Giáo sư trường nữ Bắc Dương chuyển sinh ba đời tướng mạo giống nhau, viết sách về nhân quả báo ứng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều phụ nữ tài năng xuất hiện trong thời Trung Hoa Dân Quốc, bao gồm cả nhà thơ Lữ Mỹ Tôn (tự Thanh Dương) đến từ An Huy. Chương Sĩ Chiêu, một bậc đại Nho ở Trung Hoa Dân Quốc, đã từng nói câu ‘Tam Lữ Hoài Nam nổi tiếng thiên hạ’.

‘Tam Lữ Hoài Nam’ đề cập đến ba người con gái của Lữ Phụng Kỳ ở Tinh Đức, An Huy: con gái lớn là Lữ Huệ Như, con gái thứ hai là Lữ Mỹ Tôn và con gái thứ ba là Lữ Bích Thành.

Lữ Phụng Kỳ, tự Thụy Điền, tiến sĩ năm Đinh Sửu thời Quang Tự (1877), là biên tập tại Hàn Lâm viện, năm 50 tuổi, ông đảm nhiệm chức vụ Học chính ở Sơn Tây trong ba năm, sau đó trở về quê. Cả đời ông chỉ thích đọc sách, sưu tầm sách, tính tình đạm bạc, ‘lấy thư họa và ngao du làm tiêu khiển’. Vợ ông, Nghiêm Sỹ Du, cũng xuất thân từ gia đình học giả, cha là cử nhân Nghiêm Cầm Đường ở huyện Lai An, An Huy và bà ngoại là Trầm Thiện Bảo, một phụ nữ tài năng nổi tiếng trong triều đại nhà Thanh. Lữ Mỹ Tôn sinh ra trong một gia đình truyền thống như vậy, cô ‘từ nhỏ đã thấm nhuần tố chất văn thơ’.

Hai vợ chồng Lữ Phụng Kỳ và Nghiêm Sỹ Du có 2 con trai và 4 con gái, hai cậu con trai chết trẻ, và cô con gái út Lữ Hiền Mãn cũng chết trẻ do bạo bệnh. Hai vợ chồng rất quan tâm đến việc học hành của các cô con gái, Lữ Phụng Kỳ chuyên mời giáo sư dạy kèm riêng cho các con, còn ‘đích thân quản việc học của các con’, và dạy ngâm thơ, vẽ tranh. Ngoài ra, Lữ Phụng Kỳ và các văn sĩ thời đó thường xướng họa và tặng thơ, sách cho nhau, điều này cũng giúp mở rộng tầm nhìn của các cô con gái.

Người ta kể rằng trước khi sinh ra Lữ Mỹ Tôn vào năm 1882, Nghiêm phu nhân đã có một giấc mơ, trong giấc mơ của mình, bà đã đến một nơi mà phía bên phải tối và phía bên trái sáng. Bà đứng bên trái sáng sủa, nhìn thấy một người đàn ông khoảng 30 tuổi đứng bên phải với chiếc mũi cao và chiếc cằm nhọn. Nghiêm phu nhân cảm thấy đây là một thư sinh nghèo dấn thân vào sự nghiệp bút mực.

Một lúc sau, chàng thư sinh hóa thành một cô gái trạc tuổi, mặc y phục người hầu màu đen, trong tay cầm một giỏ đầy kim chỉ, kéo, v.v., cô ấy hát: “Ai có quần áo bẩn, tôi có thể giặt; ai có quần áo rách, tôi có thể khâu.” Nghiêm phu nhân hiểu rằng chàng thư sinh đã chuyển sinh thành cô gái may vá.

Chẳng mấy chốc, cô gái may vá bước đến bên cạnh Nghiêm phu nhân và đột nhiên nói: “Tôi muốn chuyển sinh đến nhà phu nhân, mong hãy đối xử tốt với tôi.” Nói xong thì vứt cái giỏ đang cầm trong tay và lao về phía Nghiêm phu nhân. Nghiêm phu nhân bất ngờ và sợ hãi, bà tỉnh mộng và không lâu sau thì hạ sinh Lữ Mỹ Tôn.

Cô gái may vá bước đến bên cạnh Nghiêm phu nhân và đột nhiên nói: “Tôi muốn chuyển sinh đến nhà phu nhân, mong hãy đối xử tốt với tôi.” Một phần bức ‘Tranh cung nữ’ vẽ vào thời nhà Thanh. (Phạm vi công cộng)
Cô gái may vá bước đến bên cạnh Nghiêm phu nhân và đột nhiên nói: “Tôi muốn chuyển sinh đến nhà phu nhân, mong hãy đối xử tốt với tôi.” Một phần bức ‘Tranh cung nữ’ vẽ vào thời nhà Thanh. (Phạm vi công cộng)

Khi Lữ Mỹ Tôn lớn hơn một chút, hơi nghịch ngợm và thích chọc ghẹo người khác, Nghiêm phu nhân nhẹ nhàng kể cho con gái nghe những gì mình thấy trong giấc mơ, và nhắc nhở: “Tướng mạo ba đời của con đều giống nhau, kiếp này là con gái của ta, có thể nói rằng, vận mệnh con mạnh mẽ hơn rất nhiều so với kiếp trước là thư sinh và cô gái may vá, nhưng con đừng vì thông minh nhạy bén mà chế giễu và bắt nạt người khác, nếu con sống tốt, có thể chuộc lại lỗi lầm kiếp trước hoặc trường thọ.” Nhưng Lữ Mỹ Tôn không hề tin những điều này.

Năm Lữ Mỹ Tôn 14 tuổi, cha qua đời vì làm việc quá sức, năm ấy ông mới 59 tuổi. Nghiêm phu nhân dẫn bốn người con gái về nhà cha mẹ ruột. Không lâu sau, Lữ Huệ Như kết hôn với Nghiêm Tượng Hiền, con trai của chú Nghiêm Lãng Hiên.

Sau đó, chú Nghiêm Lãng Hiên đến nhậm chức Đồng tri ở Đường Cô, hai vợ chồng Lữ Huệ Như đi theo cha, em gái Lữ Bích Thành muốn có nền giáo dục tốt nên cũng đi theo chị cả. Lúc này chỉ còn lại Lữ Mỹ Tôn và Lữ Hiền Mãn sống với mẹ ở nhà ông ngoại.

Chân dung Lý Bích Thành ở Đại học Columbia (1883-1943). Ảnh: wikimedia.
Chân dung Lý Bích Thành ở Đại học Columbia (1883-1943). Ảnh: wikimedia.

Khi đó ruộng của tổ tiên nhà họ Nghiêm bị hàng xóm xâm phạm, Lữ Mỹ Tôn đã viết cáo trạng và sai người hầu mang đến quan phủ khiếu nại, một năm sau mới thắng kiện. Cô ấy viết cáo trạng rất thuần thục, có lẽ là do liên quan đến nghề bút mực ở kiếp trước.

Năm 1904, Lữ Bích Thành đến Thiên Tân, đầu tiên nhận chức Tổng biên tập của tờ ‘Đại Công báo’. Sau đó, với sự giúp đỡ của Anh Liễm Chi, Phó Tăng Tương, Phương Dược Vũ và những người khác, trường Cao đẳng Nữ sinh Bắc Dương được thành lập. Cùng năm đó, Lữ Huệ Như và Lữ Mỹ Tôn lần lượt đến Thiên Tân để dạy ở Trường Nữ và là giáo viên chính của trường. Thời kỳ này, ba chị em đều bước vào giai đoạn sáng tạo.

Kỷ niệm thành lập Trường Nữ sinh Bắc Dương. (Ảnh: wikimedia)
Kỷ niệm thành lập Trường Nữ sinh Bắc Dương. (Ảnh: wikimedia)

Trong khi dạy ở trường nữ, Lữ Mỹ Tôn ngày càng không tin vào quỷ thần vì đọc nhiều bản dịch phương Tây, thậm chí đôi khi còn lên án mạnh mẽ. Nhưng, một hôm, trên đường từ trường học đến tòa soạn báo, không hiểu sao cô đã va chạm với một chiếc xe điện và bị gãy cổ tay trái. Lúc này cô mới tin rằng đây là báo ứng, từ đó bắt đầu sám hối vì đã phỉ báng Thần Phật, và trong tâm cô bắt đầu tín Phật.

Sau đó, Lữ Mỹ Tôn được Triệu Nhĩ Tốn, một người bạn thân cùng năm của cha, đồng thời là Thống đốc của Ba tỉnh miền Đông, mời làm hiệu trưởng Trường Nữ Phụng Thiên, cô là một giáo viên và là Hiệu trưởng danh dự của Trường Nghệ thuật Nữ ở Phụng Thiên (nay là Thẩm Dương). Sau 30 tuổi, cô dạy ở các trường trung học nữ sinh ở Giang Tô, An Huy, Phúc Kiến và Thượng Hải.

‘Thời báo Phụ nữ’ xuất bản trên số đầu tiên năm 1911, ‘Trường Nữ sinh Bắc Kinh tổ chức chào mừng Hiệu trưởng Lữ Thanh Dương của Trường Nữ cao đẳng Bắc Dương và cô Lữ Bích Thành, Hiệu trưởng Trường Công lập Nữ Bắc Dương’. Có ba người đứng đầu, cô Lữ Bích Thành ở giữa và Lữ Thanh Dương (Lữ Mỹ Tôn) ở bên phải. (Phạm vi công cộng)
‘Thời báo Phụ nữ’ xuất bản trên số đầu tiên năm 1911, ‘Trường Nữ sinh Bắc Kinh tổ chức chào mừng Hiệu trưởng Lữ Thanh Dương của Trường Nữ cao đẳng Bắc Dương và cô Lữ Bích Thành, Hiệu trưởng Trường Công lập Nữ Bắc Dương’. Có ba người đứng đầu, cô Lữ Bích Thành ở giữa và Lữ Thanh Dương (Lữ Mỹ Tôn) ở bên phải. (Phạm vi công cộng)

Năm 1930, Lữ Mỹ Tôn định cư tại Thanh Đảo. Trong thời kỳ này, bà đã sáng tác ra rất nhiều, viết nhiều thơ văn, thường trao đổi thư từ với các nhà thơ khắp nơi, lập ra một hội thơ toàn quốc. Năm 1935, Lữ Mỹ Tôn đến thăm Nhật Bản với tư cách là một học giả dân gian, và có những cuộc tiếp xúc, giao lưu rộng rãi với giới văn hóa Nhật Bản, mang lại tầm ảnh hưởng lớn. Sau thắng lợi kháng chiến chống Nhật năm 1945, bà đã qua đời ở Thanh Đảo.

Chân dung bà Lữ Mỹ Tôn (1881-1945). Ảnh: wikimedia
Chân dung bà Lữ Mỹ Tôn (1881-1945). Ảnh: wikimedia

Lữ Mỹ Tôn đã tiếp xúc với nhiều người nổi tiếng trong cuộc đời của mình, như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Trần Tam Lập, Triệu Nhĩ Tốn, Ngô Úc Sinh, Vu Nguyên Phương, Hoàng Công Chữ, v.v.. Có thể nói là ‘chuyện trò đàm đạo đều là bậc đại Nho, kết giao đều không phải người tầm thường’.

Sau khi tin tưởng Thần Phật, Lữ Mỹ Tôn đã từng viết một quyển sách ‘Dần Úy Thất Bút Ký’, nội dung về nhân quả báo ứng. Câu chuyện thứ nhất kể về bà nội của mẹ mình đắc thiện báo. Theo xưng hô ngày nay chúng ta có thể gọi bà nội của Nghiêm phu nhân là Thái phu nhân.

Thái phu nhân bản tính thiện lương, thích giúp đỡ người khác. Một lần, người thuê nhà là Lý Đồng bị bắt vì không có tiền nộp thuế ruộng, Thái phu nhân không chỉ gửi cho anh quần áo, thức ăn mà còn lấy tiền chuộc tội cho anh. Lần nọ, Thái phu nhân mắc trọng bệnh, trong một giấc mơ nhưng cũng không hẳn là một giấc mơ, bà thấy một người vén rèm trước cửa sổ và nói: “Tôi ở Âm tào Địa phủ cầu nguyện cho Thái phu nhân thọ thêm ba năm, thỉnh bà đốt giấy tiền vàng bạc cho minh sai (quỷ dưới âm ty). Tôi là Lý Đồng, đến để báo ân.” Vậy là Thái phu nhân hồi phục rất nhanh.

Ba năm sau, Thái phu nhân lại ốm nặng, trùng hợp ngay lúc con trai thứ hai của bà là Nghiêm Cầm Đường (ông ngoại của Lữ Mỹ Tôn) đến Bắc Kinh để tham gia kỳ thi mùa thu. Bà nói với mọi người rằng: “Ta mơ thấy con trai Cầm Đường đã hoàn thành ba kỳ thi, sau đó làm lễ khâm liệm cho ta, còn mua một chiếc áo quan bằng vàng bạc có buộc một sợi dây đỏ trên đó.” Không lâu sau, Cầm Đường về nhà, và quả thực Thái phu nhân cũng qua đời.

Tài liệu tham khảo: “Đỗng Linh Tiểu Chí”

Cao Nguyên
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư trường nữ Bắc Dương chuyển sinh ba đời tướng mạo giống nhau, viết sách về nhân quả báo ứng