Câu chuyện của 2 gia đình nạn nhân bị chính quyền Trung Quốc đàn áp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 diễn ra sôi nổi, thì cũng tại Trung Quốc, một người đàn bà đang nằm hấp hối tại bệnh viện. Bà Quý Vân Chi ​​(Ji Yunzhi) chỉ còn lại những hơi thở yếu ớt cuối cùng sau khi bị chính quyền Trung Quốc tra tấn hết lượt này đến lượt khác.

Bà trải qua tháng cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh, với chân và tay bị xích chặt vào giường, và mũi bị luồn một ống cao su.

Người phụ nữ 65 tuổi qua đời sau 48 ngày bị bắt và giam giữ vào dịp Tết Nguyên đán 2023. Cần phải nói thêm rằng, đây chỉ là một trong những chuỗi ngày bà bị hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần trong hơn hai thập kỷ qua.

Thi thể của bà dính đầy những vết máu loang lổ khắp mặt và vai. Gia đình bà đã yêu cầu chính quyền đưa ra lời giải thích về cái chết của bà. Đáp lại, căn hộ nơi họ đang sống bị giám sát sát sao và thi thể của bà Quý cũng bị trông chừng, bởi tất cả gần 50 cảnh sát. Cảnh sát buộc chồng của bà Quý phải hỏa táng thi thể đầy vết thương của bà, đồng thời đe dọa sẽ đuổi cháu trai của ông khỏi một công việc ổn định trong chính quyền nếu ông từ chối tuân theo.

Họ cũng cho người đàn ông này xem những bức ảnh về con trai ông, anh Trương Tiểu Long (Simon Zhang), và cảnh báo ông rằng họ biết mọi thứ. Những bức ảnh cho thấy anh Trương đang tham dự các sự kiện của Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ.

Anh Trương, hiện là kiến trúc sư làm việc ở New York, đã chia sẻ câu chuyện về người mẹ quá cố của anh (cũng là một học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công) vào ngày cuối cùng (01/02) của Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Anh cho biết, trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008, bà Quý cũng bị bắt đi và bị tống vào trại lao động. Tại đây, có thời điểm bà bị giật điện trong suốt 2 giờ đồng hồ, cho đến khi bà đi tiểu không tự chủ. Khuôn mặt của bà bỏng nặng do bị tra tấn.

Ước nguyện về tự do tôn giáo

Cơn ác mộng xảy đến với bà Quý và con trai chỉ vì họ tin vào Pháp Luân Công. Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) gồm các bài giảng đạo đức dạy con người sống theo nguyên lý phổ quát Chân - Thiện - Nhẫn, cùng với đó là bài thiền định chậm rãi. Môn pháp bị bức hại nặng nề bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong hơn 23 năm qua. Không chỉ Pháp Luân Công, ĐCSTQ còn đàn áp các tín ngưỡng, tôn giáo khác ở Trung Quốc.

Suốt 19 năm cho đến khi bà chết dưới tay cảnh sát Trung Quốc, anh Trương đã không thể gặp mẹ mình. Nhớ về mẹ, anh kể rằng bà là người ấm áp và ân cần.

“Vợ của anh trai tôi nói rằng mẹ tôi đã cho chị ấy những thứ mà mẹ chị ấy chưa từng cho”, anh Trương nói với The Epoch Times.

“Mẹ tôi có một ước nguyện mãnh liệt, đó là được tận mắt chứng kiến làm thế nào mà chúng tôi có thể tự do tu luyện Pháp Luân Công ở Mỹ”, anh nói tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Bà Quý đã cố gắng đến thăm con trai ở Hoa Kỳ vào vài năm trước, nhưng đơn xin cấp hộ chiếu không được chấp thuận vì đức tin của bà.

“Giờ đây, bà ấy không bao giờ có cơ hội hiện thực hóa ước nguyện đó nữa”, anh Trương nói.

Anh Trương nói thêm với những người tham dự Hội nghị rằng gia đình anh là một trong hàng triệu gia đình bị chia cắt bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ phát động. Anh nhấn mạnh vào thực tế rằng đã có hơn 4.900 trường hợp học viên Pháp Luân Công được ghi nhận là đã tử vong do bị tra tấn hoặc lạm dụng; ngoài ra còn có vô số nạn nhân khác bị chính quyền cưỡng bức mổ cướp nội tạng; tất cả chỉ vì họ không từ bỏ đức tin và quyền độc lập suy nghĩ, phát ngôn và hành động.

“Những gì ĐCSTQ đã làm với Pháp Luân Công, bao gồm cả mẹ tôi, là tội ác diệt chủng và chống lại loài người”.

Bà Beth Van Schaack, đại sứ lưu động của Mỹ về tư pháp hình sự toàn cầu, đã làm rõ và lên án hành vi đàn áp tôn giáo của Bắc Kinh trong bài phát biểu của bà một ngày trước đó.

Bên cạnh việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc, mà Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã coi là một cuộc diệt chủng, thì “trên khắp Trung Quốc, cuộc đàn áp tôn giáo cũng nhắm vào các Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công, các Cơ Đốc nhân và rất nhiều người khác - những người chỉ đơn giản là thực hành tín ngưỡng của họ một cách hòa bình”, bà nói.

Câu chuyện của 2 gia đình nạn nhân bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Những người biểu tình thúc giục Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông George W. Bush hủy bỏ kế hoạch tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008, tại Công viên Lafayette đối diện Nhà Trắng, ở Washington, Mỹ, ngày 31/03/2008. (Ảnh: Saul Loeb/AFP qua Getty Images)

'Đơn độc trên thế giới'

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế ngày 01/02, có một nhân vật khác cũng tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó là em Grace Trần, một học sinh âm nhạc 17 tuổi ở New York.

Grace Trần chơi đàn nhị, một loại nhạc cụ dây của Trung Quốc. Cha mẹ của em bị chính quyền Trung Quốc bắt đi vào mùa thu năm 2020 chỉ vì đức tin của họ. Em không thể liên lạc với cha mẹ trong hơn 2 năm qua.

Câu chuyện của 2 gia đình nạn nhân bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Em Grace Trần (giữa) biểu diễn nhạc cụ trong một sự kiện chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tại Quảng trường Foley ở Thành phố New York, Mỹ, ngày 07/05/2022. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

“Cháu đã lưu lại trên máy tính xách tay mọi bài báo viết về việc cha mẹ cháu bị bắt. Lúc này đây, cháu cảm thấy mình hoàn toàn đơn độc trên thế giới”, em nói tại hội nghị thượng đỉnh.

Các giáo viên và bạn học của Grace Trần đã viết rất nhiều thư gửi đến cha mẹ em. Ngay cả khi em biết rõ rằng những bức thư ấy có thể không đến được tay họ, thì ít nhất, em nói, em muốn cảnh sát ở Trung Quốc biết rằng luôn có người quan tâm đến vụ việc. Grace Trần chia sẻ rằng, nếu cha mẹ em có thể nghe được lời em nói, thì em sẽ xin cha mẹ tha thứ vì đã không quan tâm đủ nhiều đến sự an toàn của họ.

“Có phải cảnh sát [Trung Quốc] tìm thấy nơi ở của cha mẹ là vì con đã gọi cho cha mẹ quá thường xuyên hay không? Con xin lỗi vì đã không cẩn thận hơn. Nếu con ít gọi cho cha mẹ hơn, liệu có phải cha mẹ vẫn bình an không?”, Grace Trần nói, như thể em đang nói chuyện với mẹ mình.

Câu chuyện của 2 gia đình nạn nhân bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Thư gửi cho cha mẹ của Grace Trần - những người đang bị giam giữ ở Trung Quốc chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Grace Trần cung cấp)

Trước khi Grace Trần được sinh ra, em cho biết cảnh sát đã đánh cha em rụng hết răng, vì ông tu luyện Pháp Luân Công.

“Ngay cả sau đó thì cha cũng chưa bao giờ từ bỏ đức tin của mình. Cha là người hùng của con”. “Nhưng con hy vọng rằng lần này cha không bị thương”.

Theo The Epoch Times

Xuân Hoa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Câu chuyện của 2 gia đình nạn nhân bị chính quyền Trung Quốc đàn áp