Nghệ sĩ piano người Nga lần thứ hai tham gia cuộc thi: Yêu bản nhạc được chỉ định của cuộc thi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau vòng sơ khảo đầu tiên kết thúc, thí sinh đến từ nước Nga - cô Evangeliya Delizonas-Khukhua, đã say sưa nói về cách chơi của cô trong cuộc thi. Đây là lần thứ hai cô tham gia cuộc thi: “Cuộc thi piano đầu tiên mà tôi tham gia là trước khi đại dịch bắt đầu vào năm 2019, đó là một trải nghiệm tuyệt vời đối với cá nhân tôi và các nghệ sĩ khác”.

Tham gia cuộc thi lần thứ hai “rất nhiều yếu tố thúc đẩy tôi trở lại”

“Tôi thực sự rất thích cuộc thi này, bầu không khí và môi trường ở đây, các nhân viên của ban tổ chức, tất cả mọi thứ đều tuyệt vời, tôi yêu New York, đặc biệt mùa này New York rất đẹp, làm tôi nhớ đến quê hương của mình - Moscow, Nga”.

Delizonas-Khukhua, người mang trong mình nửa dòng máu Hàn Quốc, nửa Hy Lạp và Nga, nói với nét mặt thư thái rằng, nghệ thuật là không có giới hạn: “Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy tôi tham gia lại cuộc thi. Tôi cũng rất thích học bản nhạc được chỉ định, đây là bản nhạc đặc biệt viết cho cuộc thi, từ đó tôi có thể học hỏi thêm về văn hóa, âm nhạc và truyền thống Trung Hoa, v.v., Điều này giúp sinh mệnh của tôi thêm phong phú”.

Cô Delizonas-Khukhua sinh năm 1992 trong một gia đình âm nhạc, tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia Moscow, từng đạt nhiều giải thưởng quốc tế và biểu diễn ở nhiều nước Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

Cô sống ở Los Angeles, Hoa Kỳ và đang theo học bằng Tiến sĩ về biểu diễn piano tại Trường Âm nhạc USC Thornton ở thành phố Los Angeles.

Trình diễn các tiết mục truyền thống Baroque và Cổ điển

Mục đích của cuộc thi piano là khôi phục nghệ thuật và văn hóa truyền thống, cô Delizonas-Khukhua nói: “Trong xã hội ngày nay, mọi người có nhiều sự lựa chọn, và thể loại âm nhạc mà mọi người ngày nay quan tâm đến không giống như ngày xưa, nhưng có vẫn còn nhiều người duy trì truyền thống, hoặc có cảm giác hoài cổ nào đó, và bản thân tôi là một trong số đó”.

"Thực ra tôi rất thích chơi các tác phẩm thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn, đó cũng là yêu cầu của cuộc thi này, hoàn toàn không có tác phẩm hiện đại nào cả. Ban tổ chức nhận thấy tầm quan trọng của việc cần phải giữ được truyền thống. Điều này rất phù hợp với tôi, cuộc thi gần như được làm ra cho tôi”.

Cô Delizonas-Khukhua cũng cho biết: “Mặc dù có nhiều nhạc sĩ khác thích thời kỳ Lãng mạn hơn, hoặc theo trường phái ấn tượng, hoặc âm nhạc rất hiện đại. Nhưng đối với tôi, tiết mục Baroque và Cổ điển là lựa chọn của tôi, tôi nghĩ quy định của cuộc thi rất tuyệt vời vì, tất cả chúng ta đều có thể chọn những gì chúng ta muốn và may mắn có cơ hội lựa chọn những gì đến với chúng ta một cách tự nhiên”.

Nói về trải nghiệm luyện tập bản nhạc được chỉ định “The Sacred Journey” (Hành trình thiêng liêng), cô Delizonas-Khukhua cho biết, sự kết hợp của huyết thống Hàn Quốc, Hy Lạp và Nga cho phép cô hiểu rõ hơn về sự kết hợp các yếu tố và âm nhạc phương Đông và phương Tây của bản nhạc chỉ định.

Cô nói: “Tôi nghĩ nền tảng cá nhân giúp rất nhiều trong việc hiểu các bản nhạc được giao, mặc dù tôi không có dòng máu Trung Quốc. Nhưng nói chung, tôi rất quen thuộc với văn hóa phương Đông và truyền thống phương Đông vì mẹ tôi là người Hàn Quốc, tôi cũng lớn lên ở cộng đồng châu Á. Vì vậy, tôi quen thuộc với cả văn hóa phương Tây và truyền thống phương Đông”.

Dùng màu sắc tô màu bản nhạc để ghi nhớ nhạc phổ

Cô Delizonas-Khukhua nói rằng sau ngày thi sẽ là sinh nhật lần thứ 30 của cô ấy. “Thành thật mà nói, càng ngày càng khó ghi nhớ bản nhạc khi tuổi tác nhiều lên, vì vậy tôi sử dụng màu sắc để giúp ghi nhớ tác phẩm” - cô nói.

“Tôi sử dụng các màu sắc khác nhau để mô tả các khúc nhạc cụ thể, như cảm thụ của tôi như thế nào? Hay màu sắc nào liên quan đến bản thân tôi? Có nhiều chỗ là màu sắc nhu hoà và một số chỗ có màu xanh lá cây, chẳng hạn như giai điệu tuyệt đẹp trong “Green Sleeves”, lại có những chỗ nghiêng nhiều về màu hồng nhạt, san hô hoặc xanh lam nhạt, việc tô màu bản nhạc giúp tôi rất nhiều vì tôi kết nối các nốt âm nhạc với một số ấn tượng cá nhân nhất định”.

Lý giải về bản nhạc “Hành trình thiêng liêng”: Vượt qua khó khăn để tìm lại chính mình

Nói về lý giải của mình với bản nhạc “Hành trình thiêng liêng”, cô Delizonas-Khukhua cho biết: “Sự lý giải của tôi về toàn bộ tác phẩm, quá trình của âm nhạc và bản thân tiêu đề có một chút khác biệt so với những người khác”.

Cô cho biết, theo tựa đề của bản nhạc - “Hành trình thiêng liêng” giống như một mô tả về một người nào đó đến từ một nơi nào đó, với tự do hạn chế, và có nhiều khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như: Làm thế nào để sống? Có thể nói gì? Nói như thế nào? Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, nhân vật chính cố gắng vượt qua, và cuối cùng, đến được nơi tự do, trở về với con người thật của mình, có thể thoải mái thể hiện mà không sợ bị trừng phạt vì điều đó. Delizonas-Khukhua nói: “Đó là một hành trình đơn độc”.

Bản nhạc được chỉ định “Hành trình thiêng liêng” do ông D.F., Giám đốc Nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun sáng tác. Cô Delizonas-Khukhua cho biết, mặc dù không có quá nhiều thời gian để cảm nhận hình ảnh và ý nghĩa tổng thể đằng sau nó, “tuy nhiên, tôi vẫn thấy đây là một bản nhạc tuyệt đẹp cho phép tôi khám phá các kỹ thuật và khả năng khác nhau, nếu chỉ đơn thuần xuất phát từ góc độ âm nhạc phương Tây, sẽ hoàn toàn không thể diễn giải được bản nhạc này. Trong đó có rất nhiều âm giai ngũ cung và các cách hòa âm khác nhau. Trong quá trình chơi, thỉnh thoảng tôi học được những điều mới hoặc học hỏi được về các nền văn hóa khác nhau, đây là một niềm vui, và nó trợ giúp rất lớn đối với việc lý giải tác phẩm”.

Cô Delizonas-Khukhua cũng nói rằng khi cô chơi “Hành trình thiêng liêng”, cô cảm thấy rằng tác phẩm sử dụng một số giai điệu rất nổi tiếng, và cô cho biết, nếu có cơ hội, cô thực sự muốn biết ý nghĩa của việc ông D.F. sử dụng những giai điệu giai điệu phương Tây này.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghệ sĩ piano người Nga lần thứ hai tham gia cuộc thi: Yêu bản nhạc được chỉ định của cuộc thi