Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun: Một dàn nhạc độc nhất vô nhị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau ba năm vắng bóng, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun sẽ trở lại sân khấu với một buổi biểu diễn duy nhất vào ngày 22 tháng 10 tại Lincoln Center ở New York. Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun là dàn nhạc đầu tiên và duy nhất trên thế giới kết hợp vĩnh viễn các nhạc cụ cổ xưa của Trung Quốc với dàn nhạc cổ điển phương Tây.

Sau thành công toàn cầu của Shen Yun Performing Arts - một đoàn múa cổ điển Trung Hoa nổi tiếng, nhu cầu nghe nhiều hơn về âm nhạc đã tăng cao. Để đáp lại nhu cầu của khán giả, công ty Shen Yun Performing Arts có trụ sở tại New York đã sắp xếp các nhạc công từ mỗi đoàn lưu diễn của mình — hiện nay có tám đoàn — để tạo ra một dàn nhạc giao hưởng gồm 100 người. Vào năm 2012, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun ra mắt lần đầu tiên tại Carnegie Hall, và từ đó đã xuất hiện trên sân khấu của các phòng hòa nhạc trên toàn thế giới. Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun thường xuyên nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt, và thậm chí thường được yêu cầu trình diễn thêm.

Âm nhạc của Shen Yun cũng độc đáo như chính dàn hòa tấu của nó, với hơn chục tác phẩm gốc mới sáng tác, được biểu diễn cho chương trình hoàn toàn mới của mùa lưu diễn. Các nhà soạn nhạc của công ty Shen Yun Performing Arts tận dụng các giai điệu cổ xưa của Trung Quốc, các giai điệu dân gian và dân tộc đích thực, cũng như sự hùng vĩ của một dàn nhạc đầy đủ.

Khán giả khi xem vũ đạo Shen Yun, thường xuyên đến nhìn vào dàn nhạc trong thời gian tạm nghỉ để cố gắng xem nhạc cụ nào tạo ra âm thanh hấp dẫn mà họ nghe thấy. Nhưng tại buổi biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun, dàn nhạc được trình diễn với số lượng nhạc công đầy đủ (nhiều hơn phiên bản rút gọn khi đệm cho vũ đạo), và khán giả có thể thấy đàn nhị hoặc đàn tỳ bà cổ chơi một giai điệu mà họ chưa từng nghe trước đây, và ngay sau đó được hòa tấu bởi bộ dây và kèn đồng của nhạc cụ phương Tây.

Trong một cuộc phỏng vấn với Shen Yun, nghệ sĩ violin Debbie Jin, nghệ sĩ độc tấu của buổi hòa nhạc sắp tới, cho biết: “Trong các tác phẩm gốc của Shen Yun, phần lớn thời gian đàn tỳ bà và đàn nhị chơi giai điệu trong khi các nhạc cụ phương Tây đệm theo”.

“Trong những khoảnh khắc này, thật thú vị khi nghe cách các đồng nghiệp chơi nhạc cụ Trung Hoa của chúng tôi thể hiện ý tưởng âm nhạc của họ như thế nào, vì họ thường sử dụng nhiều kỹ thuật xa lạ với chúng tôi”.

Sứ mệnh của Shen Yun là phục hưng nền văn minh 5.000 năm của Trung Hoa - nền văn minh Thần truyền, và âm nhạc gốc của nó chắc chắn mang âm hưởng Trung Hoa.

Tuy nhiên, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun thực sự chỉ bao gồm một số nhạc cụ Trung Hoa: đàn tỳ bà, đàn nhị và một số nhạc cụ gõ của Trung Quốc như mõ hoặc cồng chiêng.

Đàn tỳ bà là một loại của Trung Quốc gần giống đàn luýt, được chơi thẳng đứng và có thể gảy ra hoặc gảy vào. Chữ “tỳ” (pi) trong tên nhạc cụ tỳ bà (pipa), có nghĩa là gảy dây về phía trước - gảy ra, và “bà” (pa) có nghĩa là gảy dây về phía sau - gảy vào, đó là những nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật chơi nhạc cụ này. Là một nhạc cụ dây, nó cũng sử dụng nhiều kỹ thuật quen thuộc với các nhạc sĩ dây phương Tây, chẳng hạn như rung (vibrato), pizzicato và lướt (glissando).

Đàn tỳ bà là nhạc cụ bốn dây bằng gỗ, nó đạt đến đỉnh cao phổ biến vào thế kỷ 13, vào thời nhà Đường, và cấu trúc của nó tượng trưng cho tín ngưỡng truyền thống của Trung Hoa.

Theo số liệu cổ xưa của Trung Quốc, đàn tì bà hình quả lê được chế tạo có chiều cao 3 thước 5 tấc. Ba đại diện cho Tam tài: Thiên - Địa - Nhân, người luôn tìm kiếm sự hòa hợp giữa con người và Trời - Đất. Năm tương ứng với Ngũ hành: Kim - Mộc - Thổ - Thủy - Hỏa; và bốn dây tượng trưng cho bốn mùa.

Đại huyền tào tào như cấp vũ,
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ.
Tào tào thiết thiết thác tạp đàn,
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn.

Dịch thơ (Trần Trọng Kim):

Dây to sầm sập mưa dào,
Nỉ non dây nhỏ, thì thào nỗi tây.
Nhặt thưa réo rắt mấy dây,
Hạt châu to nhỏ rơi đầy trên mâm.

(“Tỳ bà hành” của nhà thơ thế kỷ thứ IX Bạch Cư Dị)

Đàn nhị có lẽ còn quen thuộc hơn với khán giả phương Tây.

Nhạc cụ này chỉ có hai dây, nhưng nó có thể tạo ra nhiều loại âm thanh, tâm trạng và cường độ khác nhau nhiều đến mức người ta hoa mắt chóng mặt. Nó có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng hài hước hoặc bi thảm, bắt chước tiếng chim hót líu lo hoặc tiếng ngựa hí, hoặc tạo ra những giai điệu đau lòng và u sầu. Một số người cho rằng nhạc cụ này tạo ra âm thanh gần giống với giọng nói của con người nhất, so sánh hai dây với thanh đới của con người.

Đàn nhị được chơi theo chiều dọc, với hộp gỗ nhỏ đặt trên đùi người chơi. Cung được gắn cố định vào nhạc cụ, giữa hai dây. Nhạc cụ có cổ dài nhưng không có phím bấm, và là một nhạc cụ khó thành thạo.

Chương trình ngày 22 tháng 10 sẽ bao gồm một số tác phẩm gốc chưa được đặt tên, cũng như “ Finlandia ” của Sibelius, “Bản giao hưởng thế giới mới” của Dvorak, và Bản hòa tấu vĩ cầm “Lương Chúc” (The Butterfly Lovers), có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của âm nhạc cổ điển Trung Quốc ở phương Tây.

Cô Jin, một nghệ sĩ violin đến từ Sydney, Úc từng đoạt giải thưởng, là nhạc công violin hàng đầu trong nhóm lưu diễn của Shen Yun. Bạn có thể thưởng thức bản nhạc “Lương Chúc” mà cô biểu diễn trên nền tảng phát trực tuyến Shen Yun Creations.

“Chúng tôi muốn mang đến cho khán giả một trải nghiệm thăng hoa và xúc động tâm hồn” - cô Jin nói - “Đối với tôi, tôi hy vọng có thể chia sẻ những cảm xúc nói lên tôi từ âm nhạc: Niềm vui, niềm đam mê và vẻ đẹp.”

NTD
Hoàng Mai biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun: Một dàn nhạc độc nhất vô nhị