhiều ca phẫu thuật trong số đó là để điều trị ung thư vú, nhưng một số ca được thực hiện nhằm mục tiêu ngăn ngừa, như trường hợp của Angelina Jolie vào năm 2013.

Bài viết của Jolie trên tờ New York Times đã thảo luận về quyết định phẫu thuật cắt bỏ vú đôi để phòng ngừa vì cô có một đột biến gen BRCA1 làm tăng khả năng ung thư vú. Các bác sĩ ước tính nguy cơ của cô là 87%. Jolie sau đó đã cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng như một biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng (căn bệnh mà đột biến gen của cô làm tăng 50% khả năng phát triển).

Cần lưu ý, đột biến gen BRCA1 mà Jolie mắc phải rất hiếm và theo CDC, đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ chỉ xảy ra ở khoảng 1 trong 500 phụ nữ.

Jolie đã viết một bài xã luận thứ hai vào năm 2015 về quyết định cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng, nhưng cô kêu gọi phụ nữ không “đổ xô đi phẫu thuật” ngay cả khi họ có đột biến gen BRCA. Cô viết rằng có nhiều cách để giải quyết bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, điều quan trọng nhất là tìm hiểu về các lựa chọn và chọn cách nào phù hợp.

Khoảng 20% ​​đến 25% tất cả chẩn đoán ung thư ở phụ nữ là ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS), ung thư giai đoạn 0 được coi là nguy cơ thấp. Rất ít website thảo luận về bệnh ung thư đề cập đến DCIS, 80% không bao giờ tiến triển thành ung thư xâm lấn. Nói cách khác, ung thư giai đoạn 0 này sẽ chỉ trở thành ung thư thực sự với ít hơn 1/4 phụ nữ được chẩn đoán. Tuy nhiên, đại đa số sẽ theo đuổi các phương pháp điều trị và nhiều người lựa chọn cắt bỏ vú.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Oncology năm 2009 cho thấy sự gia tăng đáng kể số phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ, hoặc DCIS ở một bên vú, đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ chọn phẫu thuật cắt bỏ vú đôi cho DCIS đã tăng 188% từ năm 1998 đến năm 2005, mặc dù lý do tại sao phụ nữ lựa chọn phương án này là không rõ ràng.

Một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Todd Tuttle từ Đại học Minnesota cho biết, rằng “tỷ lệ sống sót sau 10 năm đối với phụ nữ mắc DCIS là 98% đến 99%, do đó, việc loại bỏ vú đối diện bình thường sẽ không cải thiện tỷ lệ sống sót cho nhóm phụ nữ này”. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, “rất cần thiết” có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu được quá trình đưa ra quyết định phức tạp khiến phụ nữ lựa chọn cắt bỏ một bên vú khỏe mạnh.

Một bài đánh giá được xuất bản vào năm 2016 có tiêu đề “Tại sao lại có quá nhiều ca phẫu thuật cắt bỏ vú ở Hoa Kỳ?” tuyên bố rằng bằng chứng cho thấy số ca phẫu thuật cắt bỏ vú ngày càng tăng là do bệnh nhân, rõ rệt hơn ở những phụ nữ trẻ, có học thức và có bảo hiểm tốt. Nó phản ánh nỗi sợ bệnh tái phát và trong một số trường hợp là sự hiểu lầm về nguy cơ mắc ung thư trong tương lai.

Số ca phẫu thuật cắt bỏ vú ngày càng tăng là do bệnh nhân, rõ rệt hơn ở những phụ nữ trẻ, có học thức và có bảo hiểm tốt. Nó phản ánh nỗi sợ bệnh tái phát và trong một số trường hợp là sự hiểu lầm về nguy cơ mắc ung thư trong tương lai. (Pexels)
Số ca phẫu thuật cắt bỏ vú ngày càng tăng là do bệnh nhân, rõ rệt hơn ở những phụ nữ trẻ, có học thức và có bảo hiểm tốt. Nó phản ánh nỗi sợ bệnh tái phát và trong một số trường hợp là sự hiểu lầm về nguy cơ mắc ung thư trong tương lai. (Pexels)

Tương tự với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt bỏ vú đi kèm với rủi ro. Theo Cancer Research UK, một số rủi ro liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ vú là:

  • Cục máu đông.
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
  • Chảy máu từ vết thương.
  • Vết thương nhiễm trùng.
  • Tích tụ chất lỏng xung quanh vị trí phẫu thuật (tụ dịch).
  • Đau dây thần kinh.
  • Cứng vai.
  • Sưng cánh tay hoặc bàn tay.
  • Mô sẹo ở nách (còn gọi là sẹo).

Tại Hoa Kỳ, phẫu thuật cắt bỏ vú có thể có giá từ 15.000 đến 55.000 đô la.

Cắt bỏ tử cung - Cắt bỏ ống dẫn trứng

Cắt bỏ ống dẫn trứng là phẫu thuật cắt bỏ một hoặc cả hai ống dẫn trứng của người phụ nữ. Các ống dẫn trứng là lối đi cho phép trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Quy trình này đang được các nhóm ung thư, bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia y tế khác khuyến nghị để ngăn ngừa ung thư buồng trứng và thậm chí, nó đang được sử dụng như một hình thức ngừa thai vĩnh viễn.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu vào năm 2019 đã đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng để triệt sản.

Nghiên cứu bao gồm phụ nữ từ 21 tuổi trở lên đã trải qua triệt sản vĩnh viễn bằng nội soi gián đoạn từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2016 tại bốn bệnh viện trực thuộc trường đại học ở Houston, Texas và New York. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, số ca phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng tăng đáng kể từ năm 2013 đến 2014, từ 5% lên 9%, nhưng đã tăng vọt tới 75% vào năm 2016.

So với phương pháp thắt ống dẫn trứng thông thường, thủ thuật này cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn để triệt sản vĩnh viễn. Thắt ống dẫn trứng là khi ống dẫn trứng bị cắt hoặc bị chặn, làm gián đoạn đường trứng đi từ buồng trứng đến tử cung. Nó được coi là một hình thức kiểm soát sinh sản vĩnh viễn.

Mặc dù bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng đều có nguy hiểm, nhưng phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng được cho là rủi ro thấp. Theo Johns Hopkins Medicine, một số rủi ro phổ biến của phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng là:

  • Chảy máu.
  • Thoát vị.
  • Tổn thương các cơ quan trong ổ bụng ngoài ý muốn.
  • Nhiễm trùng.
  • Mô sẹo.
  • Đau mãn tính.
  • Cần một vết mổ dài hơn (được gọi là phẫu thuật nội soi).

Tại Hoa Kỳ, chi phí trung bình cho một ca phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng khoảng 11.000 USD.

So với phương pháp thắt ống dẫn trứng thông thường, phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng ngày càng được sử dụng nhiều hơn để triệt sản vĩnh viễn.
So với phương pháp thắt ống dẫn trứng thông thường, phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng ngày càng được sử dụng nhiều hơn để triệt sản vĩnh viễn. (Pexels)

Phải chăng có sự thúc đẩy nào đó để thực hiện nhiều hơn các ca phẫu thuật cắt bỏ?

Gần đây xuất hiện một loạt câu chuyện về các bác sĩ và chuyên gia kêu gọi phụ nữ cân nhắc cắt bỏ ống dẫn trứng để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nhưng nó đặt ra câu hỏi: Liệu những ca phẫu thuật này có thực sự cần thiết?

Vì sao các cơ sở y tế ép phụ nữ cắt bỏ cơ quan sinh sản? Liệu có những lựa chọn nào khác hay không? Nếu vậy, phụ nữ có được nói về chúng không?

Có phải những cuộc phẫu thuật này đều do các bác sĩ thúc đẩy, hay phụ nữ sợ hãi những căn bệnh có thể xảy ra trong tương lai và sẵn sàng cắt bỏ các bộ phận để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn?

Phẫu thuật có phải là lựa chọn tốt nhất?

Khi nói đến bất kỳ thủ thuật y tế nào, mọi người cần quyết định lựa chọn tốt nhất cho mình dựa trên hoàn cảnh cá nhân, thông tin có sẵn và nhận thức về các lựa chọn thay thế.

Nhưng có lẽ tình trạng phổ biến của các ca phẫu thuật này chỉ ra một vấn đề sâu xa hơn.

Là phụ nữ, phải chăng chúng ta đã đánh mất sự kết nối với bản thân và cơ thể của mình? Thay vì yêu thương và tôn kính những điều đẹp đẽ mà cơ thể chúng ta vốn có, liệu chúng ta có quy giản chúng trong tâm trí mình thành những cấu trúc máy móc - loại bỏ những bộ phận hoạt động kém hiệu quả không? Liệu các bác sĩ có sử dụng nỗi sợ hãi để điều hướng các quyết định của chúng ta về bệnh tật hoặc rủi ro mà chúng có thể đem lại trong tương lai không?

Tất nhiên, đôi khi phẫu thuật là cần thiết và có thể cứu sống ai đó. Nhưng một số bác sĩ dường như khuyên dùng chúng quá nhanh và thường xuyên khi ngoài kia vẫn có những lựa chọn thay thế khả thi khác. Việc cắt bỏ nội tạng là vĩnh viễn, và đôi khi, những hậu quả lâu dài rất khó xem xét trong thời điểm hiện tại.

Không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bệnh nhân của họ về các lựa chọn khác và đôi khi có thể là do họ không biết về những lựa chọn đó, vì vậy hãy nghiên cứu và biết rằng luôn có nhiều giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào, chúng ta có thể phải tìm kiếm một chút để phát hiện chúng. Khi nhìn vào mắt các con mình, tôi biết rằng trong trường hợp của bản thân, nghiên cứu này rất đáng giá.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.NET.

Theo Emma Suttie từ The Epoch Times
Bảo Vy biên dịch

Emma là một bác sĩ châm cứu. Trong 10 năm qua, cô đã viết nhiều bài có chủ đề sức khỏe cho nhiều ấn phẩm. Hiện cô là phóng viên sức khỏe của The Epoch Times, chuyên về y học phương Đông, dinh dưỡng, chấn thương và lối sống.



BÀI CHỌN LỌC

Phụ nữ không phải cỗ máy: Mặt tối của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ