Làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt: 5 Bí quyết tuyệt vời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã bao giờ bạn tự hỏi làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt? Sau một đêm thức khuya, nhiều người dậy sớm trong tình trạng uể oải, thiếu năng lượng, khó tỉnh táo và tập trung vào sáng hôm sau. Vậy làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt mỏi?

1. Thức khuya và dậy sớm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu, buổi sáng là thời điểm tuyệt vời để tăng cường hiệu suất làm việc và học tập. Khi bạn thức dậy sớm, bộ não hoạt động với năng suất cao nhất sẽ giúp bạn tỉnh táo và minh mẫn hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng học tập mà còn giúp nâng cao hiệu suất công việc.

Trong khi đó, việc thức khuya sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Khi thức quá khuya để làm việc hoặc học tập, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Hơn nữa, việc thức khuya còn gây lão hóa da và khiến sức khỏe bị suy giảm. Do vậy, theo lời khuyên từ nhiều chuyên gia, để có một sức khỏe tốt, bạn nên tránh việc thức khuya.

2. Bạn có biết những lợi ích của việc dậy sớm?

Dậy sớm không chỉ giúp bạn cải thiện năng suất làm việc, học tập; mà còn có lợi cho sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần.

Việc đi ngủ sớm vào tối hôm trước và dậy sớm vào sáng hôm sau sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, sẵn sàng bắt đầu một ngày mới hiệu quả với năng suất cao.

Buổi sáng cũng là thời điểm thường có không khí trong lành, mát mẻ. Đây là thời điểm tốt nhất để bộ não tiếp thu kiến thức và mang lại cảm giác tích cực, tràn đầy năng lượng.

Do vậy, việc dậy sớm mang đến rất nhiều lợi ích:

  • Dậy sớm mỗi ngày giúp cho đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động một cách khoa học; nhờ đó sẽ giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa; đồng thời giúp tăng cường hoạt động của não bộ.
  • Dậy sớm là một trong những thói quen sinh hoạt tốt; giúp hình thành và duy trì lối sống lành mạnh; giảm căng thẳng.
  • Dậy sớm giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tập luyện thể dục thể thao và ăn sáng.
  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học, người có thói quen dậy sớm thường có những đức tính như: kiên trì, bền bỉ; là người có tinh thần hợp tác cao trong công việc và cuộc sống.

3. 5 Bí quyết làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt

Nếu bạn cần thức khuya để giải quyết công việc hoặc học tập và muốn thức dậy sớm vào sáng hôm sau, bạn có thể tham khảo một số bí quyết làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt dưới đây:

3.1. Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ đều đặn

Theo nhiều nghiên cứu, để bảo đảm cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, người trưởng thành nên ngủ trung bình từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Khoảng thời gian này sẽ giúp cải thiện tâm trạng, sự tỉnh táo và khả năng tư duy.

Hãy thiết lập và duy trì một thời điểm đi ngủ cố định vào buổi tối hàng ngày sao cho phù hợp để bạn có thể dậy sớm vào buổi sáng hôm sau.

Bạn cũng nên hình thành thói quen thức dậy vào thời điểm cố định vào buổi sáng và duy trì đều đặn thói quen này.

Việc duy trì đều đặn thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ bảo đảm thời gian ngủ nghỉ cần thiết của cơ thể, não bộ; từ đó giúp cơ thể duy trì thể trạng khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo.

thức khuya dậy sớm
Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ đều đặn. (Ảnh: Pixabay)

3.2. Lên kế hoạch hoạt động vào buổi sáng

Trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn hãy lên kế hoạch cho những công việc hay hoạt động vào buổi sáng hôm sau.

Khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ có động lực để dậy sớm và thực hiện các dự định của mình. Đây là một trong những cách hiệu quả để thức khuya dậy sớm mà không mệt mỏi được nhiều chuyên gia khuyến khích.

3.3. Tránh lạm dụng cà phê

Mặc dù cà phê có thể giúp đầu óc tỉnh táo và minh mẫn hơn nhưng việc uống quá nhiều hay lạm dụng cà phê vào buổi tối sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Điều này sẽ khiến bạn khó dậy sớm hơn; hoặc dậy sớm trong tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

làm sao để thức khuya dậy sớm
Tránh lạm dụng cà phê. (Ảnh: Pixabay)

3.4. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Để dậy sớm và làm việc hiệu quả, bạn hãy tránh sử dụng các thiết bị điện tử như: máy tính; điện thoại; tivi ngay trước khi đi ngủ.

Việc sử dụng các thiết bị này với quá nhiều hoạt động, thông tin có thể khiến não bộ của bạn bị kích thích; dẫn tới việc khó đi vào giấc ngủ. Việc sử dụng những thiết bị này thường xuyên vào buổi tối cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ; và tiêu tốn thời gian của bạn.

3.5. Ngồi thiền, đọc sách trước khi đi ngủ

Ngồi thiền

Bạn có thể dành từ 5 đến 10 phút để ngồi thiền trước khi đi ngủ vào buổi tối. Thói quen này giúp bạn tĩnh tâm; thư giãn đầu óc; qua đó giảm bớt sự căng thẳng; khiến tinh thần nhẹ nhàng, thoải mái hơn trước khi vào giấc ngủ sâu.

Đọc sách

Đọc sách là một trong những cách tuyệt vời giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Theo một nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Sussex, việc đọc sách có thể làm giảm bớt tình trạng căng thẳng tới 68%; tốt hơn và nhanh hơn so với các phương pháp thư giãn khác như nghe nhạc; hoặc uống một tách trà nóng. Việc đọc sách giúp bạn chuyển sự tập trung ra khỏi công việc; nhờ đó, não bộ được nghỉ ngơi; giúp bạn giảm thiểu sự mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Bên cạnh những cách trên, bạn cũng có thể tham khảo một số cách khác rất hữu ích giúp bạn có một giấc ngủ tốt; không bị mệt mỏi khi thức dậy sớm như:

  • Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng;
  • Không bật điều hòa quá lạnh hay bật quạt quá lớn;
  • Uống một cốc nước lọc sau khi thức dậy để khởi động ngày mới…

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt. Việc hình thành và duy trì những thói quen tốt hàng ngày sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thức dậy phù hợp; bảo đảm sức khỏe và trạng thái tinh thần tốt nhất trong công việc, học tập và cuộc sống.

Minh Giang

Có thể bạn quan tâm:



BÀI CHỌN LỌC

Làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt: 5 Bí quyết tuyệt vời