Hoàn lưu bão là gì, gây nên những tổn thất như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe tới "hoàn lưu bão". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng thời tiết hoàn lưu bão này. Hoàn lưu bão là một phần của cơn bão và gây ra những thiệt hại lớn khi xuất hiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hoàn lưu bão là gì; nguyên nhân và mức độ tàn phá của hoàn lưu bão.

1. Bạn có biết hoàn lưu bão là gì?

Để hiểu sâu hơn về hoàn lưu bão là gì, chúng ta cần hiểu trước về bão.

Bão là yếu tố tạo nên hiện tượng hoàn lưu bão gây nhiễu động trong khí quyển. Khi xuất hiện, bão thường đi kèm với những hiện tượng thời tiết xấu; gây thiệt hại cho con người và tài sản. Một số hiện tượng bão thường được biết tới như: bão cát; bão tuyết… Tuy nhiên, khi nhắc đến hoàn lưu bão là nhắc đến những cơn bão phát triển ở các vùng biển nhiệt đới; hoặc cận nhiệt đới.

Bão là một vùng gió xoáy. Đường kính của bão có thể lên tới hàng trăm km. Ở các vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, bão thường có những vòng xoáy mạnh. Bão có mức độ bất kỳ và có hoàn lưu bão xác định.

Bão ở Việt Nam thường được dùng để chỉ những cơn bão nhiệt đới được hình thành trên biển và đổ bộ vào khu vực đất liền.

Hoàn lưu bão là một thuật ngữ được dùng để chỉ những trận mưa tạo thành lũ lớn. Những cơn mưa này thường kéo dài và xuất hiện sau khi cơn bão đã đi qua. Bão và hoàn lưu bão mang theo mưa và gió lớn gây thiệt hại về người và tài sản.

2. Hoàn lưu bão xuất hiện như thế nào?

Sau khi đã biết hoàn lưu bão là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về cách hoàn lưu bão được hình thành và xuất hiện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hoàn lưu bão, nhưng chủ yếu là do những yếu tố hình thành cơn bão.

2.1. Nhiệt độ của nước biển

Nhà khí tượng học Erik Palmen (1898 - 1985) đã chứng minh được rằng bão chỉ có thể được hình thành trên khu vực biển nằm trong dải vĩ độ từ 5 - 20 độ vĩ ở hai bên đường Xích đạo. Đây là khu vực có nhiệt độ cao (từ 26 - 27°C trở lên). Điều kiện này bảo đảm cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết khiến bão hình thành.

2.2. Lực để tạo xoáy: Lực Coriolis

Cũng theo nhà khí tượng học Erik Palmen, một điều kiện nữa để hình thành bão là lực Coriolis phải đủ mạnh để hình thành nên luồng gió trên cao nhằm tạo xoáy cho cơn bão.

Lực Coriolis là một lực vô hình xuất hiện do chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông. Lực này làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất như: gió - bão - áp thấp nhiệt đới; máy bay - tên lửa; chim đang bay; đạn đạo…

Ở Bắc Bán Cầu, do ảnh hưởng của lực Coriolis nên luồng không khí tạo nên bão sẽ quay theo chiều ngược kim đồng hồ. Ở Nam Bán Cầu, luồng không khí tạo nên bão sẽ quay theo chiều kim đồng hồ.

Erik Palmen cũng chỉ ra điều kiện khác để hình thành bão là: khả năng làm lạnh nhanh luồng không khí nóng ẩm bay lên tạo ra lượng ẩn nhiệt ngưng tụ đủ để duy trì cơn bão vào thời điểm phát sinh bão.

3. Ảnh hưởng của hoàn lưu bão

Hoàn lưu bão là gì mà thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và tài sản?

Hoàn lưu bão với những trận mưa lớn đi kèm với lốc xoáy; sét; và gió giật sẽ ảnh hưởng đến những khu vực mà cơn bão đi qua. Khi hoàn lưu bão phức tạp, việc dự báo sẽ trở nên khó hơn.

Hoàn lưu bão gây ngập lụt

Ở Việt Nam, trong nhiều trường hợp, hoàn lưu bão kết hợp với khối không khí lạnh tạo ra mưa lớn; gây ngập lụt trên diện rộng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống con người mà còn gây thiệt hại về tài sản.

ảnh hưởng của hoàn lưu bão
Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tháng 8/2022 gây ngập nhà dân ở khu vực Bãi Muối, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Tin tức Quảng Ninh)

Hoàn lưu bão gây sạt lở

Ở những khu vực đồi núi, những trận mưa từ hoàn lưu bão làm cho đất bị nhão và có thể gây sạt lở nguy hiểm. Những người dân sống xung quanh khu vực này thường đối mặt với nhiều rủi ro về sạt lở, bị cô lập.

Trên các tuyến đường giao thông, nhiều tuyến đường bị ngập lụt; sạt lở, đá rơi; không chỉ gây cản trở giao thông, chia cắt các khu vực; mà còn ảnh hưởng tới tính mạng của người tham gia giao thông.

Nhiều công trình công cộng trong khu vực hoàn lưu bão bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều công trình thủy lợi; cầu cống… bị hư hỏng, lũ cuốn trôi.

Sau khi chịu ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão, một số địa phương còn bị ô nhiễm môi trường nước do nước quanh khu vực tồn đọng bụi bẩn và ký sinh trùng. Nếu không được dọn dẹp và vệ sinh nhanh chóng, tình trạng ô nhiễm này có nguy cơ gây nên những dịch bệnh lớn.

4. Hạn chế ảnh hưởng của hoàn lưu bão

Việc hạn chế ảnh hưởng của hoàn lưu bão phụ thuộc vào việc dự báo, các công việc chuẩn bị trước khi cơn bão tới; và hậu quả mà hoàn lưu bão gây ra.

4.1. Cách hạn chế trước khi hoàn lưu bão đổ bộ

Trước tiên, cơ quan khí tượng thủy văn cần xác định sự xuất hiện; dự báo hướng di chuyển và sức mạnh của cơn bão. Chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng cần cung cấp; cập nhật các thông tin chính xác về cơn bão và hoàn lưu bão để người dân có thể chuẩn bị và di rời kịp thời.

Hệ thống thoát nước cần được xây dựng vững chắc và kiên cố để bảo đảm cho luồng chảy lưu thông. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp thoát nước; giảm thiểu nguy cơ ngập lụt ở những địa phương chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão.

4.2. Cách khắc phục sau khi hoàn lưu bão đi qua

Sau khi cơn bão và hoàn lưu bão đi qua, chính quyền và người dân địa phương cần chung tay khắc phục những thiệt hại; đặc biệt là cần lưu ý đến việc tìm kiếm và cứu trợ kịp thời.

Trên đây là những thông tin tham khảo cơ bản về bão và hoàn lưu bão là gì. Hy vọng rằng với diễn biến bão và hoàn lưu bão ở Việt Nam, cơ quan khí tượng thủy văn có thể dự báo sớm và chính xác; chính quyền và người dân ở khu vực chịu ảnh hưởng có thể chuẩn bị; và có những phương án khắc phục để giảm thiểu những tác động do bão và hoàn lưu bão gây ra; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Hoàng Quân



BÀI CHỌN LỌC

Hoàn lưu bão là gì, gây nên những tổn thất như thế nào?