Cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường là lời cảnh tỉnh cho các quan chức Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước thời điểm cựu thủ tướng Lý Khắc Cường qua đời, một nhà bình luận thời sự nổi tiếng người Trung Quốc đã nhận xét rằng: “Nói cho cùng, tình thế khó khăn của Lý là hình ảnh thu nhỏ của sự bại hoại của thể chế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và bóng tối của nơi chốn quan trường. Mặc dù ông Lý là nạn nhân, tuy nhiên hành động tự bảo vệ mình và sự hèn nhát của ông ta, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ đảng là hoàn toàn nhất trí với ông Tập, điều này không phải cũng bằng như đồng tình với hành vi bạo ngược của chính quyền ĐCSTQ hay sao?”. Không ngờ 7 tháng sau khi bài viết được đăng tải, Lý Khắc Cường liền buông tay và đột ngột qua đời, không thể không nói là một đời đầy bi kịch bất hạnh!

Ngày 27/10, chính quyền ông Tập Cận Bình thông báo cựu thủ tướng Lý Khắc Cường đột nhiên lên cơn đau tim, dù được các bác sĩ toàn lực cứu chữa nhưng đã không qua khỏi.

Thông tin khiến cả thế giới đều ngạc nhiên. Nguyên nhân không chỉ bởi ông Lý Khắc Cường (68 tuổi), mới thôi giữ chức thủ tướng quốc vụ viện được 7 tháng, trong bức ảnh ông đến thăm quan hang đá Mạc Cao ở thành Đôn Hoàng phong thái vẫn rất ung dung, khỏe mạnh, không ai ngờ ông có thể đột nhiên qua đời. Hiện nay Trung Quốc đang ở trong tình thế "gặp cơn giông trước lúc mưa nguồn", ông Tập ở trong tình huống nguy hiểm, có thể dự liệu cái chết của Lý Khắc Cường sẽ mang tới làn sóng phản kháng lớn như thế nào.

Từ ngày 27/10 rất đông người dân đã tự phát đến nơi ở cũ của Lý Khắc Cường để đặt hoa bên ngoài tòa nhà số 80 đường Hồng Tinh, đại lộ Huy Châu, thành phố Hợp Phì. Đêm hôm đó, con đường tràn ngập hoa cúc vàng và trắng, cùng nhiều bó hoa kèm theo thiệp chúc ông một chuyến đi vui vẻ. Trong số đó có những người ký tên "Nữ sinh trung học số 8" và "Sinh viên đại học An Huy".

Ngày 28/10, rất đông người dân tiếp tục đến đặt hoa, tưởng niệm, lực lượng chức năng đường phố mặc áo xanh và cảnh sát túc trực tại hiện trường. Một số người có mặt tại hiện trường treo biểu ngữ với dòng chữ: Tưởng nhớ Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Một người làm truyền thông tại Trung Quốc lấy bút danh là Vương Minh nói với The Epoch Times rằng, Lý Khắc Cường đã nói sự thật bằng hết khả năng của mình khi ông còn nắm quyền. Tuy nhiên, Vương Minh cho biết: "Nhiều người đến nơi ở cũ của Lý Khắc Cường để tỏ lòng kính trọng, không phải vì nhớ Lý Khắc Cường. Họ tận dụng cơ hội này để bày tỏ sự không hài lòng nào đó với cuộc sống, công việc, v.v."

“Bởi vì dưới sự kiểm soát áp lực cao của chính quyền nên dân chúng bất bình rất lớn. Toàn xã hội như một cái nồi áp suất. Hơn nữa, môi trường kinh tế không tốt, nhiều người thất nghiệp, mọi người đều cảm thấy bất an".

Cũng vào ngày 27/10, Triệu Lan Kiện, một chuyên gia truyền thông Trung Quốc ở Hoa Kỳ, đã đăng một đoạn video quay cảnh mọi người đặt hoa trên bục X kèm theo dòng chữ giới thiệu: “Người dân Trung Quốc phớt lờ sự đàn áp của chính quyền và mạo hiểm để tưởng nhớ ông Lý Khắc Cường”.

Ông nói rằng tất cả các trường đại học ở Trung Quốc hiện đã được thông báo, yêu cầu giám sát chặt chẽ việc các hoạt động của sinh viên để ngăn chặn tình trạng bất ổn. Một số người dân đã nhận được cuộc gọi từ đồn cảnh sát địa phương, yêu cầu không in những lời chia buồn về Lý Khắc Cường.

Một số người cho rằng Lý Khắc Cường chết vì bị ông Tập Cận Bình sát hại nhưng cũng có nhiều người không đồng ý. Bởi vì ông Tập và ông Lý đã làm việc cùng nhau trong Bộ Chính trị trong 15 năm, hiểu rõ về nhau, nên một Lý Khắc Cường đã nghỉ hưu không có sự uy hiếp mang tính thực chất nào đáng kể đối với ông Tập. Hơn nữa ông Tập cũng không ngu ngốc hay điên rồ đến thế được.

Cái chết của ông Lý cũng khó có khả năng dẫn đến biến cố lớn như cái chết của Hồ Diệu Bang năm 1989. Một lý do là ông Lý không có uy tín cao với công chúng như Hồ; một lý do khác là chính quyền ông Tập Cận Bình kiểm soát rất chặt chẽ quyền lực và kiểm soát xã hội, khác xa so với thời đó.

Ông Giới Lập Kiến, Bí thư Chấp hành Tổng bộ liên hợp Đảng Dân chủ toàn quốc Trung Quốc, nói với The Epoch Times: “Tình hình hiện tại ở Trung Quốc không giống như thời Hồ Diệu Bang, lúc đó có nhiều người dám hành động, và Hồ Diệu Bang thực sự là một nhà cải cách, người dân đã đặt hy vọng vào ông. Lý Khắc Cường không thể so sánh được, mặc dù tỷ lệ tán thành đối với Lý Khắc Cường cao hơn ông Tập Cận Bình nhưng nhiều người khá thất vọng với 10 năm nắm quyền của ông và cảm thấy ông chưa đạt được thành tích gì đáng kể”.

"Trong hai năm qua, chính quyền ngày càng nghiêm ngặt hơn trong việc kiểm soát người dân. Dù bạn đi đâu, bạn đều bị kiểm soát. Các phương pháp giám sát bao gồm mạng lưới, ứng dụng di động của mọi người và luật chống gián điệp, trong đó khuyến khích con cái theo dõi cha mẹ, thầy cô giáo, càng quản thì càng nghiêm. Dưới loại khủng bố trắng này, việc lợi dụng sự việc Lý Khắc Cường để phản kháng thì khả năng thành công rất thấp”.

Đương nhiên, trên thân ông Lý Khắc Cường cũng thoáng hiện lên là một người có nhân tính, nói ra một số sự thật, phản ánh những tâm tình nguyện vọng cơ bản chân thực nhất của người dân Trung Quốc. Nổi tiếng nhất là tại buổi họp báo của "Lưỡng hội" ngày 28/5/2020, ông đã nói: "Trung Quốc là một nước đang phát triển với dân số đông. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chúng ta là 30.000 nhân dân tệ, nhưng có 600 triệu người có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ. Với 1000 nhân dân tệ ở các thành phố hạng trung bình có thể thuê nhà còn khó khăn, bây giờ chúng ta lại gặp phải dịch bệnh. Sau dịch bệnh, có thể nói cuộc sống của người dân sẽ khác..."

Vào thời điểm ĐCSTQ đang nhấn mạnh những thành tựu to lớn của chính sách “xóa đói giảm nghèo” của mình, nhận xét của Lý Khắc Cường bị thế giới bên ngoài coi như một cái tát vào mặt ông Tập Cận Bình. Nhưng chỉ vậy thôi, Lý không đạt được nhiều thành tựu trong chính trị. Một cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh đã viết cho ông một câu đối bi thương như sau:

“Bồi thập niên tiểu tâm, tuy khiết thân tự hảo, đãn hoạt đắc biệt khuất

Cự nhất bộ chi diêu, khước cấp lưu dũng thối, cánh tử đắc oa nang”.

Có thể tạm hiểu là:

Mất mười năm cẩn thận, tuy giữ mình trong sạch, nhưng sống thật ngột ngạt

Cách một bước tấc gang, lại lui thân nước xiết, mà chết quá uổng oan

Câu hoành phi: “Vô năng vi lực”, tương tự như "Lực bất tòng tâm", có nghĩa là không đủ khả năng để làm tốt một việc hay vấn đề nào đó.

Nhưng tại sao ông Lý lại sống một cuộc đời khốn khổ và vô dụng? Ngoài tính cách của mình, tác giả cho rằng nguyên nhân chính nằm ở “đảng tính” của ĐCSTQ khống chế ông.

Ngày 9/3 năm nay, nhà bình luận thời sự Viên Bân đã đăng bài viết “Hoàn cảnh khó khăn của Lý Khắc Cường” trên tờ The Epoch Times, trong đó có đoạn phân tích chính xác và sâu sắc về tình cảnh của ông Lý như sau:

"Cho dù muốn vạch ra một ranh giới rõ ràng với ông Tập Cận Bình nhưng bất lực; dù muốn chỉ trích ông Tập Cận Bình, nhưng không dám làm rõ vấn đề; dù muốn chống lại ông Tập Cận Bình, nhưng không dám phản kháng một cách công khai. Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan của ông Lý Khắc Cường".

"Nói cho cùng, tình thế khó khăn của Lý là hình ảnh thu nhỏ của sự bại hoại tha hoá của thể chế ĐCSTQ và bóng tối của nơi chốn quan trường. Mặc dù ông Lý là nạn nhân, tuy nhiên hành động tự bảo vệ mình và sự hèn nhát của ông ta, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ đảng là hoàn toàn nhất trí với ông Tập, điều này không phải cũng bằng như đồng tình với hành vi bạo ngược của chính quyền ĐCSTQ hay sao?”.

Không ngờ 7 tháng sau khi bài viết được đăng tải, Lý Khắc Cường liền buông tay và đột ngột qua đời, không thể không nói là một đời đầy bi kịch bất hạnh. Bởi vậy đồng thời cùng với việc mọi người dành cho Lý sự đồng tình, cũng không thể không suy ngẫm lại.

Suy ngẫm điều gì? Suy ngẫm sự độc hại về tư tưởng và tinh thần của ĐCSTQ; suy ngẫm tới việc một tổ chức tà ác tất sẽ bị giải thể, không thể mãi ở lại để làm hại người; suy ngẫm lại bản thân có bao nhiêu dũng khí và quyết tâm để tự cứu mình và cứu đất nước mình.

Trên thực tế cái chết của ông Lý Khắc Cường thực sự là sự đả kích với mọi người, thật ra là đả kích cho những người "cứng đầu trung thành bảo vệ đảng". Tập đã đắc tội tất cả các phe phái tả, trung và hữu của ĐCSTQ. Những kẻ “cứng đầu trung thành bảo vệ đảng” cho rằng Tập đang phá hoại đảng nên chờ thời cơ áp dụng một số biện pháp đặc biệt để giải quyết Tập. Nếu Tập đổ thì ai sẽ đến? Lý Khắc Cường có thể là một người dự bị rất tốt. Cái chết của Lý Khắc Cường đã cắt đứt suy nghĩ này.

Sự sụp đổ của ĐCSTQ có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường. Ai đến bảo vệ đảng sẽ khó tránh được và sẽ trở thành vật thế thân chết theo đảng.

Lấy ông Tập Cận Bình làm ví dụ, ông ấy muốn bảo vệ đảng, trước và sau Đại hội 19 năm 2017, ông đã thỏa hiệp với đối thủ chính trị lớn nhất của mình là phe Giang - Tăng. Dù đã trở thành “nòng cốt” của đảng như mong đợi nhưng ông cũng vì điều đó mà đi xuống dốc, ở một khía cạnh nào đó, đã đưa tới cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ năm 2018, "dự luật chống dẫn độ" của Hồng Kông năm 2019 và đại dịch năm 2020-2022.

Ông Tập không biết trời sẽ trừng phạt, vẫn muốn bảo vệ đảng, dù lên nắm quyền tại Đại hội toàn quốc 2022 nhưng cuối cùng lại khiến bản thân rơi vào khủng hoảng sâu sắc: dịch bệnh tái bùng phát, gây tử vong trên diện rộng, kinh tế rối loạn; gia đình quân đội của Tập đấu đá nội bộ kịch liệt, còn các quan chức cao cấp nhất của bộ đội tên lửa lần lượt gặp tai nạn, hai Ủy viên Quốc vụ mới được thăng chức (Tần Cương và Lý Thượng Phúc) lần lượt bị cách chức, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới vẫn chưa được quyết định; Cộng đồng quốc tế đang đẩy nhanh việc tạo ra một vòng tròn ngăn chặn ĐCSTQ

Còn bản thân ông Tập thì sao? Ông cũng mệt mỏi về thể chất và tinh thần không chịu nổi, vô cùng sợ hãi trước một cuộc "đảo chính" được dự đoán trước, cảm giác bất an, nghi ngờ, không ngừng thanh lọc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, luôn ẩn thân, không dám tùy ý đi nước ngoài.

Điều này cũng khiến giai cấp quyền lực của ĐCSTQ và giới tinh anh của Trung Quốc cảm thấy bất an, mọi người đều gặp nguy hiểm, người dân “sống mà không vui vẻ” và đất nước cảm giác không có phương hướng. Trung Quốc ngày nay thực sự đang ở đêm trước khi chuẩn bị xảy ra biến đổi lớn, và tình hình có thể thay đổi đột ngột bất cứ lúc nào.

Nếu tình hình thay đổi đột ngột cần có ngòi nổ thì ngòi nổ có thể là cái chết của người đầu sỏ của ĐCSTQ. Chẳng hạn, năm 1976, ba người đứng đầu của ĐCSTQ lần lượt qua đời. Chu Ân Lai qua đời vào ngày 8/1, Chu Đức qua đời vào ngày 6/7 và Mao Trạch Đông qua đời vào ngày 9/9. Vào ngày 6/10, Hoa Quốc Phong kết hợp với Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và những người khác đã phát động "Cuộc đảo chính Hoài Nhân Đường" và "một đòn đè bẹp bè lũ bốn tên", đánh dấu sự kết thúc của thời đại Mao Trạch Đông.

Bây giờ cũng giống như năm 1976: Ngày 30/11/2022, Giang Trạch Dân, đại diện cao nhất cho tà ác của ĐCSTQ và là “nòng cốt của tập thể lãnh đạo trung ương thế hệ thứ ba”, qua đời. Ngày 27/10/2023, Lý Khắc Cường qua đời; lẽ nào không có người thứ ba? Tất nhiên là có. Liệu có thể là lãnh đạo cao cấp nhất nào khác, trong đó có bản thân ông Tập Cận Bình?

Đối với mỗi cá nhân thì “sống chết có mệnh”; đối với thế giới thì “Trời diệt Trung cộng”. Đó là thiên ý! Nếu có người đi ngược lại số phận, ngược ý trời mà bảo vệ đảng, cho dù là cá nhân hay đảng phái thì liệu có thể được buông tha?

Theo Epochtimes
Viên Minh (biên dịch)

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Cái chết đột ngột của ông Lý Khắc Cường là lời cảnh tỉnh cho các quan chức Trung Quốc?