Người có nhân cách kém cuối cùng sẽ không có kết quả như ý

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa nói: “Người đức mỏng ở vị trí cao, người trí nhỏ mưu nghiệp lớn, người sức lực nhỏ mà gánh trọng trách, thì rất hiếm người không bị tai họa”. Người có phẩm chất đạo đức thấp có thể đắc ý nhất thời nhưng không trụ được lâu, cuối cùng sẽ gây họa.

Sinh mệnh là một vòng luân hồi, trong phúc có hoạ, trong họa có phúc, hoạ phúc thay đổi qua lại lẫn nhau.

Vì vậy, bạn không nên tin vào giả lý “người tốt sống không lâu, tai họa kéo dài hàng nghìn năm”.

Những người có nhân cách không tốt sẽ không thể đi đến cuối cùng.

1. Những người bị bạn giẫm lên cũng sẽ giẫm lại bạn

Leo lên bằng cách dẫm lên người khác có vẻ là một ý tưởng hay. Một mặt, phản ánh khả năng lợi dụng người khác, mặt khác, nó có thể khiến bản thân nổi bật giữa đám đông.

Khi nhìn thấy cấu trúc của ngôi nhà, bạn sẽ nhìn thấy cuộc sống của căn nhà đó. Những căn nhà có nền tảng vững chắc, có thể đứng vững trong mưa gió. Những người tự tin, không sợ những khó khăn, thử thách.

Nhân sinh giống như một cái cây, muốn lớn mạnh thì phải cắm rễ sâu vào lòng đất. Người giẫm lên người khác mà đi lên thì ngay từ đầu gốc rễ đã không vững chắc. Khi bão tới, sẽ không chịu đựng được.

Hoạn quan Ngư Triều Ân nhà Đường, từ lâu là một nhân vật quyền lực trong triều đình.

Một ngày nọ, Ngư Triều Ân cố ý khoe khoang mình trước mặt bá quan, giảng kiến thức về Kinh Dịch, đồng thời dùng nhiều cách khác nhau để hạ nhục các học giả Vương Tấn và Nguyên Tái.

Nguyên Tái không phản bác, dùng sức chịu đựng, còn cố gắng gượng cười. Ngư Triều Ân nói riêng với người khác: "Người cười là không thể lường được”.

Năm Đại Lịch thứ năm, Hoàng đế Đường Đại Tông đề bạt Nguyên Tái làm Tể tướng. Từ đó về sau, Nguyên Tái lặng lẽ thu thập chuyện xấu mà Ngư Triều Ân đã làm, cuối cùng đánh đổ Ngư Triều Ân.

(Pexels-ketut-subiyanto)

Điều không thể chấp nhận được là sau khi Nguyên Tái giành được quyền lực, ông ta trở nên kiêu ngạo và tự mãn, hợp tác với Tể tướng Vương Tấn vơ vét của cải. Vua Đường Đại Tông dần dần chán ghét Nguyên Tái và thu hồi lại quyền lực của ông ta.

Nguyên Tái cuối cùng được ban cho tự tử.

Cái kết tưởng như khủng khiếp ấy, thực ra là do chính mình tạo ra.

Mỗi người đều cần một cái thang để lên những nơi cao và hái trái từ những nơi cao, nhưng cái thang phải chắc chắn. Ngoài ra, bạn sẽ cần ai đó giữ thang cho bạn. Nếu không thì hãy học cách giúp người khác giữ thang trước.

Khổng Tử từng nói: "Quân tử thành tựu cái tốt đẹp cho người chứ không làm cái xấu xa cho người, tiểu nhân thì ngược lại".

Thay vì giẫm lên người khác để tiến bước, không bằng nâng người khác sẽ tốt hơn. Khi nâng được nhiều người, bạn cũng sẽ có nhân cách của "những ngôi sao nâng đỡ vầng trăng".

2. Người tâm tồn ác niệm, cuối cùng không được như ý

Người xưa có câu: "Chớ lấy thiện nhỏ mà không làm, chớ lấy ác nhỏ mà làm".

Nhiều người cho rằng, làm một chút chuyện xấu nhỏ cũng không sao cả. Thậm chí còn có ảo tưởng rằng, đàn ông hư một chút thì mới có người yêu thích, dang vẻ xấu một chút mới ngầu.

Ác niệm tuy nhỏ, nhưng có thể biến thành ác nghiệp.

Làm một việc ác thì phải làm trăm việc tốt để thay đổi hình ảnh của mình. Còn một loại kết cục khác, đó là dù có làm bao nhiêu việc tốt cũng không thể che đậy được hậu quả của “việc ác”.

Trong "Thái Bình Quảng Ký", có một câu chuyện về việc Hán Vũ Đế tu hành.

Hán Vũ Đế từ nhỏ đã rất thích đạo thuật, hơn nữa rất tâm linh.

Một ngày nọ, Tiên nữ Vương Tử Đăng nói với ông rằng: "Tây Vương Mẫu đã thấy ông nhiều lần đến các núi lớn để cầu nguyện và dốc sức theo đuổi cảnh giới tinh thần. Vì vậy, Tây Vương Mẫu dự định đích thân đến thăm ông".

(Pexels-ivan-samkov)

Vào ngày 7 tháng 7 năm nọ, Tây Vương Mẫu mời Hán Vũ Đế ăn đào Tiên, còn tặng cho ông sách tu hành như “Thái Tiên Chân Kinh”. Đồng thời, Thượng Nguyên phu nhân ở Thiên Cung cũng tới trợ giúp, tặng cho ông một số phương pháp và thư tịch tu Đạo.

Hán Vũ Đế cho rằng có hai vị đại tiên làm hậu trường, việc tu luyện thành tiên là chuyện chắc chắn.

Đáng tiếc chính là, Hán Vũ Đế tiêu hao một lượng lớn tiền tài xây dựng cung điện, còn tàn nhẫn đối đãi với dị tộc Di, Địch ở phương nam phương bắc, dẫn đến dân chúng oán khí trùng trùng. Tất cả sách tu hành, bỗng nhiên biến mất, nguyện vọng của Hán Vũ Đế cũng theo đó tiêu tan.

Người xưa có câu: “Cái ác đến từ to gan”. Nói cách khác, một người có ác niệm, sẽ to gan lớn mật, sau đó từng bước từng bước làm cho mình biến thành người ác độc.

Nếu một người không thể kiểm soát được những ý nghĩ xấu của mình, thì bất cứ điều gì người đó muốn làm đều sẽ thất bại. Suy nghĩ một chút, mỗi ngày tâm bồn chồn không yên, học tập không phải học tập, công tác không phải công tác, ăn cơm không phải ăn cơm, ngủ không phải ngủ, tạp niệm trộn lẫn với cuộc sống, vô hình trung đã phá hủy nền tảng của vạn vật.

Muốn có một cái kết tốt đẹp, thời thế càng khó khăn thì càng phải kiên trì làm người tốt. Dù nghèo đến đâu, cũng không nên thu lợi bất chính mà hãy tích cực giúp đỡ người khác.

3. Ngươi không buông tha người khác, chính mình cũng sẽ khó chịu

Nhà văn Mạch Gia viết trong "Thư gửi cha" rằng: “Cha ơi, cha đã cho con rất nhiều trong đời. Cuối cùng con muốn thêm một chút nữa. Con muốn cha có một nụ cười trong sáng, một sự công nhận vững chắc, một sự an ủi, sự tha thứ và một cái ôm tình cảm cha con sâu đậm. Nhưng cha đã không kịp làm, cha đã đi".

Sinh ra trong gia đình nông dân, Mạch Gia rất không hiểu cha. Vì sao cha nóng nảy như vậy, vì sao mình thường xuyên bị đánh? Vì nhiều sự hiểu lầm khác nhau, anh đã không nói chuyện với cha mình trong suốt 17 năm. Nhưng sau này, anh đã hiểu cha mình. Bởi vì người cha là trụ cột của gia đình nên việc ông tức giận, không chịu nổi là điều khó tránh khỏi.

(Pexels-kampus-production)

Thấu hiểu cha mẹ là một điều khó trong cuộc đời của nhiều người. Tuy rằng, chúng ta sẽ phụng dưỡng cha mẹ, nhưng có thể từ sâu trong nội tâm hiểu được cha mẹ cũng rất khó khăn.

Thực tế, khi không hiểu được cha mẹ mình, bạn cảm thấy rất khó chịu. Chỉ khi bắt tay, ôm bố mẹ, mới giải tỏa được cảm giác “khó chịu”.

Tương tự, nếu bạn ghét ai đó, luôn nhớ đến điểm không tốt của họ trong lòng, thì hạt giống hận thù sẽ bén rễ và nảy mầm trong lòng bạn, thỉnh thoảng sẽ trào ra, gây ra nỗi đau thấu tim.

Buông bỏ “Mặt đối lập” của bạn cũng giống như việc đánh đổ một bức tường, cuộc sống bỗng trở nên rõ ràng hơn.

Kinh Thi có câu: "Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hàng hành chỉ" nghĩa là: Đạo đức cao như núi khiến người ta ngưỡng mộ, hành xử như con đường lớn (đại đạo) khiến người ta thực hành theo.

Chỉ cần đường đường chính chính làm người, mỗi người đều có thể trở thành núi cao, đều có thể biến thành một phong cảnh.

Nhân phẩm xấu, tựa như một hạt cát trong mắt, nhân phẩm tốt, tựa như một giọt nước trong biển.

Lựa chọn nhân phẩm, chính là lựa chọn vận mệnh. Thành tựu nhân phẩm, chính là bồi dưỡng thành quả lớn.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Buyi Jushishi
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Người có nhân cách kém cuối cùng sẽ không có kết quả như ý