Cậu bé 5 tuổi bỗng nhiên ‘biến thành’ nhà sư 68 tuổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cậu bé 5 tuổi bỗng nhiên ‘biến thành’ nhà sư 68 tuổi

Một cậu bé 5 tuổi bỗng nhớ được tiền kiếp của mình và sau đó xuất gia, từ đó, ngôn hành giống với một nhà sư 68 tuổi. Điều này nói ra thật kinh ngạc. ‘Nhà sư’ này mới chỉ có 8 tuổi, cậu tên là Kenrap, khi lên 5 tuổi, cậu chợt nhớ ra kiếp trước mình là một nhà sư 68 tuổi, nên cậu đã lựa chọn xuất gia làm nhà tu hành.

Câu chuyện của cậu nhanh chóng trở thành một câu chuyện được dân làng truyền tụng, họ tin chắc rằng Kenrap chính là vị nhà sư 68 tuổi kia, bởi vì cậu thậm chí còn nhớ được từng người thân trong kiếp trước của mình, hơn nữa, cậu còn tìm thấy họ và giữ liên lạc với họ. Thỉnh thoảng họ cũng đến chùa để thăm nhà sư nhỏ tuổi này.

Ở thung lũng Zanskar dãy Himalaya thuộc Ấn Độ có một tu viện nằm giữa những vách đá - tu viện Phuktal, nó dường như thuộc về một hành tinh khác, hàng ngày, các nhà sư trong tu viện này vẫn sống theo giáo luật thời trung cổ, tại đây có có khoảng 20 nhà sư thiếu niên ở các độ tuổi khác nhau. Mỗi ngày, họ cùng các nhà sư lớn tuổi học kinh sách và triết học, còn cầu nguyện cho tất cả dân chúng.

Mỗi buổi sáng, Kenrap và các nhà sư nhỏ tuổi khác đều mặc áo cà sa, rửa mặt bằng nước lạnh trong một cái chậu kim loại cũ, sau đó, đi bộ qua những hành lang lờ mờ để đến lớp học vào buổi sáng. Nhưng năng lực hiểu biết và nhận thức về thế giới của cậu giống hệt như những nhà sư lớn tuổi, lời nói cử chỉ của cậu hoàn toàn trái ngược với những nhà sư nhỏ tuổi khác, khi những nhà sư nhỏ tuổi khác muốn chơi với cậu, cậu luôn tránh đi với một vẻ mặt không nguyện ý.

Sau đó, với tư cách là một nhà sư 68 tuổi, Kenrap đã kể cho người quay phim về ký ức tiền kiếp kỳ diệu của mình.

Chú tiểu Kenrap. (Chụp video)

Trong kiếp trước, khi ra ngoài cùng những người bạn của mình, cậu bị tụt lại phía và bị chôn vùi bởi một trận tuyết lở, sau đó, cậu chuyển kiếp tại ngôi làng Sking, từ đó có Kenrap mà chúng ta đang kể đến.

Các nhà sư ở đây có những triết lý riêng của mình, chẳng hạn như họ tin rằng vạn vật trên thế giới tồn tại bởi vì chúng ta nhìn thấy chúng, họ cũng tin rằng cây liễu có tư tưởng, suy nghĩ, bởi vì, vào ban đêm, cây liễu sẽ cụp lá lại, hay ngay khi vỏ cây bị lột đi, thì chúng sẽ chết.

Con đường duy nhất dẫn lên tu viện là con đường gồ ghề, hơn 25 năm qua, họ dốc toàn bộ sức lực để xây sửa con đường, dưới sự khổ nhọc nhưng ai ai cũng đều vui vẻ, con đường được tu sửa rộn rã tiếng cười. Các nhà sư nhỏ tuổi ngày nào cũng phải ra ngoài kiếm củi, sông đóng băng rất trơn, không cẩn thận sẽ bị ngã. Thỉnh thoảng, họ còn phải trèo qua vách đá dựng đứng để lấy củi, hay phải đi đến tận mép vực mới lấy được nước. Vì mặt đất dễ trơn trượt, Kenrap suýt chút nữa bị ngã, với sự giúp đỡ của người quay phim, cậu mới lấy lại thăng bằng.

Khi quay về đền, cậu phải tự nhóm lửa đun nước, kể cả rửa bát đĩa, đây là cách mà các nhà sư trẻ trưởng thành, việc nấu ăn thường do các nhà sư lớn tuổi đảm nhận và còn nhiệm vụ của các nhà sư nhỏ tuổi là trợ giúp. Họ chủ yếu ăn bột và gạo, không bao giờ ăn thịt và uống rượu, họ có một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt, đó là không nói dối, không trộm cắp, không vu khống, v.v. tín ngưỡng của họ chính là sự từ bi. Trước khi ăn, họ sẽ cho chó rừng ăn trước.

Họ cảm thấy vinh dự khi được đến Tây Tạng. Chú của Kenrap đã từng đến Tây Tạng, ông dặn dò rằng sau khi ông qua đời, tất cả quần áo của ông sẽ được truyền cho Kenrap. Kiểu quan hệ thừa kế giữa chú và cháu là một hình thức thừa kế của các nhà sư, Kenrap rõ ràng rất thích cuộc sống của một nhà sư, khi được hỏi: “Cậu không muốn đi nơi khác xem thử sao?”

Kenrap trả lời: “Không, ở đây chúng tôi có thể thấy rõ mọi thứ!”.

Mỗi năm, họ sẽ vào làng để cầu an cho dân làng trong 4 ngày, họ chia thành ba nhóm, mỗi nhóm do hai vị sư cao niên dẫn đầu. Trước khi lên đường, Kenrap rất háo hức vì cậu sẽ được gặp gia đình, mỗi năm cậu chỉ có một lần cơ hội như vậy.

Sau một hành trình dài, Kenrap về đến ngôi làng mình sinh ra, Kenrap hào hứng chạy đến ôm em trai nhưng vô tình cậu làm cho em trai bị ngã và thế là cậu đứng ngơ ngác một lúc.

Dưới sự dẫn dắt của vị sư cao niên, Kenrap đã cầu nguyện cho dân làng, cầu xin các vị Thần phù hộ cho gia đình bình an, mùa màng bội thu, vật nuôi phát triển. Chỉ có ở nhà, Kenrap mới giống như một đứa trẻ 8 tuổi, sau khi việc cầu nguyện xong xuôi, Kenrap đã có một khoảng thời gian chơi đùa vui vẻ với các nhà sư khác, mấy ngày này tuyết mưa dày đặc. Đêm qua Kenrap còn bị quai bị, cơn đau khiến cậu phát khóc.

Trên đường trở về tu viện Phuktal, tuyết đã dày đến mắt cá chân, Kenrap mặc lại bộ quần áo mà cha cậu may cho cậu vài ngày trước, lúc này cậu lại trở thành đứa trẻ hồn nhiên vô tư, vừa đi vừa hát những bài Thánh ca.

Đi qua một đoạn dốc, Kenrap lại hành động như một nhà sư 68 tuổi, cậu nói với người quay phim: “Đi trên đoạn đường giống như thế này thì không thể sợ hãi. Nếu bạn nghĩ bạn ngã, vậy thì bạn sẽ ngã, còn nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ không ngã, thì bạn sẽ không ngã, mọi người đều cần giữ tâm mình mạnh mẽ”.

Phuktal Gompa Tall View Zanskar Oct22 A7C 04461.jpg
Tu viện Phuktal ở Zanskar, Ladakh, Ấn Độ, nơi cậu bé Kenrap tu hành. (Wikipedia)

Khi họ quay trở lại tu viện Phuktal, toàn bộ tu viện đã phủ đầy tuyết, các nhà sư lớn nhỏ đều ra tay, cầm xẻng xúc tuyết, có nhà sư cao niên còn thể hiện ra giống như một đứa trẻ và không quên tạo niềm vui cho mọi người. Sau khi dọn tuyết xong, họ sẽ trở lại đền để tiếp tục con đường tu hành. Đối với họ, đây là ngôi đền và là mái ấm, cả đời này họ sẽ không bao giờ rời xa khỏi đây.

Người phụ nữ Nepal ở ẩn tu hành suốt 45 năm

Ở Nepal, có một phụ nữ đã ở ẩn tu hành suốt 45 năm. Đây là lần đầu tiên sau 45 năm bà được người ngoài đến thăm, người đến thăm lần đầu tiên nhìn thấy một nhân vật truyền kỳ chỉ qua một ô cửa sổ.

Người phụ nữ này là Ngawang Pema, một Tỳ kheo ni ở đông bắc Nepal. Khi còn trẻ, bà được rất nhiều đàn ông săn đón vì có vẻ ngoài xinh đẹp, được mệnh danh là cô gái xinh đẹp nhất vùng Kombu, rất nhiều công tử nhà giàu từng muốn thành hôn với bà, thậm chí có một doanh nhân giàu có cũng dùng quyền thế của mình để cầu hôn bà. Tuy nhiên, thay vì sống một cuộc sống sung túc và sang trọng, bà đã chọn cách thoát khỏi cuộc sống này bằng cách chui qua một chiếc lỗ trong nhà vệ sinh.

Khi đó, bà Ngawang Pema không còn đường thoát, nên đã bất chấp đào một chiếc lỗ đầy nước tiểu và phân để thoát khỏi sự truy đuổi của vị doanh nhân giàu có. Bà đi đến một tu viện và trở thành một Tỳ kheo ni, bắt đầu tĩnh tâm tu hành trong tu viện, dành cả đời của mình cho thiền định.

45 năm trước, bà Ngawang Pema bắt đầu ở ẩn tu hành trong túp lều này, việc này đã kéo dài suốt 45 năm. Trong 45 năm này, bà ở một mình trong túp lều nhỏ và không bao giờ rời khỏi đó.

Bà Ngawang Pema bắt đầu ở ẩn tu hành trong túp lều này suốt 45 năm. (Chụp video)

Sau vài thập kỷ ngồi trong túp lều thiền định và cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được an lành, trải qua 45 bế quan tu hành, vẻ đẹp của bà Ngawang Pema không còn ở hình thức bên ngoài nữa, mà là sự trong sáng toát ra từ nội tâm. Ở trong túp lều, bà đạt được sự bình yên và trí tuệ nội tại, vượt qua những cám dỗ và lòng tham của thế tục. Bà trở thành một hình mẫu cho những người tu hành khác, và bà được kính trọng, bởi vì lòng can đảm. Quyết tâm của bà như một nguồn cảm hứng để theo đuổi sự bình yên và trí tuệ nội tại.

Bà Ngawang Pema đã trở thành một nhân vật truyền kỳ ở địa phương, tên tuổi của bà được truyền bá rộng rãi, mọi du khách đến đỉnh Everest đều sẽ ghé thăm túp lều của bà để nhận phước lành, đọc kinh và đi dạo quanh túp lều của bà, v.v.

Tuy nhiên, chưa có ai từng nhìn thấy bà, cũng không ai có cơ hội phỏng vấn hay quay phim bà, ngoại trừ những người giao hàng, vì bà đã sống một cuộc đời cách biệt với thế giới bên ngoài, chuyên tâm tu hành và thiền định.

Cho đến ngày hôm nay, một đoàn làm phim tài liệu đã đến khu vực đỉnh Everest, họ đã nghe về câu chuyện của bà Ngawang Pema và rất quan tâm đến việc tu hành cũng như cuộc sống của bà, họ hy vọng sẽ gặp được vị ni sư huyền thoại này và ghi lại câu chuyện của bà.

Khoảnh khắc cánh cửa sổ nhỏ kêu cọt kẹt mở ra, những du khách sau đó nói rằng họ đã nhìn thấy một cảnh tượng mà họ sẽ không bao giờ quên, đó là hình ảnh của một người phụ nữ thân thiện và nồng hậu. Mặc dù bà đã ở ẩn tu hành suốt 45 năm, thay vì trở nên thu mình, bà lại thể hiện ra phẩm đức từ bi và lương thiện của mình.

Trước ống kính, bà khá cởi mở, khi tương tác với các du khách, động tác đầu tiên của bà là lấy ra một hộp bánh quy đưa cho họ cùng với nụ cười trên môi, bà giao tiếp với họ bằng ngữ khí bình hoà và ánh mắt ấm áp, thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm trọn vẹn đối với các du khách. Lời nói, cử chỉ và thái độ của bà khiến mọi người cảm nhận được lòng từ bi và trí tuệ sâu thẳm trong trái tim bà.

Hành trình tu hành của bà Ngawang Pema đầy khó khăn và thử thách, nhưng bà vẫn luôn kiên trì, và cuối cùng đã đạt được sự thăng hoa về nội tâm và nâng cao cảnh giới của mình. Câu chuyện của bà đã trở thành một câu chuyện đẹp, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, truyền cảm hứng cho mọi người theo đuổi sự tự do của tâm hồn và cảnh giới vượt ra khỏi thế giới. Điều này đã gây xúc động sâu sắc trong lòng quần chúng, thu hút sự chú ý và tôn kính rộng rãi trên toàn thế giới, câu chuyện của bà cũng đã trở thành một phần lịch sử cũng như di sản văn hóa của khu vực Everest và sẽ được lưu truyền mãi mãi.

Một thầy yoga đã bật khóc sau khi nghe về câu chuyện của bà Ngawang Pema. Ông nói rằng bà Ngawang Pema đã làm được điều mà ông mong muốn có thể làm trong đời. Ông luôn muốn ở ẩn tu hành giống như bà Ngawang Pema, nhưng ông chưa bao giờ được người thầy của mình cho phép. Bởi vì ông vẫn chưa đạt được điều mình muốn, ông thường tìm tới những nơi thiên nhiên hoang vắng và đi tới khu rừng bên hồ để thiền định. Núi non luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với ông, ông muốn bế quan tu hành trên núi, bởi vì ông cảm thấy rằng nơi đó mới là ngôi nhà thực sự của mình, vì thế, ông cảm thấy rằng bà Ngawang Pema đã không bỏ phí cuộc đời của mình, điều này khiến ông vô cùng ngưỡng mộ và hy vọng sẽ có thể học theo bà.

Tuy nhiên, vào ngày 19 tháng 11 năm 2012, bà Ngawang Pema đã qua đời vì bệnh tật, không ai được phép chạm vào cơ thể của bà trong 7 ngày sau đó và chỉ có người thân cận và một Tỳ kheo ni khác mới được vào trong túp lều tu hành của bà. 7 ngày sau, công chúng mới được phép vào tròng để bày tỏ lời chia buồn. Nhiều người đã đến túp lều của bà Ngawang Pema với hy vọng được chứng kiến ​​​​khuôn mặt của bà và bày tỏ lời chia buồn cuối cùng với bà.

Thông qua bế quan tu hành để tìm được sự bình yên là một thực nghiệm đã được kiểm chứng, đây là một phương pháp vô cùng tốt, điều này giống như một quả táo rơi xuống để chứng minh cho chúng ta thấy sự tồn tại của lực hấp dẫn, mặc dù lực hấp dẫn là vô hình và khó có thể giải thích được, nhưng lực hấp dẫn đích thực vẫn luôn tồn tại.

Đối với những người tu hành như bà Ngawang Pema, chúng ta có thể không tin rằng họ đã đạt được giác ngộ trong kiếp này, nhưng họ đích thực đã đạt được, như một thầy yoga nổi tiếng đã nói: “Dù bài hát có hay đến đâu, nhưng đối với người không hiểu ý nghĩa của nó, thì nó chỉ là một giai điệu mà thôi".

Phương Lam
Theo Ngẫm Radio



BÀI CHỌN LỌC

Cậu bé 5 tuổi bỗng nhiên ‘biến thành’ nhà sư 68 tuổi