Singapore triển khai tiêm mũi tăng cường để duy trì chứng nhận tiêm chủng đầy đủ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ ngày 14/2, người từ 18 tuổi trở lên ở Singapore phải tiêm liều tăng cường trong vòng 270 ngày kể từ khi tiêm liều 2 mới được xem là đã tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-1. Do đó, để duy trì chứng nhận tiêm chủng đầy đủ, người dân Singapore cần tiêm một liều vaccine tăng cường trước hạn chót vào ngày 14/2. Tuy nhiên, chứng nhận tiêm chủng sẽ không bị ảnh hưởng với những người không đủ điều kiện về mặt y tế.

Chính quyền Singapore thông báo tình trạng “chứng nhận tiêm chủng đầy đủ” của người dân sẽ mất hiệu lực sau 9 tháng kể từ lần tiêm cuối trừ khi họ tiêm mũi tăng cường .

Trong cuộc họp báo ngày 5/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Ong Ye Kung thông báo chứng nhận tiêm chủng đầy đủ sẽ có ngày hết hạn.

"Sau khi bạn đã tiêm 2 liều vaccine mRNA hoặc 3 liều vaccine Sinovac hay Sinopharm, bất kể thời gian, và bạn không tiêm mũi tăng cường thì tình trạng tiêm chủng của bạn được xem là mất hiệu lực", Bộ trưởng Ong nói.

Singapore áp dụng hai liều vaccine mRNA Pfizer-BioNTech/Comirnaty và Moderna trong Chương trình tiêm chủng quốc gia (NVP), bao gồm vaccine không phải mRNA Sinovac có hiệu lực vào ngày 23/10/2021. Nhưng do “hiệu quả vaccine tương đối thấp” của Sinovac và Sinopharm, người dân cần phải tiêm ba liều thay vì hai liều.

Theo Bộ trưởng Ong, các vaccine phổ biến hiện hay có hiệu quả thấp hơn trước biến thể Omicron khi so với biến thể Delta.

"Liều tăng cường sẽ khôi phục khả năng bảo vệ trước Omicron. Do đó, vaccine và liều tăng cường tiếp tục là cách chống dịch chính của chúng tôi", ông Ong cho biết.

Theo Đài CNA, Singapore tiêm hơn 50.000 liều vaccine mỗi ngày. Cho tới nay, hơn 87% dân số nước này đã tiêm 2 liều vaccine và 42% người được tiêm tăng cường.

Tỷ lệ tiêm chủng của Singapore được xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Hơn 87 phần trăm toàn bộ dân số và hơn 90 phần trăm của mỗi nhóm tuổi đủ điều kiện được tiêm chủng đầy đủ.

Singapore cho rằng tỷ lệ tiêm chủng cao ít ca mắc bệnh nghiêm trọng, nhưng cần cảnh giác với khả năng gia tăng số ca nhiễm do biến thể Omicron, đã chiếm 2.252 ca cho đến nay. Trong số đó có ba người được yêu cầu bổ sung ôxy trong khi không có trường hợp nào được nhận vào ICA. Cả ba trường hợp đều được cho thở ôxy trong vòng ba ngày.

Theo Bộ trưởng Ong, các vắc xin phổ biến hiện hay có hiệu quả thấp hơn trước biến thể Omicron khi so với biến thể Delta.

"Liều tăng cường sẽ khôi phục khả năng bảo vệ trước Omicron. Do đó, vắc xin và liều tăng cường tiếp tục là cách chống dịch chính của chúng tôi", ông Ong cho biết.

Theo Đài CNA, Singapore tiêm hơn 50.000 liều vaccine mỗi ngày. Cho tới nay, hơn 87% dân số nước này đã tiêm 2 liều vaccine và 42% người được tiêm tăng cường.

Chính sách hết hạn trong 270 ngày có hiệu lực vào ngày 14/2

"Từ nay đến ngày 13/2/2022, miễn là bạn đã tiêm 2 liều vaccine mRNA hoặc 3 liều vaccine Sinovac hay Sinopharm, bất kể thời gian, thì bạn được xem là tiêm chủng đầy đủ", Bộ trưởng Ong nói.

"Từ ngày 14/2, nếu bạn tiêm liều vắc xin cuối cùng trước ngày 20/5/2021, tức 270 ngày hoặc 9 tháng trước, chứng nhận tiêm chủng đầy đủ của bạn sẽ mất hiệu lực", ông Ong nói thêm.

Ông Ong cho biết chính sách này sẽ có hiệu lực sau một tháng rưỡi, vào ngày 14/2. Do đó, để duy trì chứng nhận tiêm chủng đầy đủ, người dân Singapore cần tiêm một liều vắc xin tăng cường trước hạn chót vào ngày 14/2.

Các biện pháp quản lý phân biệt tiêm chủng (pdf) được áp dụng tại các cơ sở có các hoạt động “nguy cơ cao” như cơ sở kinh doanh thực phẩm và đồ uống, rạp chiếu phim hoặc tại các sự kiện có trên 50 người tham dự.

Chứng nhận tiêm chủng sẽ không bị ảnh hưởng với những người có chứng nhận không đủ điều kiện về mặt y tế (pdf) đối với tất cả các loại vaccine theo NVP cũng như những người đã hồi phục sau COVID-19 trong vòng 180 ngày qua.

Vaccine mRNA được sử dụng làm vaccine tăng cường

Vaccine tăng cường được sử dụng là vaccine mRNA. Vaccine Sinovac sẽ chỉ được cung cấp dưới dạng vaccine tăng cường cho những người không đủ điều kiện về mặt y tế để nhận vaccine mRNA, do thiếu dữ liệu cho thấy hiệu quả của vaccine này như một loại vaccine tăng cường sau vaccine mRNA.

Đối với những người đã hồi phục sau COVID-19 và chưa được chủng ngừa hoặc chưa được chủng ngừa một phần, họ được khuyên nên chủng ngừa mRNA ba tháng sau khi nhiễm bệnh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Liều thứ tư của vaccine mRNA được khuyến cáo cho những người “mắc các tình trạng y tế như suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nặng” khoảng năm tháng sau liều thứ ba của vaccine mRNA.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Singapore triển khai tiêm mũi tăng cường để duy trì chứng nhận tiêm chủng đầy đủ