Tại sao người Mỹ phải khốn khổ vì những chiếc xe hỏng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người ta không thể không nhận ra rằng, xu hướng trong chính sách của Mỹ ngày nay là làm cho nước Mỹ giống như Trung Quốc của Mao. Liệu người Mỹ sẽ phải sử dụng xe đạp thay cho ô tô?

Từ “thị trường” thường được gắn với thị trường chứng khoán hoặc có lẽ là chợ của nông dân. Đây là một quan điểm bị cắt xén chỉ dựa trên những gì chúng ta thấy hoặc nghe được trên báo chí tài chính. Thị trường trong thế giới thực là một nỗ lực phối hợp rộng lớn liên quan đến các mối quan hệ trao đổi trên toàn thế giới, được thiết kế bởi không ai cả và nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

Trong phần lớn cuộc đời mình, chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được rằng thị trường có thể sụp đổ về căn bản. Trong nhiều thập kỷ, mức độ phức tạp và phạm vi tiếp cận của các yếu tố của thị trường chỉ tăng lên, dẫn đến sự bùng nổ tài sản lớn nhất đối với nhiều người xét trong toàn bộ lịch sử thế giới.

Cách đây vài năm, tôi đã hỏi một trong những chuyên gia giỏi nhất thế giới về tự do kinh tế rằng liệu hệ thống cung cấp vật chất của thế giới có thể thực sự bị phá hủy hay không. Ông ấy nói không. Nó quá vững chắc, quá quyền lực, quá bao quát, quá phức tạp. Ông khẳng định không một thế lực nào trên thế giới có thể đè bẹp nó được.

Rồi một ngày nọ, chỉ trong vài tuần ngắn ngủi của năm 2020, thực tế tại Mỹ chứng minh chuyên gia này đã sai. Chúng ta đã học được rằng mặc dù thị trường không do chính phủ thiết kế, cũng được quản lý bởi chính phủ, nhưng chúng có thể bị chính phủ phá hủy. Đó chính xác là những gì họ định làm với các sắc lệnh toàn trị nhằm “đóng cửa nền kinh tế” trong vài tuần, với tác động kéo dài nhiều năm.

Tại sao người Mỹ đang khốn khổ vì những chiếc xe hỏng?
Người dân mua kem bơ đậu phộng tại Plain Peanuts and General Store ở Plains, Georgia, Mỹ, vào ngày 20/02/2023. (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP qua Getty Images)

Mỹ vẫn chưa thể phục hồi

Thị trường của Mỹ vẫn chưa thể phục hồi. Bạn cảm thấy nó trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của bạn. Người sử dụng lao động không thể có được nhân viên tử tế. Điều đó không chỉ vì người lao động ngày nay thiếu kỹ năng và đạo đức làm việc. Đó cũng là vì hơn 5 triệu người đã hoàn toàn rời khỏi thị trường lao động. Số người không tham gia lực lượng lao động vượt xa so với năm 2019. Một nửa số người rời bỏ lực lượng lao động vào thời kỳ gay gắt nhất của Covid đã không bao giờ quay lại.

Những nhân viên có công việc cao cấp nhưng thực ra không phải làm gì đang cảm thấy rất bất an. Họ nên như vậy. Người lao động trong lĩnh vực dịch vụ đang phải làm việc quá sức và bị trả lương thấp, đặc biệt là với tình hình lạm phát hiện nay.

Khách du lịch phải đối mặt với một loạt điều xui xẻo đáng kinh ngạc từ các chuyến bay bị hủy đột ngột cho đến các khoản phí gây sốc và ẩn giấu ở khắp mọi nơi.

Hàng hóa và dịch vụ thường xuyên biến động mạnh về giá. Chỉ vài tháng trước, trứng gần như không thể mua được. Bây giờ chúng rẻ đến mức các cửa hàng phải hạn chế số lượng người mua.

Và lạm phát tiếp tục làm rối tung mọi thứ. Tôi mới ở Goodwill vào cuối tuần và giá cả cao hơn so với nhãn bán lẻ tương tự cách đây vài năm (tôi có thể biết điều này vì vẫn còn nhãn giá gốc). Nơi đây từng được coi là một tổ chức từ thiện để giúp đỡ những người lao động nhưng tôi không cho là như vậy. Đây hiện là nơi giai cấp tư sản mua sắm và làm việc.

Thị trường ô tô điên rồ của Mỹ

Hãy xem qua thị trường ô tô điên rồ của Mỹ.

Chúc bạn may mắn nếu xe của bạn bị hỏng. Ngay cả một chiếc lốp bị thủng cũng có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng với việc chờ đợi hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng để thay thế. Dịch vụ đối với ô tô đã qua sử dụng đang cực kỳ khan hiếm. Các kỹ thuật viên dịch vụ đang vắng mặt không phép và chuỗi cung ứng vẫn còn là một mớ hỗn độn. Trừ khi bạn sẵn sàng sử dụng băng dính và kẹo cao su để sửa lốp, còn không bạn có thể không dùng được bánh xe trong một thời gian dài.

Theo Wall Street Journal, trích dẫn một nghiên cứu của CCC Intelligent Solutions, “việc sửa chữa ô tô trung bình mất hơn 17 ngày để hoàn thành vào năm ngoái, tăng khoảng 65% so với 10,3 ngày vào năm 2019”. Điều đó cũng có nghĩa là dịch vụ sửa chữa đang tồi tệ hơn bao giờ hết. Các cửa hàng trước đây hoàn thành hầu hết các xe trong một hoặc hai ngày, giờ đang có hàng chục chiếc tồn đọng.

Tuổi trung bình của một chiếc ô tô chạy trên đường ngày nay là 12,5 năm, một kỷ lục. Điều này một phần là do ô tô bền hơn và đi được nhiều dặm hơn so với trước đây, đó là một điều tốt. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc sửa chữa nhiều hơn. Và thực tế này đang làm cho những chiếc xe cũ ít hữu dụng hơn. Khi bạn có thể sửa chữa xong, nó là cực kỳ tốn kém.

Một lý do khác khiến có quá nhiều ô tô cũ trên đường là những chiếc ô tô mới được cung cấp là cực kỳ khan hiếm trong phần lớn thời gian của năm 2020 và 2021. Khi chúng được tung ra thị trường, chúng không có giá phải chăng và nhiều chiếc đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp mà không có các tính năng hiện đại. Điều này là do các hãng không thể mua được các con chip cho các tính năng với giá là bao nhiêu đi nữa.

Câu chuyện về chip bản thân nó là một bi kịch. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã ngừng đặt hàng chip khi bị buộc phải ngừng hoạt động, dựa trên thông lệ hàng thập kỷ là chỉ giữ trong kho những gì cần ngay lập tức. Vào cuối mùa thu năm 2020, họ đã cố gắng khởi động lại hoạt động nhưng các nhà sản xuất chip đã chuyển sang phục vụ việc sản xuất máy chơi game và thiết bị gia dụng.

Thiếu xe mới, người mua chuyển sang xe đã qua sử dụng, vốn cực kỳ đắt đỏ do khan hiếm phụ tùng và thiếu thợ sửa chữa.

Nước Mỹ chưa lâm vào tình cảnh như ở Cuba nhưng hãy xem xét tình cảnh của Cuba một chút. Ngày nay, đường phố Cuba trông giống như một triển lãm xe hơi cổ. Có những chiếc xe tuyệt vời từ những năm 1940 và 50. Điều này không chỉ vì lệnh cấm vận mà còn vì đất nước này đã ngừng tạo ra của cải.

Tại sao người Mỹ đang khốn khổ vì những chiếc xe hỏng?
Một chiếc ô tô cổ điển của Mỹ trên một con phố ở thị trấn Trinidad, tỉnh Sancti Spiritus, Cuba, vào ngày 21/06/2023. (Ảnh: ADALBERTO ROQUE/AFP qua Getty Images)

Nhưng hãy nghĩ về điều này. Những chiếc xe từ những năm 1940 và 50 có thể được sửa chữa bởi bất kỳ ai có một số kỹ năng. Bạn có thể ứng biến khi sửa chữa. Chúng là những chiếc ô tô truyền thống. Ô tô ngày nay là kỹ thuật số và chạy bằng máy tính. Chúng được giữ trong trạng thái tốt chỉ nhờ vào chuỗi cung ứng phức tạp. Khi chuỗi cung ứng đứt gãy, những chiếc xe này trở thành những đống kim loại vô dụng.

Một viễn cảnh tồi tệ giờ đây không phải là những chiếc xe ngốn xăng chiến đấu trong sa mạc (giống như trong Mad Max). Đó sẽ là những bãi rác chứa đầy thứ nhôm vô dụng, phần nhiều trong số đó bị nhiễm độc hoàn toàn bởi pin cũ.

Đây hoàn toàn là thời điểm tồi tệ nhất đối với chính quyền Biden trong việc thúc giục mọi người sử dụng xe điện. Chính phủ liên bang đã cho Ford, công ty đang phải đối mặt với một thời kỳ khủng khiếp, vay 9,2 tỷ USD để tăng cường sản xuất xe điện. Bản thân chính phủ đã trở thành nhà hảo tâm chính đối với công ty này, trong lúc nó cố gắng đáp ứng một nhu cầu cực kỳ hạn chế về xe điện.

Kinh nghiệm cho đến nay cho thấy ô tô điện sẽ luôn là một thị trường ngách. Đó là chiếc ô tô thứ hai dành cho những cư dân thành thị không phải lái xe quá xa. Những người này có thể chấp nhận khái niệm thành phố 15 phút mà chính phủ muốn áp đặt. Đối với những người khác, khả năng hoạt động thảm hại của xe điện trong mùa đông và các chi phí khiến chúng chẳng là gì ngoài khác ngoài một sự hạ cấp so với những chiếc xe chạy bằng xăng.

Chúng không tốt hơn và thực sự có thể tồi tệ hơn đối với môi trường. Một khi chính phủ đã có thể khiến xe điện tràn ngập và làm thị trường bão hòa, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng chúng cũng chạy bằng “nhiên liệu hóa thạch” gây nguy hiểm cho môi trường. Sẽ có một chiến dịch lớn khác trên toàn quốc để khiến tất cả chúng ta phải sử dụng xe đạp.

Người ta không thể không nhận ra rằng, xu hướng trong chính sách của Mỹ ngày nay là làm cho nước Mỹ giống như Trung Quốc của Mao. Viễn cảnh được hoàn thiện với sự phổ biến của quần áo nửa nam nửa nữ, một chiếc xe đạp ở mọi hiên nhà, với những biện pháp kiểm soát cực đoan đối với văn hóa và tiêu dùng để loại bỏ mọi ký ức còn sót lại về văn minh phương Tây.

Giả định điên rồ và có tính phá hoại rằng chính phủ có thể "tắt" thị trường như một công tắc đèn là nguyên nhân sâu xa của phần lớn sự hỗn loạn của thời đại chúng ta. Nó vẫn còn hiện diện và đang trở nên tồi tệ hơn.

Thị trường rất nhạy cảm, phức tạp, rộng và sâu đến mức vượt quá sự hiểu biết của con người. Có lẽ đây là một bài học không chỉ của thời đại chúng ta.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả Jeffrey A. Tucker là nhà sáng lập và Chủ tịch của Viện Brownstone, đồng thời là tác giả của hàng nghìn bài báo trên các tờ báo học thuật và phổ thông, cũng như tác giả của 10 cuốn sách viết bằng 5 thứ tiếng với cuốn sách gần đây nhất là “Liberty or Lockdown”. Ông cũng là biên tập viên của The Best of Mises. Ông viết các bài bình luận về kinh tế cho The Epoch Times và nói chuyện về nhiều chủ đề như kinh tế, công nghệ, triết học xã hội và văn hóa.



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao người Mỹ phải khốn khổ vì những chiếc xe hỏng?