Tại sao những ngọn núi ở xa có màu xanh lam?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta thấy các ngọn núi ở gần thường có màu xanh lá cây nhưng những ngọn núi ở xa lại có màu xanh lam, tại sao lại như vậy?

Mắt người phát hiện màu xanh lam dễ dàng hơn

Tất cả các màu mà mắt chúng ta nhìn thấy được truyền đi trong không gian theo các bước sóng riêng biệt của chúng. Ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất và ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất.

Cụ thể, mặt trời phát ra ánh sáng trắng vì chúng pha trộn tất cả các màu của cầu vồng bao gồm đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.

Mặt trời phát ra ánh sáng tím ít hơn ánh sáng xanh lam, và do đó mắt người phát hiện ra màu sắc màu xanh lam dễ dàng hơn.

Bầu trời thường có màu xanh vào ban ngày do sự biến dạng khí quyển và hạn chế tầm nhìn của con người. Đó là hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh.

Trung bình mất 8 phút 20 giây để ánh sáng Mặt trời chiếu tới Trái đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn hơn có nhiều khả năng va vào các phân tử không khí và tán xạ xung quanh, va chạm từ phân tử này sang phân tử khác cho đến khi ánh sáng đến mắt chúng ta từ bất kỳ hướng nào có thể.

Kết quả là, bước sóng tím sẽ truyền đến mắt người nhanh hơn. Tuy nhiên, ánh sáng xanh lam là một trong những bước sóng ngắn nhất trong toàn bộ quang phổ ánh sáng mà con người nhìn thấy.

Kết luận

Nguyên nhân khiến chúng ta thấy các ngọn núi ở rất xa màu xanh xanh là do sự tán xạ của nhiều ánh sáng xanh lam trong khí quyển, kết hợp với lượng ánh sáng xanh lam từ mặt trời phù hợp với tầm nhìn của chúng ta.

Ngọc Mai

Khoa học


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao những ngọn núi ở xa có màu xanh lam?