Nhà nghiên cứu, đại sư võ thuật, khí công, Đông y: Con đường tầm Đạo của tôi

Giúp NTDVN sửa lỗi

(Phỏng vấn của Phương Phi với nhà nghiên cứu, đại sư võ thuật, khí công, Đông y Lý Hữu Phủ ngày 8/4/2021)

Người chủ trì (Phương Phi): Lần phỏng vấn kỳ này, chúng tôi lần nữa mời vị đại võ sư võ thuật nổi tiếng: Lý Hữu Phủ tiên sinh. Vào những năm 80, 90 Lý Hữu Phủ tiên sinh là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực Đông y và khí công ở Trung quốc, cũng từng là phó khoa trung tâm nghiên cứu nhân thể. Trong tiết mục lần trước, ông nói về việc ông đã bắt đầu nghiên cứu công năng đặc dị như thế nào. Lần này, mời ông tiếp tục giới thiệu những nghiên cứu của mình về văn hóa truyền thống và sự huyền vi của sinh mệnh.

Phương Phi (PP): Kính chào tiên sinh Lý Hữu Phủ

Lý Hữu Phủ (LHP): Chào Phương Phi, chào mọi người.

Nghiên cứu công năng đặc dị phủ định vô Thần luận

PP: Cảm ơn ông, rất vui được gặp lại ông. Lý Hữu Phủ tiên sinh năm đó ở Trung Quốc không chỉ tập võ luyện công, mà còn làm nhiều thực nghiệm và nghiên cứu khoa học đối với võ thuật, khí công và công năng đặc dị, bản thân ông cũng có công năng đặc dị, cho nên ông có cái nhìn và góc độ hết sức độc đáo đối với sự vật. Có phải ông đã nghiên cứu công năng đặc dị từ những năm 80 không?

LHP: Tôi đã bắt đầu nghiên cứu từ đầu những năm 80.

PP: Trong tiết mục lần trước, ông đã nói về công năng công năng dao chẩn (chẩn đoán bệnh từ xa) của mình, ngoài ra ông còn có công năng nào khác không?

LHP: Vẫn còn rất nhiều, nhưng có những thứ quá mẫn cảm, nên chúng ta không nói đến, ví dụ như dự ngôn, rồi những sự tình nọ kia quá cụ thể. Nhưng tôi nêu ra một công năng đặc dị, khi ấy có vài nhân vật nổi tiếng, bao gồm cả lãnh đạo quốc gia, họ tận mắt chứng kiến công năng đặc dị, như Vương Chấn, Diệp Kiếm Anh, còn có Triệu Tử Dương, lại còn dùng những phương thức khoa học nghiêm cẩn ghi lại. Khi đó, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra một phương thức kiểm chứng đặc biệt, ông ta bảo tôi lấy một cái bình pha lê nhỏ, miệng bình rất nhỏ, ông ta bảo, nếu các anh đút được đồng tiền kim loại 5 xu này vào trong bình, thì tôi công nhận đó là công năng đặc dị chân chính, không thể làm giả. Khi ấy cũng không ai làm được việc này. Về sau, trước đêm sự kiện “Lục Tứ”, tôi tìm một cậu bé có công năng đặc dị, cậu ta đã bỏ được đồng xu vào trong bình. Bạn đổ thế nào đồng xu cũng không rơi ra được, chỉ nhìn thấy đồng xu trong bình.

Lý Hữu Phủ tiên sinh trong một buổi toạ đàm về Đông y và Khí công. (Ảnh: Epoch Times)

Tôi đem việc này cho các chuyên gia vật lý nghiên cứu, họ cũng không lý giải được, nói sao lại có thể như vậy được? Nhưng khi ấy sự kiện “Lục Tứ” đã phát sinh (Sự kiện sinh viên Trung Quốc tập trung tại quảng trường Thiên An Môn, bị ĐCSTQ dùng xe tăng và quân đội đàn áp dã man đẫm máu vào ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989), chúng tôi cũng không có cơ hội nghiệm chứng. Tôi đến nước Mỹ cũng mang theo cái bình đó, lưu giữ như một chứng cứ. Sau này thất lạc đâu đó, vì thời gian lâu quá, hai, ba mươi năm rồi, nhưng ký ức vẫn như mới. Sự tình loại này, như đưa vật xuyên qua không gian có rất nhiều, tôi tận mắt chứng kiến.

Việc trẻ con dùng lòng bàn tay đọc chữ, có người vẫn chưa tin, họ thử lại, họ không viết chữ mà vẽ hình. Tôi lấy một ví dụ, năm ấy, tại hội nghị vật lý đại học Sơn Tây, có một người, làm ở viên nghiên cứu sinh vật, viết một chữ lên giấy, kèm theo ghi chú, cho vào phong bì dán kín, chắc chắn, lại còn đóng dấu lên đó. Sau đó cậu bé nắm nó trong tay để đọc chữ. Nhưng qua thời gian tương đối lâu cậu vẫn không nhận ra được mặt chữ, sau đó khoảng 20 phút, người ta bảo nếu không đọc được thì thôi, không sao.

Cậu trông có vẻ tủi thân, nói đây không phải là chữ. Một người khác nói, chúng tôi yêu cầu anh viết chữ, anh lại viết cái gì khác đó, người kia thấy ngại ngùng, nên bảo cậu bé cứ nói ra, không sao cả. Cậu bé nói đó không phải là chữ, nhưng vì mọi người bảo đọc chữ nên đọc không ra, đây là bức vẽ, vẽ cái đầu Trư Bát Giới. Lập tức có người bóc phong bì xem, quả thật là hình vẽ đầu Trư Bát Giới, vẽ rất giống, mọi người đều công nhận công năng đặc dị này.

PP: Thưa tiên sinh, tôi nhớ là trước đây ông nói, có người dùng công năng đặc dị có thể thấy tiền kiếp người ta, phải vậy không?

LHP: Có, có thể thấy, có rất nhiều, không chỉ thấy một đời, mà rất nhiều đời.

PP: Là nhìn người khác ạ?

LHP: Ừ, nhìn người khác.

PP: Vấn đề là ở chỗ, khi các ông làm nghiên cứu thì làm sao biết được là họ xác thực nhìn thấy, là chân thực?

LHP: Tôi dùng phương thức trắc định bịt mắt như sau: Cho người này xem quá khứ của 3 người khác nhau, xem xong ghi lại đáp án đưa tôi cầm, lại gọi người khác có công năng tương tự tới xem quá khứ của 3 người lần trước, ghi lại đáp án đưa tôi. So sánh hai đáp án là giống nhau.

Tôi tiếp tục trắc nghiệm này với người thứ 3, họ không hề biết nhau, cho đến nay cũng không biết nhau, họ chưa từng gặp mặt. Nhưng đáp án của họ là giống nhau, cho nên tôi nghĩ đây chính là một bằng chứng, kiếp trước là có thực.

Tôi cũng có lúc bất chợt, cũng không để ý, mà cảm giác rằng mình thấy những điều giống hệt như đáp án của họ. Cho nên tôi khẳng định họ nói là chính xác. Cái khác tôi không dám khẳng định, có người nói đã luân hồi rất nhiều kiếp, nhưng không ai thấy được điều đó.

PP: Sau khi làm những nghiên cứu đó, có kết luận cuối cùng, hoặc kết luận mang tính giai đoạn không? Tại sao lại có người có công năng đặc dị? công năng đặc dị đến từ đâu? Có luận chứng tạm thời gì không?

LHP: Mọi người không có nhận thức thống nhất về công năng đặc dị, cũng không có người chuyên môn nghiên cứu về nó. Tôi nghiên cứu, cũng chỉ là người đầu tiên chính thức nghiên cứu về nó. Khi bắt đầu đều dùng các phương thức trắc định nghiêm cẩn, đều là các học giả, giáo sư cùng các chuyên gia nghiên cứu. Chủ yếu là nghiên cứu các công năng như ban vận, dùng tai đọc chữ, thấu thị, những cái này tôi đã làm qua.

Nhưng có chỗ khác nhau, ví dụ như bạn vừa nói đến có hay không luân hồi, những thứ khác nữa. Những thứ này không có ai đề xuất, rất hiếm người nêu ra. Bởi vì lúc đó vừa mới có một chút tự do cho giới học thuật, mọi người chưa dám mở rộng mà nghiên cứu, cho nên chưa có nhận thức thống nhất khi ấy.

PP: Từ góc nhìn của ông, nếu công năng đặc dị thật sự nhìn thấy kiếp trước của người ta, thì sự luân hồi chuyển thế nói trong tôn giáo là sự thật, rằng người ta có kiếp trước, kiếp sau. Như vậy thì đã thuyết minh rằng tín ngưỡng tôn giáo là chân chực, vô Thần luận và duy vật luận có thể là sai, bởi vì vô Thần luận cho là người ta sau khi chết là hết, chẳng còn gì. Cho nên, theo ông, nên chăng ta nêu ra một thách thức?

LHP: Sự việc này ai cũng quan tâm, tất cả người nghiên cứu và đối tượng bị nghiên cứu cũng quan tâm. Họ kể kiếp trước là gì, rồi vì sao kiếp này như vậy, sự việc này có quan hệ gì đến việc làm trước đây. Nhưng không ai đưa việc này ra công khai bàn luận, tại giới học thuật cũng không báo cáo việc này, nhưng nó là có thật.

Kiến thức hoặc ký ức siêu thường của trẻ em có thể đến từ kiếp trước [
Tiền kiếp thực sự là có thật? (Ảnh: Tổng hơp)

Khi ấy, có rất nhiều người đến gặp, thảo luận với tôi vấn đề này, tôi cho rằng: sống một đời người, nên làm những điều có ý nghĩa, tránh kiếp sau lại bị… tối thiểu cũng không phải làm động vật, hoặc những sinh mệnh ở tầng thứ thấp. Ví dụ, chúng tôi gặp một người, đời này cô ấy rất khổ, bị mất cả hai tay. Mấy vị có công năng đặc dị đều thấy, nói rằng, cô ấy trong những đời trước đã làm điều tốt, cũng làm nhiều việc ác trong một đời, sát nhân quá nhiều nên chuyển sinh thành một con rết. Con rết đó có hai cái càng to và trắng, sau chuyển sinh thành một cô bé, khi sinh ra hai cánh tay đã khác người thường, chúng rất trắng, nên đặt tên có liên quan đến cánh tay này.

Khi cô bé hai tuổi, cô chạy chơi cùng anh trai, đùa nghịch cạnh đường sắt, khi đang chơi thì tàu hỏa tới, nơi ấy là vùng quê lên không có rào chắn gì cả. Mấy đứa lớn thì chạy, còn cô bé thì bị ngã, hai tay bám vào đường ray, kết quả bị đứt rời hai tay.

Người mang cô bé đến cuộc họp để nghiên cứu sự tình, lặng lẽ nói với tôi, cô bé đời này rất nỗ lực, cô dùng chân viết chữ, thư pháp viết rất khá, còn nghiên cứu cả Giáp cốt văn. Vậy là biết kiếp trước cô ấy đã làm điều tốt, nhưng có cả việc ác mà phải chịu khổ nạn kiếp này. Chúng tôi khi ấy rất cảm thông với cô, cũng biết rằng có quan hệ nhân quả rõ ràng.

Tôi lại cho một vị khác xem, vị này nhìn thấy rất rõ ràng chuẩn xác, ông ấy nói, ở đời trước, như tôi vừa nói ở trên, cô ấy đã từng là động vật, tay cô là như vậy. Ông không gặp người này, mà chỉ nhìn ảnh mà nói ra. Tôi vừa nhìn, ái chà, có những việc thấy cực kỳ chuẩn xác. Chúng tôi nghĩ rằng, làm người cần biết rõ tốt, xấu mà tạo cho mình một cơ sở, sau này chuyển sinh tránh thành những sinh mệnh bất hảo, hoặc chịu nhiều đau khổ.

Nhưng chúng ta cần đề cao tầng thứ của sinh mệnh, làm thế nào để đề cao? Cần bắt đầu từ những điều trong tôn giáo mà suy ngẫm. Cho nên, sau này đã có những người tín Phật, tín Đạo, muốn tu hành. Nhưng khi ấy, chúng tôi cũng không nói, vì có tìm cũng không ra phương pháp tu luyện chân chính, sau này sẽ nói lại, lúc đó là tình huống như vậy.

Sau này tôi cũng nghĩ đến việc nghiên cứu loại khoa học hiện tượng này, như Tiền Học Sâm (nhà khoa học hàng đầu của chương trình không gian cả của Mỹ và Trung Quốc) đã đề xuất, ông nói rằng chúng ta hiện nay chưa thể giải thích, sau này khoa học phát triển lên sẽ có thể giải thích được, ông nói như vậy và cũng không có cách giải thích khác, bởi vì ông cũng đang giảng từ góc độ khoa học. Sau này khi tới Mỹ, từ nhiều thư tịch trong các tôn giáo, tôi đã thể hội được văn hóa truyền thống Trung Hoa, phát hiện có khác biệt giữa văn hóa truyền thống Trung Hoa và văn hóa phương Tây. Tất nhiên mục tiêu của nó là tương đồng, nhưng con đường là hoàn toàn khác.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa, bắt đầu từ văn hóa tiền sử, chúng ta nói tới Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Thái Cực, Bát Quái, con đường này hoàn toàn dựa vào “Ngộ” mà ra, chỉ một chữ Ngộ này thôi. Như Thiền tông giảng Ngộ, Đạo gia cũng giảng Ngộ, rất nhiều phương pháp tu luyện khác đều giảng điều này. Tôi nghĩ rằng: Văn hóa 5 ngàn năm này là văn hóa của “Ngộ”.

Bát Tiên truyền kỳ (P.2 - Kỳ 2): Hán nguyên soái xuất phàm tu Đạo; Thầy Đông Huê hóa phép độ trò
Tôi nghĩ rằng: Văn hóa 5 ngàn năm này là văn hóa của “Ngộ”. (Ảnh: Tổng hợp)

Văn hóa truyền thống Trung Hoa là văn hóa của “Ngộ”, nói cho thế nhân biết quy luật của sinh mệnh và Vũ Trụ.

PP: Ông vừa nói đến văn hóa truyền thống Trung quốc, kỳ thực muốn nói rằng, văn hóa truyền thống Trung Hoa là bác đại tinh thâm, khác xa với điều người ta thường biết trên bề mặt. Ví dụ như ở lần trước ông nói, ông luyện Thái Cực Quyền, cứ luyện, cứ luyện rồi sau đó tự nhiên xuất hiện công năng Dao chẩn (Chẩn đoán bệnh từ xa ). Là cũng nói, những thứ đó là tồn tại khách quan, chỉ là người ta không có cách gì giải thích, nhưng họ cũng biết những ví dụ ông đưa ra là thực, rõ ràng, là những thứ của Thái Cực Quyền trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, làm người ta xuất hiện công năng đặc dị.

Cho nên trên thực tế, tôi thấy văn hóa truyền thống hoặc văn hóa tiền sử, có thể chứa đựng những thứ bác đại tinh thâm, ông đã tiếp xúc được, mà bản thân ông đã tu luyện thâm sâu, nên lại càng cảm thấy rõ, cuối cùng thì những thứ đó là hoàn toàn siêu xuất khỏi nhận thức của người ta. Chúng tôi muốn mời ông giải thích một chút về văn hóa tiền sử, những Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư…, chúng có nội hàm gì?

LHP: Chỉ có văn hóa Trung Hoa mới có những thứ này. Ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư không phải là văn tự, mà là ký tự số, sắp đặt diễn hóa thành Bát Quái, Thái Cực, Chu Dịch…từ lý luận này hình thành lên Âm Dương Ngũ Hành. Văn hóa này là từ đâu đến? Tôi suy ngẫm, nó chỉ có ở Trung Quốc, trong văn hóa 5 nghìn năm, tính từ thời Hiên Viên Hoàng Đế.

Văn hóa 5 nghìn năm là từ tổ tiên của chúng ta, là đạo lý mà những bậc Thánh hiền “Ngộ” được. Không dùng văn tự, cũng không dùng ngôn ngữ, chỉ là sắp xếp ký tự, đồ hình, nhìn vào đó mà suy ra sự việc, rồi viết ra sau này. Liên tục thể hiện phong phú trong đời sống, trong thế sự. Ví dụ, Đông y cũng là từ đây, từ Âm Dương Ngũ Hành mà xem nhân thể, xét dược liệu, ra thang thuốc, bắt mạch… không có Âm Dương Ngũ Hành thì không có Đông y.

Những y học gia cổ đại như Tôn Tư Mạc, Trương Cảnh Nhạc đều nói, nếu học Y mà không hiểu Chu Dịch, thì không có hồn cốt, là cũng nói biết Y mà không biết “Dịch” thì chỉ là thứ vô hồn, lang thang mà thôi.

Hà Đồ, Lạc Thư nhận thức nhân thể như thiên tượng, ví dụ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, 24 tiết khí, 12 tháng, rồi Đông chí, Hạ chí…nhân thể tương ứng với đồ hình này, đều là do các bậc Thánh hiền, Thánh nhân liên tục từ “Ngộ” mà viết ra.

PP: Tiên sinh giảng vậy hơi trừu tượng, ông có thể nói cụ thể hơn không, ví dụ như Hà Đồ, phía sau chúng tôi có một bức đồ hình Hà Đồ, Hà Đồ có ý nghĩa gì? Đồ hình đó là gì, có thể ngộ được gì từ đó? Có tác dụng gì trong văn hóa, trong đời sống của thế nhân?

LHP: Tôi nhận thức đơn giản thế này, Hà Đồ nói cho thế nhân biết quy luật của vũ trụ, quy luật của Thiên địa vũ trụ vạn vật, quy luật của sinh mệnh, đối với người, nhìn Hà Đồ để hiểu nên đối đãi với sinh mệnh như thế nào, chúng ta làm thế nào để phản bổn quy chân, các quy luật đều nói rõ cho chúng ta. Như: Trời ở trên, Đất ở dưới, càn khôn Tiên thiên Bát quái là Phục Hy Bát quái. Sau đó có Trời, Đất, nước, lửa, gió, sấm, núi, sông sinh ra vạn sự vạn vật, vậy tại sao lại có Hậu thiên Bát quái? Có người hỏi vấn đề này, tôi hôm nay nói một chút.

Hậu thiên Bát quái là từ thời Chu Văn Vương, ông bị Trụ Vương giam ở thành Dữu Lý, hoàn cảnh vô cùng khổ cực. Giam 9 năm, ông một mình ở đó, ông dùng Bát quái suy toán, và ông đã ngộ ra. Trong nghịch cảnh như vậy, với tinh thần kiên định, ông đã vượt qua mà có được sự thăng hoa tư tưởng, tinh thần.

Bát quái
Giam 9 năm, ông một mình ở đó, ông dùng Bát quái suy toán, và ông đã ngộ ra. (Nguồn KKnews)

Cho nên ông đã thấy, ông thấy gì? Ông thấy một điều then chốt đó là: Bĩ cực thái lai, vật cực tất phản, ông nghĩ rằng trong hoàn cảnh như vậy, ông nhất định biết rõ: Trụ Vương bây giờ có cuồng vọng thế nào, có bạo ngược ra sao, thì nhất định phải diệt vong. Ông thấy từ đồ hình bát quái, đã đến thời khắc cực lạnh, lúc Đông chí tức sau đó sẽ chuyển sang ấm dần.

Cùng là nói, Đông lạnh qua đi Xuân sẽ tới, đó chính là Bĩ cực thái lai, qua đồ hình chúng ta thấy được bốn mùa thiên khí biến hóa, thiên tượng biến hóa, đều được viết ra rõ ràng. Nhưng Chu Văn Vương vẫn còn lưu trong đó một thứ, đó là người tu luyện làm thế nào để quay về, ông mang thứ tự xắp xếp Bát quái đảo lại, đảo Tiên thiên Bát quái xuống phía dưới.

Sau khi ông thay đổi, Hỏa chuyển lên trên, Thủy chuyến xuống dưới. Đối ứng với nhân thể, Hỏa là Tim, Thủy là Thận.

Cho nên Đông y nói “thanh Dương hóa khí, trọc Âm thành hình, thanh Dương thượng thăng, trọc Âm hạ giáng” (Tạm dịch: Dương trong nhẹ hóa khí, Âm trầm đục thành hình, Dương bay lên trên, Âm hạ xuống dưới). Nước chuyển thành hơi thì sẽ bay lên trời, là ý này. Khi người luyện tinh hoa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hư hợp Đạo, là luyện võ thuật trong quá khứ giảng như vậy, tu Đạo cũng giảng như vậy. Là một quá trình tu luyện, dùng Chu Dịch mà luyện, điều này trong Đông y nói đơn giản hơn, dễ lý giải. Nói rằng: Cần giáng hạ tâm hỏa, bớt bỏ dục vọng, bảo trì thanh khí, không phóng túng vô độ, như vậy sẽ trường thọ, khỏe mạnh.

Nếu tu luyện lên cao tầng, họ lấy Thủy Hỏa làm lò luyện đan. Sau này ngộ ra sự tình, có người tu luyện thời Đông Hán tên là Ngụy Bá Dương viết ra cuốn “Chu Dịch tham đồng khế”, sách ông viết rất khó hiểu, thực ra là dạy luyện đan, tu luyện lên trên.

PP: Tiên sinh vừa nói đến Hà đồ, Bát quái, Tiên thiên Bát quái, Hậu thiên Bát Quái, ý ông là Bát quái được suy diễn từ Hà đồ, hoặc được ngộ từ Hà đồ, phải vậy không, thưa ông?

LHP: Đúng vậy, Bát qquái là suy diễn từ Hà đồ, sau đó Chu Dịch lại suy ra từ Tiên thiên Bát quái. Sau đó “Tham đồng khế” lại dạy người ta tu luyện nhân thể thế nào, kỳ thực nhân thể và vũ trụ, sinh mệnh là như nhau, đều là một quy luật.

Về sau trong khi nghiên cứu, đã thấy cảnh tượng xuất hiện…

PP: Trước kia ông luyện Thái Cực Quyền, nghiên cứu Đông y, vậy thì những văn hóa tiền sử, văn hóa truyền thống có vai trò gì trong văn minh nhân loại? có tác dụng gì?

LPH: Tác dụng đó là: Vạn sự vạn vật đều chung một lý, một quy luật, sau khi tìm tòi quy luật đó, tìm ra quy luật của sinh mệnh chính mình. Nhưng trong xã hội đông đúc, phát sinh mâu thuẫn, có nhiều dục vọng, như Lão Tử nói “ Đại Đạo phế, hữu nhân nghĩa” (Tạm dịch: Đại Đạo phế bỏ rồi, sau mới xuất hiện các tiêu chuẩn Nhân, Nghĩa), khi bắt đầu rơi rớt thì cũng xuất hiện các phương thức trị lý.

Ví dụ, Đạo gia giảng vô vi, đến Nho gia thì đề xướng Nhân, đạo đức nhân nghĩa, nhân nghĩa, lễ nhạc. Khi nhân nghĩa không còn tác dụng, nhân thế không tuân theo, bắt đầu loạn, thì sinh ra Pháp gia, là dùng hình pháp, dùng binh chinh thiên hạ, dùng vương quyền, vương giả trị quốc. Tiếp xuống nữa, đạo đức nhân loại trượt dốc, phải thay đổi phương thức trị lý. Nhưng văn hóa truyền thống thuở ban sơ, là nội hàm văn hóa Thần truyền, được lưu truyền một mạch về sau.

Cho dù văn hóa Thần truyền đã bị phá hoại, thì đến cuối cùng vẫn còn một điều hết sức có ý nghĩa, giống như trong bát quái của Chu Văn Vương, đó là Bĩ cực thái lai - Vật cực tất phản.

Tôi thấy rằng, 5 nghìn năm văn hóa đang chờ một sự kiện. Sau khi xuất hiện, nói cho thế nhân biết những quan niệm cơ bản. Nhưng sau khi sự việc này làm bước đệm, giống như vẽ rồng điểm mắt (vẽ Rồng xong, vẽ chấm mắt là Rồng bay lên), cuối cùng sẽ có một sự kiện phát sinh, đây mới là mục đích chân chính của 5 nghìn năm văn hóa. Hiện nay những hiện tượng như công năng đặc dị, khí công đã và đang xuất hiện rồi. Những Thần tích cổ xưa đã được thế nhân suy ngẫm, nhưng hiện nay họ không dùng tu luyện để thể nghiệm, mà dùng khoa học, dùng khoa học thực chứng đi kiểm tra thực nghiệm.

Tôi đã theo con đường này, như nghiên cứu công năng đặc dị, nghiên cứu khí công, rồi cả nội gia quyền, Thái cực quyền, cả những phương pháp tu luyện khác. Tôi nghĩ rằng, nếu có phương pháp tính mệnh song tu chân chính được truyền ra, sẽ có rất nhiều người đến tu luyện, tôi đang ngóng trông ngày đó. Cho nên hôm nay tôi nói những lời này, khi ấy trong quá trình nghiên cứu, về sau, (qua công năng đặc dị) tôi đã thấy cảnh tượng xuất hiện.

Cho nên hôm nay tôi nói những lời này, khi ấy trong quá trình nghiên cứu, về sau, (qua công năng đặc dị) tôi đã thấy cảnh tượng xuất hiện. (Ảnh: Elite Magazine)

Khi ấy tôi đang gặp chút nạn, tôi thấy cuộc đời con người khổ vô cùng, tôi cũng muốn tu luyện. Lúc đó tôi nhìn thấy một cảnh tượng, đó là tương lai sẽ có một Pháp truyền cho thế nhân, mà tất cả nam phụ lão ấu đều có thể tu luyện. Không kể bạn cao thấp sang hèn, chẳng quản bạn chức vị ra sao, văn hóa thế nào, ai cũng có thể tu luyện, chỉ cần bạn tu luyện tinh tấn, thực tu. Khi thấy điều ấy, trong tâm tôi rất cảm động. Tôi nói nếu gặp được là quá may mắn.

Tôi đã tìm được điều mình mong đợi: Đại Pháp .

PP: Việc này có liên quan đến việc ông thôi không luyện Thái Cực Quyền phải không? ông cho là sự việc mà ông mong đợi đã đến, đã phát sinh?

LHP: Đúng vậy. Nói thực lòng, khi ấy những thứ như Khí công, Thái cực, võ thuật và vài phương pháp tu luyện thông thường khác tôi đều trải qua. Tôi luyện Thái Cực Quyền đã trải qua Tịch cốc, đã không ăn không đói. Khi ấy, tôi ở Mỹ một mình, tôi vừa làm việc vừa học, rất bận rộn, tôi thấy không ăn mấy ngày càng tiết kiệm thời gian!

Luyện Thái Cực Quyền có thể Tịch cốc, tôi vẫn còn một phương pháp làm cho mình không đói. Nhưng sau này tôi biết rằng Tịch cốc không phải là phương pháp tu luyện gì, mà là một loại công năng xuất hiện trong một tình huống nào đó. Nhưng tôi cảm thấy nó rất tốt đối với tôi, những thứ bình thường tôi không dễ dàng tin, tôi vẫn đang đi tìm, đi tìm.

Khi tôi tìm được Đại Pháp, tôi phát hiện Thái Cực Quyền có thể bỏ đi. Bởi vì trước đây tôi luôn mong tìm được pháp môn chân chính đạt giải thoát cùng Thượng Sư chỉ dạy, mà sinh mệnh đời này chỉ có vậy. Bởi mình muốn vĩnh sinh, vậy Thái Cực Quyền có gì mà không thể buông bỏ? Thực ra điều này với tôi không quá khó, tôi có thể buông.

Tôi cảm thụ được những điều trong Đại Pháp, cả những đáp án trong đó. Nguyên khoa học thực chứng đặt hy vọng vào khoa học tương lai có thể giải thích được các hiện tượng thần bí của công năng đặc dị, khí công, nhưng đến nay vẫn chưa giải thích nổi. Từ những năm 80 cho đến giờ, 30 năm trôi qua, vẫn chưa có lời giải, khoa học không thể giải thích.

Vậy mà tôi vừa xem quyển “Chuyển Pháp Luân”, là có thể giải thích. Bởi vì những thứ đó đều được giảng ra, giảng xuất ra những điều tôi đã từng, và chưa từng trải qua, tất cả đều được Ông giảng rất thâm sâu, tôi tự nhủ: Mình đã tìm được rồi.

Vậy mà tôi vừa xem quyển “Chuyển Pháp Luân”, là có thể giải thích. (Ảnh: Epoch Times)

Các dự ngôn đều nói, ví dụ trong Phật giáo cổ xưa đã có “Dự ngôn Chuyển Luân Thánh Vương”, còn cả những cảnh giới khác mà tôi cảm thụ được. Còn nhiều những công năng đặc dị khác mà người ta nói tới, bạn sẽ có thể gặp trong Pháp này, trong Đại Đạo này.

Lý Hữu Phủ tiên sinh đang luyện bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Elite Magazine)

Về quyển sách này, tôi kể cho bạn nghe tôi đã gặp thế nào. Khi ấy tôi đang nghiên cứu công năng đặc dị, tôi biết các bạn đều quen thuộc một danh ca giọng nam cao tên là Quan Quý Mẫn, anh ấy đến Bắc Kinh tìm tôi, đến viện nghiên cứu khí công tìm tôi. Anh ấy cùng bạn bè đàm luận với tôi nhiều thứ, cả về công năng đặc dị! Anh đã đến rất nhiều nơi, kiến thức cũng rộng. Ở Tây Tạng anh còn thấy những vị Lạt Ma bay trên núi, anh ấy cũng đi đến Đông Nam Á, cũng muốn theo tu luyện. Anh cũng đã gặp nhiều nhân vật trong tôn giáo, chúng tôi trò chuyện khá lâu. Chúng tôi đã trở thành bạn tâm giao. Cho dù tôi không am hiểu nhiều âm nhạc.

Sau này ở Mỹ quốc, anh ấy đến Mỹ biểu diễn, năm đó là 1966. Tôi xem báo thấy đăng tin, liền đến tìm anh, chúng tôi nói chuyện, vừa gặp tôi anh ấy nói ngay về Pháp Luân Đại Pháp. Nói cái này quá tốt, Sư Phụ thật siêu thường, không thể tưởng tượng được. Tôi vui mừng nói, vậy là tìm được rồi, không uổng công tìm kiếm. Tôi nhanh chóng tìm sách, đọc sách, tất cả đáp án đều trong đó.

Cuốn sách này, tôi nói với mọi người, những người đã xem qua hoặc chưa xem, hoặc tương lại sẽ xem: Đừng thấy sách dùng văn bạch thoại mà cho là nông cạn. Nó thực sự là rất thâm sâu. Chúng ta biết cổ văn Trung Quốc, tôi thích nghiên cứu cổ văn, từ nhỏ đã học. Gặp chỗ không hiểu nhất định học cho hiểu, tra từ điển, xem cổ thư, tìm chú giải. Tôi không ngại văn ngôn cổ tịch thế nào, ngay cả “Chu Dịch tham đồng khế” còn khó hiểu hơn cả “Lão Tử”. Rồi Y tịch cổ còn khó đọc hơn cả “Sử thư”, các bạn thử đọc xem, tôi cũng đào sâu nghiên cứu.

Quay lại cuốn “Chuyển Pháp Luân”, ngôn ngữ vô cùng đơn giản, rõ ràng, nhưng tôi nói với các bạn: Nội hàm của nó cao thâm hơn cả những cổ văn, Hán ngữ tinh luyện trước đây. Tôi nói cho bạn nghe bốn chữ, ví dụ nói ‘Huyền quan thiết vị’ là gì? ‘Mão dậu chu thiên’ là gì? Bạn nói những thứ đó khoa học thực chứng không chứng thực được, nhưng trong đó lại giải được câu đố này.

Tìm Đạo trong loạn thế mới có được bình an chân chính

PP: Nghe tiên sinh nói, tôi thấy ông đã trải qua rất nhiều, cũng đã nghiên cứu rất nhiều, thấy những điều mà người thường không tiếp xúc được. Nhưng ở phương diện khác, người ta nói là ông có căn cơ, ngộ tính tốt. Nhưng với rất nhiều người khác mà nói, áp lực mưu sinh lớn, thế sự thì phồn tạp. Ông xem, tại sao họ lại nên tìm kiếm tu luyện, rồi tìm hiểu nội hàm trong đó?

LHP: Pháp này có chỗ tốt, đó là cái khổ tạm thời của bạn có thể làm bạn tìm cách làm sao cho hết khổ. Ví dụ mắc bệnh chờ chết, chỉ cần tu luyện là khỏi, có lúc người này khổ quá, không muốn sống nữa, sau khi tu luyện Pháp này mới rõ ra: Ồ, mình không nên như vậy, mình muốn tu luyện. Chỗ tốt của Pháp này ở chỗ nào? Đó là bạn ngay lập tức cảm thụ được. Bởi vì nó là bạch thoại, chỉ rõ ra cần làm thế nào, tại sao lại khổ? Làm thế nào để hết khổ, làm thế nào để thăng hoa lên trên. Bạn tốt đấy, nhưng tại sao tốt, bạn có tiền, tại sao lại có tiền, có địa vị?

Bạn phải làm sao để bảo trì những thứ trân quý nhất trong sinh mệnh của bạn. Tiền và địa vị đâu phải thứ trân quý nhất. Cho nên nhiều người gặp phải rắc rối khổ sở, bệnh đau muốn chết, họ mới tới tu. Không sao! Chỉ cần bạn đọc sách là rõ, lập tức có thể giải thoát một phần áp lực tinh thần, cho nên: Tu luyện để đạt tới giải thoát chân chính.

PP: Vâng, cảm ơn Hữu Phủ tiên sinh. Tôi nghĩ là ông muốn nói: Cần phải nhảy thoát ra để nhìn sự việc, không nên hãm vào trong đó.

LHP: Đúng vậy

PP: Nhảy thoát ra mà chân chính nghĩ suy, cho mình chút thời gian suy ngẫm, ngẫm về hướng đi của sinh mệnh sau này, điều này vô cùng hữu ích đối với sinh mệnh, đây là lý giải của tôi.

LHP: Đúng, có người nói tôi bận lắm, còn phải kiếm tiền, tôi không quan tâm. Tôi khổ lắm, tôi phải chi trả nhiều món trong cuộc sống, thật là khó khăn. Tôi không có thời gian đọc sách, kỳ thực bạn cứ đọc sách là bạn có thời gian, bạn cũng chẳng cùng, chẳng khổ, bạn sẽ biết đối đãi như thế nào, bạn sẽ hiểu được: Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn (Tạm dịch: vượt qua lúc u ám khó khăn sẽ tới lúc tươi sáng thông thuận).

PP: Xin cảm ơn tiên sinh về cuộc trò chuyện hôm nay, tôi thấy những điều ông nói tới là vô cùng quan trọng. Rất mong mọi người suy ngẫm. Xin cảm ơn ông.

LHP: Cảm ơn Phương Phi, cảm ơn mọi người. Tôi thực vẫn còn lời muốn nói, cũng rất khó diễn đạt. Các bạn chỉ cần tiếp xúc, đọc sách là rõ, bởi vì tôi đã nếm trải nhiều, tôi không dễ dàng tùy tiện tiếp thu thứ gì đó, nhưng tôi đã cùng các bạn chia sẻ những cảm thụ chân thực, điều này làm tôi rất vui, cảm ơn mọi người.

PP: Xin cảm ơn tiên sinh, hẹn gặp lại. Chào mọi người, hẹn gặp lại.

Thái Bình
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Nhà nghiên cứu, đại sư võ thuật, khí công, Đông y: Con đường tầm Đạo của tôi