Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vô vi nhi trị là một thành tựu trị thế cực cao, cơ hồ đó là đỉnh cao của nhân loại trong phép trị thế. Trong lịch sử Á Đông, theo ghi chép thì chỉ có ba vị đế vương: Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn trong những năm cuối của triều đại là đạt được vô vi nhi trị.

Thiên Nhân hợp nhất là lý niệm hạch tâm của văn hóa Á Đông, từ đây diễn sinh ra nhiều luận thuật, cho rằng Nhân thể là một tiểu Vũ Trụ, một vi Tự Nhiên, có đối ứng hoàn mỹ với Tự Nhiên, Vũ Trụ, hài hòa nhất thể, không có phân cách, động một nơi là động đến tất cả. Cho nên người Á Đông tự cổ tuân thủ Thiên Địa tự nhiên, thuận ứng Thiên tượng, chú trọng Phong Thủy, kính Thiên tín Thần, từ đây diễn sinh ra một điểm quan trọng trong trí tuệ Á Đông, đó là chú trọng “Thuận thế”, thể hiện ở rất nhiều phương diện của văn hóa Á Đông.

Nhiều người đều biết câu chuyện Đại Vũ trị thủy, Ông thuận ứng Ngũ Hành, thủy tính, quan sát Địa hình, dựa vào Địa thế mà thuận theo để mở núi thông dòng dẫn nước ra biển, qua 10 năm, trị thủy thành công.

Đại Vũ dùng cách “khơi thông” để trị thủy, gặp núi xẻ núi, gặp dốc đắp đê, khơi thông dòng nước, thuận theo thế dòng chảy mà dẫn nước, cuối cùng đưa ra biển. (ntdtv.com)
Đại Vũ dùng cách “khơi thông” để trị thủy, gặp núi xẻ núi, gặp dốc đắp đê, khơi thông dòng nước, thuận theo thế dòng chảy mà dẫn nước, cuối cùng đưa ra biển. (ntdtv.com)

Nhưng cha của Đại Vũ là Cổn trị thủy lại khác, ngược lại Ngũ hành, thủy tính, dùng vây chặn để trị thủy, nước đến đất chặn, lấy cao đổ trũng, đắp cao đê kè, kết quả thủy thế càng chặn càng cao, cuối cùng vỡ đê, sinh ra hồng thủy. Cổn trị thủy 9 năm, không có kết quả gì, trái lại mang tới cho bách tính tai họa. Đây là hai loại trí tuệ khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau, một cái là thuận thế, một cái là nghịch thế.

Trong ngụ ngôn Aesop có câu chuyện, là minh họa rất sinh động. Có một ngày gió Bấc và Mặt Trời so tài, xem ai có thể làm người ta cởi áo ra trước. Gió Bấc tự cho mình mạnh mẽ, nổi trận cuồng phong, dùng sức mạnh giật áo trên thân người xuống. Nhưng gió càng mạnh, trái lại người càng ghì chặt, thổi ngã cả người, mà y phục vẫn bó sát vào người. Nhưng Thái Dương chỉ nhẹ cười, buông một làn gió nóng xuống Đại Địa. Mặt Đất ấm dần, người cảm thấy nóng, nên cởi dần y phục. Đây cũng là trí tuệ thuận thế và nghịch thế.

Quân Vương trị quốc trong các triều đại lịch sử của các nước Á Đông, truy cầu cảnh giới cao nhất đó là “Vô vi nhi trị”.

Vô vi nhi trị là thế nào? Cổ nhân trị quốc có phân ra Hoàng Đạo, Đế Đạo, Vương Đạo, Bá Đạo, có dĩ Đạo gia trị quốc, dĩ Nho gia trị quốc, dĩ Pháp gia trị quốc, nhưng các đế vương thời cổ thường tổng hợp mà dùng, không dùng độc một thủ đoạn nào đó trị quốc. Nhưng vô vi nhi trị chân chính, chỉ là thuần túy dĩ Đạo trị quốc, thành tựu Hoàng Đạo.

Vô vi nhi trị là một thành tựu trị thế cực cao, cơ hồ đó là đỉnh cao của nhân loại trong phép trị thế. Trong lịch sử Trung Hoa 5 nghìn năm lần này, theo ghi chép thì chỉ có ba vị đế vương: Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn trong những năm cuối của triều đại là đạt được vô vi nhi trị. “Hoài Nam Tử” có ghi: Hoàng Đế đại trị thiên hạ xong, trên đường đồ rơi không ai nhặt, tối không đóng cửa, thiên hạ không có đạo tặc, nơi chợ không người to tiếng, thiên hạ vô tranh, thôn phu nhường nhau tài sản, đến chó lợn cũng nhường nhau thức ăn…

Trong “Cao sĩ truyện” ghi: Thời Nghiêu Thuấn, thiên hạ thái bình, hài hòa, cuộc sống bách tính du nhàn tự tại, vô ưu vô lự, trẻ con người già, an vui tự nhiên, thiên hạ đâu đâu cũng như tiên cảnh. Có một vị lão nhân hơn 80 tuổi, bên bờ ruộng cuốc đất hát rằng: Mặt Trời mọc thì làm, Mặt Trời lặn nghỉ ngơi, đào giếng mà uống, canh tác mà ăn, vua có ơn đức gì cho ta đâu.

Nhân vật anh hùng thiên cổ: Nghiêu - Thuấn - Vũ (P-2, Kỳ 1): Đế Nghiêu thánh vương hạ thế, từ tâm khai sáng nhân loại | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân)
"Thời Nghiêu Thuấn, thiên hạ thái bình, hài hòa, cuộc sống bách tính du nhàn tự tại, vô ưu vô lự, trẻ con người già, an vui tự nhiên, thiên hạ đâu đâu cũng như tiên cảnh." (Ảnh tổng hợp)

Đây là phong thái đạo đức của dân chúng dưới thời vô vi nhi trị, nó không phải là nhất thời mà đạt được, mà phải thông qua giáo hóa đạo đức và dẫn đạo trường kỳ, làm thiên hạ bách tính quy về Đại Đạo, hợp với tự nhiên, tất cả theo Đạo mà hành, tùy tâm mà làm nhưng không ra ngoài quy củ. Đạo gia cho là, Thiên Địa vạn vật đều sinh ra bởi tự nhiên, bởi Đạo, tiên thiên là trong Đạo, chỉ là hậu thiên rơi rớt, quay lưng với tự nhiên, xa rời Đạo.

Vô vi nhi trị, yêu cầu đế vương kiến lập chuẩn tắc, lấy Đức bao bọc chúng sinh, Đạo hóa thiên hạ, âm thầm tưới mát nuôi dưỡng. Đế vương và chính phủ không bao giờ cưỡng bách chúng sinh, không bao giờ yêu cầu bách tính làm thế này thế khác, không cưỡng chế, mà chỉ là khơi gợi dẫn đạo. Bởi vì vạn vật đều do tự nhiên sinh ra, do Đạo sinh ra, thiên tiên bản tính là ở trong Đạo, chỉ do hậu thiên bản tính bị mê, nên mới quay lưng với Đạo, phản lại tự nhiên; Như những dòng sông đều chảy về biển rộng, chỉ do bùn đất hậu thiên chặn dòng, mới làm sông suối ứ tắc, lệch dòng mà thành họa hoạn, không thể quay về đại hải. Lúc này nên làm như Đại Vũ, dựa thế thông dòng, làm thiên hạ bách tính tự nhiên quay về bản tính tiên thiên, tức là hồi quy Đại Đạo.

Thời hiện đại đang áp dụng cơ giới điện khí hóa, có nhà máy sản xuất hoàn toàn tự động, không cần công nhân can thiệp, thậm chí không cần nhân công, chỉ cần ấn nút khởi động là xong.

Lấy một phép so sánh không xác đáng lắm, cơ chế nguyên lý máy móc tự động này là Đạo, một khi khởi động là chúng tự động vận hành, không cần can thiệp của nhân công, nó theo lập trình sẵn mà vận hành. Một khi dẫn được thiên hạ bách tính về trong Đạo, vậy vô vi nhi trị được khởi động, từ đó Đế vương và chính phủ không cần có bất cứ can thiệp gì, thiên hạ đều thuận theo Đạo mà làm, càng ngày càng tốt đẹp, hài hòa. Bởi vì Đạo là chí cao, tất cả trí tuệ của người không thể vượt quá Đạo, cho nên vô vi nhi trị, Đạo hành thiên hạ, thiên hạ đạt tới trạng thái hoàn mỹ nhất.

Đây là trí tuệ Thuận Thế vận dụng trong trị quốc.

Thái Bình
Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần1)