Hơn bất kỳ ai, Trung Quốc không muốn chiến tranh Nga - Ukraine kết thúc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hưởng lợi quá lớn từ chiến tranh Nga - Ukraine; không chỉ từ nguồn dầu thô và tài nguyên giá rẻ ở Nga, Trung Quốc còn có thêm đồng minh, mở rộng chiến lược quốc tế hoá đồng nhân dân tệ. Cuộc chiến ở Ukraine đang làm suy yếu đối thủ số một của Bắc Kinh là Mỹ và đồng minh châu Âu của họ. Dễ lý giải vì sao Trung Quốc lại thích cuộc chiến này kéo dài. Con kền kền của nền kinh tế toàn cầu luôn thích chết chóc và hỗn loạn...

Sau đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã thức tỉnh cả thế giới với mệnh danh "nền kinh tế kền kền"; nền kinh tế kinh doanh và kiếm lời trên bệnh dịch, sự hỗn loạn và chiến tranh.

Chiến tranh Nga - Ukraine một lần nữa chứng minh Trung Quốc "danh xứng với thực"; họ đích thực là "nền kinh tế kền kền".

Nhìn lại lịch sử, chế độ Bắc Kinh tài trợ, nuôi dưỡng đào tạo các thế lực khủng bố ở Trung Đông cũng để phục vụ cho mục tiêu tạo chiến tranh, hỗn loạn và trục lợi như thế này. Câu chuyện lợi ích của Trung Quốc trong chiến tranh Nga - Ukraine chỉ thêm một câu chuyện tương tự, kéo dài lịch sử hành xử theo phong thái "kền kền" của chế độ này mà thôi.

Xem thêm:

Phần 1: Nền kinh tế “kền kền” của Trung Quốc đang thức tỉnh cả thế giới

Phần 2: Gã khổng lồ Mỹ đã tỉnh khỏi ‘mộng Trung Hoa’

Trung Quốc không muốn chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Ngay từ khi bắt đầu chiến tranh, Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Quốc không được can thiệp thay cho Nga. Khi vị trí quân sự của Nga trở nên tuyệt vọng hơn, những lời cảnh báo đó đã trở nên chắc chắn hơn. Có một số dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình đã cung cấp cho ông Putin sự hỗ trợ quân sự khiêm tốn - nhưng không đủ để kích hoạt các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc gần như kiềm chế việc cung cấp viện trợ quân sự cho Nga, thì người ta vẫn cho rằng Trung Quốc đã ném một sợi dây cứu sinh thậm chí còn có giá trị hơn cho Moscow dưới hình thức tăng cường thương mại. Các ngân hàng, nhà đầu tư và tập đoàn phương Tây nhanh chóng rút khỏi Nga vào mùa xuân năm 2022; Trung Quốc đã quá hạnh phúc để thế chỗ của họ.

Tài liệu nội bộ cho thấy làn sóng COVID-19 mới và các bệnh truyền nhiễm khác đang bùng phát ở Trung Quốc
Các em học sinh đi ngang qua một tấm bảng tuyên truyền về "Trung Hoa mộng", câu khẩu hiệu gắn liền với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, bên ngoài một trường học ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/03/2018. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

“Thương mại năm 2022 giữa Trung Quốc và Nga đã tăng gần 30%. Nhà phân tích về Trung Quốc Isaac Stone Fish nói rằng hàng tỷ USD mua năng lượng bổ sung đó hữu ích hơn nhiều cho nỗ lực chiến tranh của Nga so với việc bán vũ khí cho nước này.

Chỉ riêng những mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc đó đã khiến những lời ca tụng hòa bình của ông Tập Cận Bình trở nên khó có giá trị bề ngoài.

Không có sự công nhận nào trong bản ghi nhớ của Trung Quốc rằng chính Nga đã xâm lược Ukraine, rằng chính ông Putin là người đã thổi phồng về chiến tranh hạt nhân. “Bây giờ chúng tôi biết rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn hòa bình ở Ukraine — trừ khi đó là về các điều khoản của Nga”, ông Stone Fish nói.

Sự tuyệt vọng của Nga - Lợi ích của Trung Quốc

Cuộc chiến ở Ukraine quá tốn kém đối với Điện Kremlin; rất nhiều các doanh nghiệp và cá nhân Nga bị Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác trừng phạt. Điều đó đã buộc Putin phải dựa vào các đồng minh còn lại của mình: Trung Quốc và Ấn Độ về thương mại, Iran và Triều Tiên về nhu cầu quân sự.

Nói một cách thô thiển nhất, Nga nhìn từ Trung Quốc như một cửa hàng, sau hàng loạt quyết định tồi tệ, Nga đang tuyệt vọng duy trì hoạt động kinh doanh bằng cách bán hàng hóa của mình cho bất kỳ khách hàng nào đủ can đảm bước vào cửa. Và do nền kinh tế Trung Quốc cũng đang chậm lại, việc tiết kiệm hàng tỷ USD bằng cách mua dầu giá rẻ của Nga rõ ràng là một triển vọng hấp dẫn đối với Bắc Kinh.

Tổng thống Nga Putin nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand (Uzbekistan) ngày 16 tháng 9 năm 2022. (SERGEI BOBYLYOV/SPUTNIK/AFP via Getty Images)

Ông Tập và ông Putin tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng một đường ống mới, Power of Siberia 2, sẽ vận chuyển hàng tỷ khối khí đốt tự nhiên từ Siberia đến Trung Quốc (qua Mông Cổ) mỗi năm. Trung Quốc cũng đồng ý mua thêm nông sản từ Nga.

Việc ông Putin đồng ý sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc khi thực hiện các giao dịch với các nước khác là điều gần như không thể tránh khỏi, điều này làm đẩy nhanh quá trình phi đô-la hóa mà cả hai nước đều tìm kiếm. Một chương trình như vậy đương nhiên giúp Trung Quốc tiến nhanh hơn trong chiến lược quốc tế hoá đồng nhân dân tệ; vốn đang thiết kế để hoàn toàn là đồng tiền pháp định kỹ thuật số.

Nếu nhân dân tệ kỹ thuật số thực sự được quốc tế hoá, mọi chủ thể giao dịch khắp toàn cầu đều sử dụng phần mềm ví điện tử mà Bắc Kinh cung cấp. Lúc đó, Bắc Kinh không cần Tik Tok để đánh cắp thông tin và kiểm soát thế giới này theo mô hình chủ nghĩa xã hội Trung Quốc nữa; ví điện tử của Bắc Kinh sẽ làm điều đó: thu thập thông tin, kiểm soát thông tin... Đưa nhân loại khắp toàn cầu vào lồng kính của chế độ này.

Cho tới nay, ông Tập và ông Putin đã ký 14 thỏa thuận trong cuộc gặp ở Moscow. Hai nước hiện đang tham gia vào 79 dự án chung với tổng giá trị ước tính khoảng 165 tỷ USD, theo hãng thông tấn nhà nước của Nga TASS.

Nhiều thỏa thuận mới có vẻ rất có lợi cho Trung Quốc. Xét cho cùng, có rất ít lựa chọn khác cho ông Putin khi ông này tìm cách duy trì nền kinh tế bị cô lập và căng thẳng vì chiến tranh của Nga. Ông Putin có thể tiếp tục ép Trung Quốc viện trợ quân sự mặc dù ông Tập không có dấu hiệu nào đặc biệt nhiệt tình tài trợ cho cuộc chiến khi ông này ở Moscow.

Chiến tranh Nga - Ukraine giúp Trung Quốc chiếm Biển Đông và Đài Loan?

Truyền thông toàn cầu, trong đó có cả NTDVN, cũng đều mong mỏi rằng sự trừng phạt của thế giới với Nga là bài học cho Trung Quốc trước quyết định có xâm chiếm Đài Loan hay không.

Tuy nhiên, hy vọng đó có cơ sở nếu Nga kiệt sức và thất bại ở Ukraine. Nếu chiến tranh kéo dài hoặc kết quả chiến tranh ngược lại [kỳ vọng của thế giới], lãnh thổ Nga mở rộng trước sự bất lực của Mỹ và đồng minh, thì Trung Quốc sẽ học được bài học khác; họ có động lực thâu tóm bất hợp pháp Biển Đông và dùng vũ lực với Đài Loan.

tàu Trung Quốc và Việt Nam chạm trán trên Biển Đông. (Chụp màn hình video Youtube TV24h)
Ảnh minh hoạ tàu Trung Quốc và Việt Nam chạm trán trên Biển Đông. (Chụp màn hình video Youtube TV24h)

Cho tới hiện tại, Nga có vẻ vẫn tiếp tục sa lầy trong chiến tranh với Ukraine. Nga càng sa lầy, Trung Quốc càng có nhiều đồng minh thân cận, càng kiếm được nhiều tiền hơn. Trong khi đó, châu Âu và Mỹ cũng sa lầy trong khủng hoảng chính trị; sự phản đối của người dân trong nước trước việc cung cấp tiền bạc và vũ khí không giới hạn cho Ukraine. Tổn thất cho một cuộc chiến luôn rất lớn với cả những bên liên quan. Chi phí này tính vào tiền thuế mà người dân các quốc gia này phải nộp.

Thêm vào đó, việc chiến tranh kéo dài ở Ukraine cũng thúc đẩy Nga từ bỏ Biển đông. Thế lực duy nhất xuất hiện ở Biển Đông, tại các dàn khoan của Việt Nam, mà Trung Quốc không dám khiêu khích chính là các công ty khai thác dầu khí của nhà nước Nga. Nhưng tình thế đã xoay chiều. Nga chưa từng tuyên bố sẽ ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông và hiện Nga rất cần Trung Quốc, Nga cần phải lựa chọn ưu tiên chiến lược. Đây là lý do Việt Nam có thể mất đi một điểm tựa vững chắc cho vấn đề Biển Đông.

Thực tế, trong khi Nga mải mê tập trung xâm lược Ukraine, Trung Quốc liên tục khuấy đảo vấn đề Biển Đông.

Hồi tháng 2/2023, tàu Trung Quốc ở Biển Đông đã chiếu laze cấp độ quân sự khiến thuỷ thuỷ Philippine bị mù tạm thời.

Trung Quốc cũng liên tiếp khiêu khích, va chạm với tàu Việt Nam trên Biển Đông. Một chuyên gia nghiên cứu ở California cho biết, theo dữ liệu dựa trên tín hiệu của Hệ thống Nhận diện Tự động (AIS) từ hai tàu này, tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã tiến “gần nhau một cách kỳ lạ” vào lúc khoảng 7h sáng ngày 26/3.

Có thời điểm, hai tàu này chỉ cách nhau chưa đầy 10 mét, theo ông Ray Powell, người đứng đầu dự án Myoushu (Biển Đông) ở Đại học Stanford – người đầu tiên phát hiện ra vụ việc trên biển này.

“Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu Việt Nam khá táo bạo. Tàu Trung Quốc to gấp đôi tàu Việt Nam” – ông Powel nói. “Chắc chắn đã có một cuộc chạm trán rất căng thẳng”.

Trung Quốc đe dọa Chủ tịch Hạ Viện Mỹ về chuyến thăm Đài Loan; chính quyền Biden đang trợ giúp Bắc Kinh?
Máy bay chiến đấu Trung Quốc bay ở khu vực bầu trời gần Đài Loan, trong đoạn video do kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV công bố vào ngày 07/08/2022. (CCTV qua Reuters / The Epoch Times chụp ảnh màn hình)

Vụ việc xảy ra ở vùng biển cách Bãi Tư Chính 50 hải lý (92.6 km) về phía nam – nơi được biết đến như một điểm nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Khoảng 90 phút sau, tàu Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi nó đã ở đó từ tối thứ Sáu (24/3).

Với Đài Loan, Mỹ không ngừng tăng cường trang bị vũ khí cho quốc gia này và các tuyên bố ủng hộ quốc đảo. Tuy nhiên, kể từ tháng 2/2022 đến nay, chưa bao giờ căng thẳng eo biển leo cao đến vậy. Trung Quốc gần như bao vây eo biển, liên tục đạt kỷ lục mới về xâm phạm vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, tập trận đạn thật trên biển và mô phỏng các cuộc tấn công vào eo biển này.

Sự mệt mỏi với chiến tranh ở Ukraine khiến châu Âu rệu rã. Khác với Mỹ, châu Âu cần khí đốt từ Nga, châu Âu đang đối mặt với lạm phát và sự phẫn nộ từ người dân. Chỉ vài hôm trước, Tổng thống Pháp Macron đã có tuyên bố chấn động, khuyên châu Âu không nên can thiệp vào vấn đề Đài Loan và không nên nghe theo Mỹ. Bối cảnh tuyên bố này diễn ra sau cuộc gặp nồng thắm, đầy thân tình với ông Tập Cận Bình tại Trung Quốc.

Hiển nhiên, quan điểm của Tổng thống Pháp không đại diện cho Châu Âu. Nhưng quan điểm này cho thấy châu Âu đang mệt mỏi, chia rẽ và liên minh Mỹ - EU đang có nguy cơ tan rã; một phần lý do xuất phát từ cuộc chiến vô nghĩa, tiêu tốn sinh mạng và tiền bạc không giới hạn ở Ukraine.

Nếu chiến sự xảy ra ở Đài Loan, châu Âu không đủ sức để tiếp tục chịu đựng. Nguồn năng lượng khó tiếp cận ở Nga, châu Âu tìm tới Trung Quốc như một kênh bán hàng gián tiếp. Nhưng nếu không còn Trung Quốc, châu Âu không thể dựa vào Mỹ. Rất nhiều mặt hàng khác, rất nhiều vấn đề khác cũng tương tự như dầu thô.

Dù vậy, Đài Loan vẫn còn hy vọng khi nội lực kinh tế - chính trị - xã hội của Bắc Kinh đang hỗn loạn, suy yếu và nhiều rạn vỡ từ bên trong. Biển Đông còn hy vọng nếu các nền kinh tế khác trong khu vực này có thể liên kết với nhau, cùng nhau tạo ra một chiến lược đối đầu hiệu quả với Bắc Kinh chứ không phải là sợ hãi hay im lặng.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Thuỷ Tiên - Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Hơn bất kỳ ai, Trung Quốc không muốn chiến tranh Nga - Ukraine kết thúc