Ảo ảnh thiên đường đã mất (P-2): Hai cái xác sống lại bên cạnh lò thiêu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ Tuấn chết đến ngày thứ ba, đột nhiên có chút tri giác, cảm thấy toàn thân đau đớn, đầu tiên là ngửi thấy mùi hăng hắc, mở mắt ra liền thấy bên cạnh là nhiều xác chết đẫm máu… 

(Xem lại P-1;)

Từ Tuấn trở về nhà, nghĩ đến những gì anh đã tận mắt chứng kiến ​​và những gì Minh Hưng đã kể mấy ngày nay, anh cảm thấy vô cùng kinh hãi, đêm không ngủ được, ác mộng liên miên. Vợ anh là Ái Cầm nói với Từ Tuấn rằng: “Gần đây tin tức ngày càng khẩn cấp đáng lo, rất nhiều người xung quanh chúng ta đã bị đánh chết, một số bị tống vào nhà tù và một số bị áp giải về nông thôn. Em nghĩ anh nên tạm thời rời Bắc Kinh về quê nhà để tránh tai bay vạ gió, con cái trong nhà để em lo, chỉ cần anh bình an, dẫu có khổ bao nhiêu em cũng không sợ.” Nói xong Ái Cầm chuẩn bị hành lý cho chồng rồi lên giường nghỉ ngơi.

Đột nhiên một nhóm Hồng vệ binh đạp bung cửa xông vào, la hét rằng: “Lão phản cách mạng, ông trốn ở nhà tiếp tục hại người ư.” Bọn họ không thèm hỏi han một tiếng nào mà vừa đánh vừa lôi xềnh xệch anh đến một trường trung học cơ sở. Từ Tuấn nhìn thấy rất đông người dân đang quỳ trên sân trường, Hồng vệ binh ra lệnh cho Từ Tuấn quỳ xuống và bắt anh ta giải thích làm thế nào mà trà trộn vào đội ngũ cách mạng và làm gián điệp cho Mỹ và Tưởng Giới Thạch. Từ Tuấn giới thiệu kinh nghiệm hoạt động cách mạng của mình, nhưng Hồng vệ binh nói rằng: “Ông chỉ khoe công lao”, rồi lấy thắt lưng đầu đồng và chân bàn ghế bị phá hỏng của trường mà quất lên người Từ Tuấn, anh bị đánh đến nỗi người bê bết máu và hôn mê bất tỉnh.

Hồng vệ binh thuận tay lấy nước tiểu từ bồn tiểu đổ lên đầu anh, Từ Tuấn tỉnh lại, và lại bị ép giải thích, rồi lại bị đánh đến hôn mê, lại bị đổ nước tiểu cho tỉnh, cứ như vậy lặp đi lặp lại mấy lần, cuối cùng thì anh không thể tỉnh lại được nữa. Thấy vậy, Hồng vệ binh đã kéo anh đến bên cạnh một đống xác chết. Sáng sớm, một chiếc xe tải lớn từ lò thiêu chạy vào trường, Từ Tuấn và sáu thi thể khác bị ném vào xe tải, sau đó xe tải chạy sang một con hẻm khác để tiếp tục lấy xác.

Kể từ khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa, lò thiêu đầy xác chết, đến cuối tháng Tám thì thây người chất đống như núi, bốc mùi hôi thối khiến một số lượng lớn ruồi và giòi bọ bám khắp sàn, sau đó lò thiêu chỉ còn cách gom mấy xác chết lại với nhau để thiêu chung một lần.

cach mang van hoa Trung quoc 1
Một cảnh trong Cách mạng Văn hóa

Đó là ngày thứ ba khi đến lượt đốt xác của Từ Tuấn, một công nhân lò thiêu tên là Lâu Thụy Nguyên nhìn thấy người đàn ông đang nằm vẫn đang mở mắt và nước mắt không ngừng tuôn rơi, ông ấy biết rằng đây là người may mắn sống sót sau khi bị đánh chết. Vì vậy, ông ấy quay sang nói với Tôn Tiểu Tam đang ở bên cạnh rằng: “Người này đã sống lại, chúng ta tích đức đừng đưa người ấy vào lò thiêu, tục ngữ có câu, cứu một mạng người như xây bảy tháp chùa vậy.”

Tôn Tiểu Tam nói: “Quản làm chi chuyện hắn sống hay chết, chỉ cần họ đưa đến thì chúng ta thiêu thôi, đâu có lỗi gì, dù sao thì đốt thêm một người nhận thêm tiền thưởng, những người bị đánh chết đều là kẻ thù giai cấp, những người này hễ chết thêm một người thì tốt một người.”

Lâu Thụy Nguyên nói rằng từ khi có ĐCS, đến nay đã có rất nhiều người tốt bị giết, thiên lý bất dung.

Vậy ai là người may mắn sống sót trong đống xác chết hôi thối ấy?

Từ Tuấn chết đến ngày thứ ba, đột nhiên có chút tri giác, cảm thấy toàn thân đau đớn, đầu tiên là ngửi thấy mùi hăng hắc, mở mắt ra liền thấy bên cạnh là nhiều xác chết đẫm máu. Trong não anh liền xuất hiện hình ảnh cha mẹ mà mình đã từ bỏ, bản thân bị bắt hai lần, rồi may mắn thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, sau khi lật đổ Quốc dân đảng thì bị vu cáo hãm hại phải ngồi tù, vợ con ly tán, không dễ gì lập gia đình mới, rồi lại gặp cuộc Cách mạng Văn hóa này, bị đánh một trận đến chết, bỏ lại vợ và con thơ, cảm thấy mệnh mình sao mà khổ sở, xin lỗi cha mẹ và vợ con, nghĩ đến đây mà nước mắt cứ lăn dài.

Từ Tuấn vừa nghe thấy cuộc nói chuyện giữa hai người thợ lò thiêu, anh ấy bèn nói trong hơi thở yếu ớt rằng: “Anh à, xin các anh hãy làm việc tốt, đưa tôi vào lò thiêu nhé.”

Tôn Tiểu Tam cảm thấy bất ngờ, hỏi lại lời này là ý gì?

Từ Tuấn nói: “Anh để cho tôi sống, nhưng ĐCS không thể dung thứ cho tôi, sớm muộn gì nó cũng sẽ giết tôi, khi đó tôi có thể còn bị bức hại và thống khổ nặng nề hơn, anh cứ đưa tôi vào lò thiêu, một cái là xong hết.”

Tôn Tiểu Tam nghe xong thì không nỡ ra tay, anh ấy nói với lão Lâu rằng chúng ta mang anh ta đến túp lều, và tiếp tục thiêu những thi thể khác. Nhờ vậy mà Từ Tuấn đã được kéo lùi khỏi con đường tử thần.

Từ Tuấn xiêu xiêu vẹo vẹo bước vào một túp lều ngột ngạt và hôi hám, bên trong còn có một người tàn tật chỉ còn một chân đang nằm ở đó, ông ấy sống sót từ một lò thiêu khác.

Họ nhanh chóng bắt chuyện với nhau, hóa ra người này là Lý Quốc Trung, khi ông ấy đang là học sinh cấp 2 ở Bắc Kinh, vì ý thức chính nghĩa quốc gia, người thiếu niên này đã đăng ký gia nhập quân đội quốc gia để chống ngoại xâm Nhật Bản. Đầu tiên ông tham gia trận ở Vũ Hán, Tương Phàn, Trường Sa, Quế Lâm, Hành Dương và nhiều trận bảo vệ lãnh thổ khác. Cuối cùng, trong trận chiến đẫm máu 41 ngày ở Hành Dương, ông buộc cưa bỏ chân phải vì một phát đạn bắn trúng chân.

cach mang van hoa Trung quoc 3
Một cảnh trong Cách mạng Văn hóa

Lý Quốc Trung cho biết, vụ việc diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1944, quân đội Nhật sử dụng binh lực gồm 11 hoặc 12 sư đoàn, sau những đợt ném bom dữ dội từ máy bay, xe tăng và pháo binh, quân đội Nhật đã phát động ba cuộc tổng tấn công. Khi đó, Trưởng tư lệnh Phương Tiên Giác lãnh đạo ba sư đoàn trấn giữ Hành Dương, là quân đoàn 10 của Quân đội Quốc gia. Tôi là đại đội trưởng ở sư đoàn 3, và chúng tôi đã nhiều lần giao tranh với quân Nhật dưới sự chỉ huy của Trưởng tư lệnh Phương.

Chỉ huy Phương dẫn đầu, cùng với binh lính dựa vào những bức tường đổ nát để chống lại quân Nhật, tôi xông lên tấn công, xông xáo ngang dọc, chạy cả trên xác của đồng đội trên chiến trường, sau đó quân Nhật bắn một quả đại bác khiến tôi bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy và phát hiện mình đã bị bắn vào chân, lúc này thấy quân Nhật xông thẳng vào vị trí canh gác, tôi mặc kệ đau đớn, liền chỉ huy hơn 10 chiến sĩ còn lại ra sức chống trả, đánh bật quân Nhật và kiên thủ trận địa trong ba ngày. Do đó mất đi cơ hội cứu chữa kịp thời.

Ba ngày sau, vết thương hoại tử, có giòi xuất hiện trên chân, và cuối cùng đành cưa bỏ chân phải. Hơn 17.000 chiến sĩ của quân đoàn 10 của chúng tôi đã chiến đấu đẫm máu với quân Nhật trong 41 ngày, giết chết và làm bị thương hơn 50.000 lính Nhật, là một trận đánh ngoạn mục lấy ít thắng nhiều trong lịch sử Kháng chiến chống Nhật. Sau này, chúng tôi bị quân Nhật giải tán, tuy chỉ còn một chân nhưng tôi vẫn thành lập một đội du kích cùng những người lính biệt động ở quê tiếp tục tấn công quân Nhật. Rồi tôi nghỉ hưu trong sự vẻ vang sau chiến thắng chống Nhật.

Khi ĐCS nắm chính quyền, tôi kiếm tiền sống qua ngày bằng cách đánh bóng các tấm thiếc và sửa chữa những chiếc nồi thép. Đến phong trào Trấn phản và Túc phản, tôi bị vu khống là một kẻ phản cách mạng lịch sử, tôi bị lăng nhục và bị tra tấn. Tôi đã nhiều lần khiếu nại với chính quyền ĐCS rằng: “Tôi vì sự tồn vong của đất nước và dân tộc, bỏ dở việc học, vứt bút tòng quân phục vụ trong quân đội, chống Nhật xâm lược, thế nào là phản cách mạng chứ?” Họ trả lời rằng chống Nhật vì Quốc dân đảng là phản cách mạng.

Cách mạng Văn hóa lần này lại đánh chết tôi, khi sắp vào lò thiêu thì tôi sống lại. Anh theo cách mạng Cộng sản lâu rồi, anh hãy nói xem, tôi kháng Nhật đánh Nhật tận trung báo quốc mà phản cách mạng là sao?

Có phải Mao Trạch Đông đã cử Phan Hán Niên thông đồng với quân Nhật và đạt được một thỏa thuận bí mật giữa Cộng sản - Nhật để tấn công gọng kìm Quốc quân, cam tâm tình nguyện làm Hán gian, là kẻ bán nước cặn bã của dân tộc, rồi biến nó thành một cuộc cách mạng đường hoàng? Đúng là trắng đen đảo ngược đúng sai, là một bộ logic bán nước. Ngoài việc ĐCS các anh có thể thực hiện nhiều chiến dịch hại người giết người quy mô lớn trên khắp đất nước và mang lại vô số thảm họa, giết chóc, đói nghèo cho người dân trong nước, nó còn mang lại điều gì khác cho người dân?

Từ Tuấn nghe Lý Quốc Trung nói những lời này với vẻ mặt đầy xấu hổ và không biết trả lời gì, nhưng trong đầu anh lại tái hiện cảnh tòng quân kháng Nhật báo quốc vào năm 1938. Khi lữ đoàn của anh chạm trán với một đại đội Nhật ở khu vực Lật Thủy, chỉ sau một vài phát súng, liền tháo chạy về phía Nam đến ven Thái Hồ. Từ Tuấn từng đại biểu cho hơn 100 chiến sĩ trong lữ đoàn, xin chỉ huy cho chiến đấu với quân Nhật đến cùng. Chính ủy Lữ đoàn nói rằng đây là đợt triển khai chiến lược của Trung ương, lệnh cấp trên, ai dám làm trái sẽ trừng trị theo quân pháp. Từ Tuấn ngẫm nghĩ, một lữ đoàn sao có thể đối phó với một trung đoàn Nhật nhỉ!

cach mang van hoa Trung quoc 9
Một cảnh trong Cách mạng Văn hóa

Bát lộ quân và Tân Tứ quân của ĐCS luôn là những đội quân bỏ chạy khi nhìn thấy bóng dáng của quân đội Nhật, họ chỉ giỏi “tạo dáng” để hù dọa dân chúng thôi. Tuy nhiên, tại Hoàng Kiều ở phía Bắc Giang Tô, họ lại bất ngờ bao vây và tiêu diệt gần 10.000 quân của Hàn Đức Cần của Quân đội Quốc dân đảng, là cánh quân đã tham gia trận chiến đẫm máu ở Đài Nhân Trang với quân Nhật. Từ Tuấn nghĩ đến đây thì trong tâm cảm thấy thật xấu hổ.

Anh nói với Lý Quốc Trung: “Cùng là những người lính, anh có cơ hội vinh quang để giết kẻ thù trên chiến trường và bảo vệ tổ quốc, anh có thể được gọi là anh hùng dân tộc, lịch sử và thế hệ tương lai của đất nước mãi mãi ghi nhớ và cảm ơn các anh. Tuy nhiên, chúng ta là một nhóm người đã dùng mạng sống của mình để chinh phục thiên hạ cho ĐCS, sau khi thành lập chính quyền, chúng lại mang đến vô số tai họa cho người dân trong nước, vì vậy, chúng ta không những không có công, đổi lại còn có tội. Trong tất cả các cuộc vận động trước đây, bao gồm cả Cách mạng Văn hóa, thì chịu tội khổ là kết cục cuối cùng không tránh khỏi.”

Từ Tuấn thoát khỏi lò thiêu và trở về nhà. Vợ và con trai Vĩnh Tuyền, cùng cô con gái nhỏ Thu Anh mới hai tháng tuổi nhìn thấy anh sống sót một cách thần kỳ thì vui mừng reo hò, nhưng chưa được mấy hôm thì tai họa từ trên trời lại giáng xuống. Lúc ấy, Mao Trạch Đông chỉ thị cho Cách mạng Văn hóa Trung ương biến thủ đô thành một miền tịnh thổ, phải tĩnh như nước và trong như gương. Vết thương của Từ Tuấn vẫn chưa lành, một nhóm cảnh sát đã đột nhập vào nhà đêm hôm đó, chẳng một lời giải thích mà lôi anh ra khỏi giường, và áp giải anh lên xe cảnh sát đến trại giam.

Khi Từ Tuấn bị giam trong tù, Hóa Thanh, nguyên là Chủ tịch nhà xuất bản trước đây, ngay lập tức cử người đến buộc Ái Cầm phải chuyển đi, nói rằng: “Nhà này là của đơn vị tạm thời cho hai vợ chồng mượn ở, bây giờ sách của nhà xuất bản không có chỗ cất giữ, chồng cô cũng đi cải tạo lao động rồi, phải trả lại nhà này cho đơn vị công tác.” Còn chua ngoa nói rằng ai bảo không nghe lời khuyên của Chủ tịch Hóa mà đi cưới một phần tử phản cách mạng làm chi.

Bị ép phải gấp rút chuyển nhà, Ái Cầm tức giận dậm chân mắng mỏ: “Từ Tuấn là quân tử, là người tốt, là người tài giỏi, còn Chủ tịch Hóa là một tên lưu manh cường đạo, lợi dụng lúc người ta gặp khó khăn mà ép chết không tha.”

Sau đó, Ái Cầm không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa con trai Vĩnh Tuyền và con gái nhỏ Thu Anh đến nương nhờ trong gian bếp của nhà chị gái, dựa vào đồng lương còm cõi để nuôi ba miệng ăn, cuộc sống rất ảm đạm. Nhìn thấy cảnh này, Hóa Thanh chẳng những không động lòng mà còn hả hê nói rằng: “Không nghe lời tôi thì tôi sẽ làm cho khổ sở trọc đầu.” Ái Cầm không ngại gian khổ, cô vẫn tỏ ra cứng rắn trước những lời đàm tiếu, nhưng cũng không sao ngăn được những dòng nước mắt ngậm ngùi trong những tháng ngày nuôi hai con thơ dại, cô nhẫn nhịn trải qua những đêm dài mất ngủ, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, mòn mỏi ngóng trông…

Và, nhiều thập kỷ thực tế đã chứng minh rằng dưới sự thống trị của ĐCSTQ, việc theo đuổi cái gọi là thiên đường cộng sản hóa ra lại là một cơn ác mộng.

Cao Nguyên
Theo Epoch Times

Văn hoá Văn học


BÀI CHỌN LỌC

Ảo ảnh thiên đường đã mất (P-2): Hai cái xác sống lại bên cạnh lò thiêu