Sự cố tàu cao tốc Trung Quốc: 'Gót chân A-sin' của ngành điện tử?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự chậm trễ xảy ra đối với các ga tàu ở nhiều thành phố của Trung Quốc, làm dấy lên suy đoán về những nguyên nhân có thể xảy ra liên quan đến việc cắt điện hoặc trục trặc hệ thống lớn. Sự cố khiến điểm yếu của ngành điện tử mà Bắc Kinh tự hào bộc lộ rõ hơn, ngoài ra chính quyền địa phương thiếu tiền cũng được thảo luận như một trong các nguyên nhân...

Vào tối ngày 12/08, các hành khách Trung Quốc từ các tuyến khác nhau đăng tải rằng các chuyến tàu đường sắt cao tốc mà họ thường đi lại đã bị hoãn hoặc dừng hoàn toàn.

Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Trung Quốc đại lục, các ga đường sắt ở Trùng Khánh, Thành Đô, Tế Nam, Thẩm Dương, Quảng Châu, Nam Kinh cũng như một số trung tâm đường sắt khác đã trải qua "sự chậm trễ quy mô lớn" xảy ra cùng một lúc.

Mặc dù lý do của sự chậm trễ không được giải thích, nhưng sự cố đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng Trung Quốc. Video được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau cho thấy các đoàn tàu cao tốc được ca ngợi hết lời của Trung Quốc đậu bất động trên đường ray của họ, dẫn đến các bình luận như: “Đường sắt cao tốc bây giờ không nhanh như vậy”.

Một người dùng bày tỏ lo ngại về các vấn đề chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến mạng lưới đường sắt Trung Quốc và toàn bộ nền kinh tế.

Một số người dùng internet đã báo cáo rằng trong tối ngày 12/08, thời gian đến của chuyến tàu được hiển thị là: “Cần xem xét”, nhưng sau đó được đổi thành: “Bị hoãn 2 giờ 32 phút”.

Đoạn video do một cư dân mạng quay cho thấy các chuyến tàu cao tốc của Trung Quốc đã tạm dừng. (Video: qua YouTube)

“Đường sắt Tây Nam” - tài khoản mạng xã hội chính thức của Tập đoàn Thành Đô Đường sắt Trung Quốc - cuối cùng đã phản hồi các khiếu nại, nói rằng vào khoảng 6h30' chiều ngày 12/08, bộ phận đường sắt nhận thấy rằng một số “thiết bị bị lỗi và đang hoạt động lập lại trật tự vận tải”. Cơ quan chức năng cho biết thêm, một số chuyến tàu của Tập đoàn Thành Đô sẽ chạy theo lịch trình bị trì hoãn.

Dư luận không tin vào giải thích của nhà chức trách

“Tàu Z349 đã bị hoãn sáu giờ, còn hơn cả đủ thời gian để thực hiện hai chuyến khứ hồi đường sắt cao tốc. Nhân viên tàu thông báo rằng có sự cố trên đường dây và sau đó không đưa ra bất kỳ gợi ý nào về giải pháp. Mọi người đều vội vàng, nhưng thái độ này thực sự có vấn đề”.

Các cư dân mạng khác báo cáo rằng lý do đã nêu cho sự chậm trễ không phải là "sự cố đường truyền" mà là "thời tiết khắc nghiệt" - mặc dù trời đang nắng. Một người cho biết: “Họ nói là do thời tiết, nhưng rõ ràng trời đang nắng, và việc chậm trễ hơn một tiếng đồng hồ là điều không thể giải thích được”.

Những người dùng khác suy đoán xem liệu sự chậm trễ có phải do mất điện trên diện rộng hay không. “Đó là điều chưa từng có”, một người nói và cho biết thêm: “Lưới điện của cục đường sắt đã bị cắt và mạng nội bộ bị ngắt. Hàng trăm chuyến tàu cao tốc ở Tứ Xuyên đã dừng tại chỗ, dường như họ không muốn di chuyển”.

Một số cư dân mạng lựa chọn cách nhìn lạc quan hơn: “Điều này thực sự không thể tưởng tượng được. May mắn thay, đó chỉ là một sự chậm trễ. Hãy tưởng tượng sự việc này sẽ trở thành thảm họa nếu có một sự cố điều khiển quy mô lớn và các đoàn tàu không thể dừng lại”, một bình luận viết.

Những người khác bày tỏ nghi ngờ về sự chậm trễ là một phần của một vấn đề lớn hơn. “Nếu là thật thì nguyên nhân rất đáng nghi ngờ. GSM-R (Hệ thống Toàn cầu cho Truyền thông Di động - Đường sắt hoặc GSM-Đường sắt là một tiêu chuẩn truyền thông không dây quốc tế cho các ứng dụng và thông tin liên lạc đường sắt), không dựa vào nút trung tâm quốc gia và khả năng xảy ra các sự cố kỹ thuật thuần túy gây ra lỗi trên diện rộng ở các vùng khác nhau của đất nước cùng một lúc dường như là rất nhỏ”, một người dùng viết.

Nguyên nhân phỏng đoán: chính quyền địa phương thiếu tiền

Sự chậm trễ xảy ra như một cú sốc uy tín đối với người dân do những quảng cáo gắn liền với hiệu quả và sự đúng giờ của hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc - điều mà các phương tiện truyền thông nhà nước thường so sánh là có hiệu quả sánh ngang với các hệ thống ở Nhật Bản và châu Âu.

Đây không phải là vấn đề duy nhất mà hệ thống giao thông của Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt, vì các hình thức vận chuyển công cộng khác cũng gặp khó khăn trong những tháng gần đây.

Truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin rằng một số chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc chi trả các dịch vụ công.

Tại Chu Khẩu, một thành phố ở trung tâm tỉnh Hà Nam, công ty xe buýt quận Đan Thành thuộc sở hữu nhà nước đã đưa ra thông báo vào ngày 12/08 cho biết họ sẽ tạm dừng tất cả các dịch vụ xe buýt đô thị do "khó khăn trong hoạt động", xuất phát từ việc chính phủ không có khả năng chi trả tiền công của người lái xe.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin rằng một tuyến xe buýt khác nằm ở thành phố Dương Giang của Quảng Đông đã ngừng hoạt động kể từ tháng 6 - với lý do “thiếu vốn”.

Một số cư dân mạng nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc, người bị bắt và bị kết án tử hình vào năm 2013, và tình trạng tham nhũng đang diễn ra trong chính phủ Trung Quốc dẫn đến nền kinh tế nước này gần như sụp đổ.

Những tác động kinh tế lâu dài

Những người khác cho thấy sự tương đồng giữa sản lượng công nghiệp đang gặp khó khăn của Trung Quốc và các chính sách “zero-COVID” không ngừng được thắt chặt đóng một vai trò đáng kể trong sự chậm trễ của mạng lưới đường sắt cao tốc.

Cư dân mạng Trung Quốc mô tả cách các chuyến tàu cao tốc bị hoãn ở nhiều nhà ga. (Ảnh chụp màn hình: qua Twitter)

“Đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã nhập khẩu một số lượng lớn các thành phần, đặc biệt là hệ thống điều khiển hiện tại yếu, chủ yếu từ một công ty Đức thành lập năm 1951”, một người dùng cho biết và cho biết thêm rằng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine , công ty này đã ngừng cung cấp những bộ phận quan trọng cho khách hàng Trung Quốc do là đồng minh của Trung Quốc với Moscow.

Một số nhà phân tích cũng suy đoán rằng có khả năng việc hệ thống không "đăng ký hệ thống điều khiển chung", dẫn đến "tê liệt quy mô lớn". Điều này làm tăng thêm sự vững chắc về giả thiết: thiết kế ban đầu của hệ thống đã không tính đến việc hoàn thiệt cơ chế sửa lỗi sau khi sự cố xảy ra, dẫn đến một “khiếm khuyết hệ thống".

Minh Đăng

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Sự cố tàu cao tốc Trung Quốc: 'Gót chân A-sin' của ngành điện tử?