Trung Quốc mời một số quốc gia hợp tác trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc gần đây tuyên bố rằng họ có ý định thúc đẩy trao đổi và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hiến tạng và ghép tạng trong các quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Tuyên bố này đã làm dấy lên mối quan ngại trong giới quan sát Trung Quốc, những người tin rằng chương trình nghị sự thực chất của chế độ này là truyền bá hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Hội nghị Hiến tạng Quốc tế - Trung Quốc lần thứ 7 và Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Quốc tế Sáng kiến Vành đai và Con đường về Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng đã được tổ chức tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây từ ngày 8/12 đến ngày 10/12. Tại hội nghị, chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới và thứ nhất ở châu Á về hiến tạng và cấy ghép nội tạng trong 7 năm liên tiếp.

Trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị, Tiến sĩ Huang Jiefu, Chủ tịch Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Người (Human Organ Donation and Transplantation Committee), nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng Bắc Kinh sẽ thúc đẩy trao đổi quốc tế và hợp tác thực tế trong việc hiến tặng và ghép tạng giữa các nước BRI trên cơ sở mô hình “tham vấn lẫn nhau, cùng xây dựng và chia sẻ lẫn nhau”.

Ngày 28/9/2005, bác sĩ Huang đã trình diễn ca ghép gan tự thân tại Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Y Tân Cương. Để giảm thiểu nguy cơ thất bại, bác sĩ Huang đã yêu cầu ba lá gan dự phòng, một lá gan do các bệnh viện liên kết với các trường đại học y ở Quảng Châu chuẩn bị, một lá gan từ Trùng Khánh và một lá gan từ Tân Cương.

Sau 15 giờ phẫu thuật và 24 giờ theo dõi sau ghép tạng, bác sĩ Huang tuyên bố ca phẫu thuật đã thành công và những lá gan dự phòng không còn cần thiết nữa.

Để ba lá gan dự phòng sẵn sàng được sử dụng trước khi cấy ghép và ở trạng thái chờ trong 39 giờ, những lá gan này có thể đến từ người còn sống, vì không thể bảo quản lá gan không ở trạng thái hạ nhiệt quá 12 giờ.

Ngoài ra, Trung Quốc hiện cũng đang cung cấp chương trình đào tạo toàn diện cho các bác sĩ cấy ghép nội tạng trên khắp đất nước.

Vào ngày 4/12, Viện Cấy ghép Nội tạng Bệnh viện Tongji ở Vũ Hán đã ban hành thông báo tuyển dụng và đào tạo các bác sĩ phẫu thuật về ghép tim, gan, thận và tuyến tụy. Mỗi năm, Viện này sẽ đào tạo 4 bác sĩ phẫu thuật ghép tim, 6 bác sĩ phẫu thuật ghép gan, 16 bác sĩ phẫu thuật ghép thận và 3 bác sĩ phẫu thuật ghép tuyến tụy. Khóa đào tạo sẽ kéo dài 12 tháng.

Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc, Bệnh viện Liên kết Đầu tiên của Đại học Giao thông Tây An, Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Trung Sơn thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, Bệnh viện Xiangya số 2 của Đại học Trung Nam, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh liên kết với Đại học Khoa học Y tế Thủ đô, và Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Tây Trung Quốc cũng đều đưa ra những thông báo tương tự.

Ông Lai Jianping, người có bằng Thạc sĩ luật quốc tế tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã bị che đậy ở Trung Quốc vì dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nước này không có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Ông Lai cho biết, tính mạng và sức khỏe của những người quyền lực và giàu có ở Trung Quốc đã trở thành điều kiện cho họ đặc quyền để chà đạp mạng sống của người khác, và ĐCSTQ đã lợi dụng điều này để công nghiệp hóa hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã công bố một báo cáo vào tháng 11/2023, cho biết ĐCSTQ vẫn tiếp tục tội ác thu hoạch nội tạng từ một số lượng lớn những người không có chủ ý hiến tặng, và rằng các ngân hàng cung cấp nội tạng cưỡng bức vẫn tồn tại ở Trung Quốc.

Nhiều cuộc điều tra đã chỉ ra rằng hoạt động cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện lớn của Trung Quốc đã mở rộng từ việc thu hoạch nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công sang các tù nhân lương tâm và người dân tộc thiểu số. Tiến sĩ Huang cũng bị các chuyên gia quốc tế cáo buộc tham gia vào hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được nhà sáng lập Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào ngày 13/5/1992. Các bài giảng của Pháp Luân Công dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Bộ năm bài tập thiền định của môn này nhanh chóng được phổ truyền rộng khắp Trung Quốc, khi mọi người trải nghiệm được những kỳ tích về sức khỏe và nâng cao tâm tính. Do sự phổ biến của môn tu luyện này không nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, cựu độc tài của ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch đàn áp và tuyên truyền rộng rãi chống lại Pháp Luân Công và hàng chục triệu học viên của môn này vào ngày 20/7/1999.

Những học sinh mất tích

Vào ngày 14/10/2022, một học sinh trung học 15 tuổi tên Hu Xinyu đến từ trường trung học Zhiyuan ở thành phố Shangrao, tỉnh Giang Tây, đã biến mất khỏi khuôn viên trường một cách bí ẩn và sau đó người ta đã phát hiện ra thi thể của cậu. Người dân địa phương tiết lộ rằng một quan chức cấp cao có nhóm máu hiếm đã lâm bệnh nặng và nhóm máu của Hu Xinyu tình cờ trùng khớp với nhóm máu của ông này, từ đó đã dấy lên nghi ngờ rằng đây có thể là lý do thực sự khiến cậu học sinh 15 tuổi mất tích.

Sau đó, đã có báo cáo về hơn 10 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông mất tích ở các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Đông và Hà Nam, làm dấy lên lo ngại về nạn buôn bán nội tạng người bất hợp pháp.

“Vụ mất tích và cái chết của Hu Xinyu là một ví dụ điển hình về sự mất tích kỳ lạ của nhiều sinh viên Trung Quốc và người ta nghi ngờ rằng họ có thể là nạn nhân của nạn thu hoạch sống. Đây là một thực tế tàn khốc đang tồn tại ở Trung Quốc”, ông Lai nói.

Những nhà quan sát Trung Quốc lo ngại rằng mô hình Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm thúc đẩy cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ có thể khiến nhiều quốc gia hơn dính líu đến tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Vào ngày 28/11, Tòa án quận Tokyo ở Nhật Bản đã đưa ra phán quyết tiết lộ rằng ít nhất 100 công dân Nhật Bản đã vô tình dính líu đến những tội ác như vậy.

Ông Hiromichi Kikuchi, một nhà môi giới cấy ghép nội tạng, bị kết án 8 tháng tù vì vi phạm Luật Cấy ghép Nội tạng. Ông thừa nhận rằng ông đã giới thiệu khoảng 170 người đi cấy ghép nội tạng trong 20 năm qua, 90% trong số đó được thực hiện tại các bệnh viện Trung Quốc.

Vụ việc xảy ra sau cuộc phỏng vấn ngày 25/6/2022 của The Epoch Times với Ushio Sugawara, một người dân Nhật Bản đã tình cờ tận mắt chứng kiến sự khủng khiếp của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Năm 2007, khi anh trai của bạn ông Sugawara thông qua người môi giới để được ghép gan tại Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát Vũ trang ở Bắc Kinh, ông Sugawara được giao nhiệm vụ cung cấp một loại thuốc protein cần thiết trước khi phẫu thuật.

Người đàn ông bất tỉnh và nằm trên giường. Bác sĩ nói với ông Sugawara rằng người đàn ông đó là một học viên Pháp Luân Công 21 tuổi và đã bị kết án tử hình.

Bác sĩ cho biết thêm, các gân ở tay và mắt cá chân của người hiến tặng đã bị cắt đứt "để ngăn người này trốn thoát và ngăn cơ bắp của người hiến tặng bị căng lên vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nội tạng trong quá trình thu hoạch”.

Ông Sugawara cho biết: “Anh trai của bạn tôi đã chết trong quá trình phẫu thuật, và tất nhiên người bị thu hoạch nội tạng cũng tử vong, và tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với thi thể của anh ấy”.

Những điều mà ông Sugawara kể lại đã gây chấn động khắp Nhật Bản. Ông Hiroaki Maruyama, thành viên Hội đồng thành phố Kanagawa ở Amago, nói với Daiki rằng cần có luật để cấm cấy ghép nội tạng ở các quốc gia như Trung Quốc, một quốc gia vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc mời một số quốc gia hợp tác trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng